Giáo án Hoá học lớp 9 - Tiết 44: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Hoạt động 1: Đặc điểm cấu tạo. (20p)

GV: Yêu cầu HS tính hoá trị của cacbon, hiđrô, ôxy trong các hợp chất: CO2, H2O.

HS: C: IV; H: I; O: II

GV: Hoá trị của các nguyên tố trên trong hợp chất hữu cơ và cách biểu diễn hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

GV: Giới thiệu mô hình CH4.

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học lớp 9 - Tiết 44: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 35
CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Tuần: 23 
Tiết PPCT: 44 
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Hiểu được trong các hợp chất hữu cơ các nguyên tố liên kết với nhau theo đúng hoá trị: Cacbon hoá trị IV, ôxy hoá trị II, hiđrô hoá trị I.
- Hiểu được mỗi chất hữu cơ có công thức cấu tạo ứng với một trật tự liên kết xác định, các nguyên tử cacbon có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon.
- Mạch cacbon gồm 3 loại: Mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng.
b. Kỹ năng:
- Viết được công thức cấu tạo một số chất đơn giản.
- Phân biệt được các chất khác nhau qua công thức cấu tạo.
c. Thái độ:
- GD HS trong hoá hữu cơ ứng với 1 công thức phân tử có thể có rất nhiều chất với cấu tạo khác nhau.
2. NỢI DUNG HỌC TẬP: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
3. CHUẨN BỊ:
a. GV: Quả cầu C, H, thanh nối.
b. HS: Xem trước nội dung bài.
4. TỞ CHỨC CÁC HOẠT ĐỢNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định, kiểm diện HS: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. KT miệng:
Chọn câu đúng trong các câu sau: (3đ)
a. Các hợp chất có trong tự nhiên là các hợp chất hữu cơ.
b. Tất cả các hợp chất hữu cơ có trong cơ thể sống.
c. Chất hữu cơ có trong mọi bộ phận của cơ thể sống.
Bài tập 3 trang 108 SGK (7đ).
TL: c. (3đ).
 CH4 > CH3Cl > CH2Cl2 > CHCl3 (7đ).
4.3. Tiến trình bài học: Hợp chất hữu cơ là những hợp chất của cacbon. Vậy hoá trị và liên kết giữa nguyên tử trong phân tử các hợp chất hữu cơ như thế nào? Công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ cho biết điều gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Đặc điểm cấu tạo. (20p)
GV: Yêu cầu HS tính hoá trị của cacbon, hiđrô, ôxy trong các hợp chất: CO2, H2O.
HS: C: IV; H: I; O: II
GV: Hoá trị của các nguyên tố trên trong hợp chất hữu cơ và cách biểu diễn hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
GV: Giới thiệu mô hình CH4.
GV: Yêu cầu HS biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử: CH3Cl, CH3OH.
HS: 
 H	 
 H C Cl 
 H
 H	 
 H C O H
 H
GV: Thông qua việc lắp một số mô hình phân tử, yêu cầu HS rút ra kết luận về sự liên kết giữa các nguyên tử?
GV: Những nguyên tử cacbon có liên kết được với nhau không?
GV: Hãy biểu diễn các liên kết trong phân tử C2H6 và giải thích?
HS: H H	 
 H C C H
 H H
Mỗi nguyên tử cacbon trong phân tử C2H6 liên kết với 3 nguyên tử hiđrô, còn lại 1 hoá trị liên kết với nhau giữa 2 nguyên tử cacbon tạo ra phân tử C2H6.
GV: Trong phân tử C2H6 thì cacbon có hoá trị mấy?
HS: Hoá trị IV.
GV: Yêu cầu HS thảo luận trong 2’ viết liên kết trong phân tử C3H8?
GV: Giới thiệu 3 loại mạch cacbon: Mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng.
GV: Yêu cầu HS viết mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng của phân tử C4H8, C4H10?
GV: Các liên kết đảm bảo đúng hoá trị của cacbon và hiđrô.
GV: Giới thiệu phân tử C2H6O có 2 mô hình và cho biết rượu êtylic là chất lỏng (-OH), đimêtyl este là chất khí.
GV: Cho HS quan sát mô hình.
GV: Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử 2 chất trên như thế nào?
HS: 2 chất trên có sự khác nhau về trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
GV: Đây là nguyên nhân làm cho rượu êtylic có tính chất khác với đimêtyl este.
HS: Tự rút ra kết luận.
* Hoạt động 2: Công thức cấu tạo. (15p)
GV: Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo.
GV: Yêu cầu HS viết công thức cấu tạo của CH4, C2H5OH?
HS: Viết CTCT.
GV: Hướng dẫn HS cách viết thu gọn 2 công thức trên: CH4, 
	CH3 CH2 OH
GV: Muốn biết tính chất của một hợp chất hữu cơ cần biết rõ điều gì?
HS: Biết rõ CTCT.
GV: Ý nghĩa của CTCT?
HS: Cho biết thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ: 
 1. Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử:
- Trong các hợp chất hữu cơ cacbon luôn có hoá trị IV, hiđrô hoá trị I, ôxy hoá trị II.
VD:
 H	 
 H C Cl 
 H
- Trong phân tử hợp chất hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị. Mỗi liên kết được biểu thị bằng 1 nét gạch nối giữa 2 nguyên tử.
 2. Mạch cacbon:
VD: C2H6
 H H	 
 H C C H
 H H
- Những nguyên tử cacbon trong hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon. Có 3 loại mạch:
+ Mạch thẳng:
 H H	 
 H C C H
 H H
+ Mạch nhánh:
 H H	 H 
 H C C C H
 H 	 H
 H C H
 H
+ Mạch vòng:	 
 H H	 
 H C C H 	 
 H C C H
 H H
 3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử:
- Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
II. Công thức cấu tạo:
- Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo.
VD: CH4 có công thức cấu tạo:
 H	 
 H C Cl 
 H
- Ý nghĩa: Công thức cấu tạo cho biết thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
4.4. Tởng kết: Bài tập 1 trang 112 SGK.
 a. Nguyên tử cacbon thừa hoá trị, nguyên tử ôxy đúng hoá trị ® Công thức đúng: CH3OH
 H 
 H C O H
 H 
b. Nguyên tử cacbon thiếu hoá trị, nguyên tử clo thừa hoá trị ® Công thức đúng:
CH3 CH2 Cl
 H H 
 H C C Cl
 H H 
c. Nguyên tử cacbon thừa hoá trị, nguyên tử hiđrô thừa hoá trị ® Công thức đúng: 
CH3 CH3 
 H H	 
 H C C H
 H H
4.5. Hướng dẫn học tập:
- Học bài, làm bài tập 2, 4, 5 trang 112 SGK.
- Xem trước bài: “Mêtan”.
 Chú ý: + Cơng thức cấu tạo
 + Tính chất hĩa học của metan
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Thời gian tồn bài: 	
* Nội dung: 	
* Phương pháp: 	
* Sử dụng ĐDDH: 	

File đính kèm:

  • docT-44.doc