Giáo án Hoá học lớp 9 - Tiết 36: Các oxit của cacbon
2. Hoạt động 2: Cacbon dioxit.
GV: Yêu cầu HS cho biết công thức phân tử và phân tử khối của khí cacbon dioxit
HS: CTPT: CO2 ; PTK: 44
GV: Tham khảo SGK nêu một số tính chất vật lý của CO2
HS: Khí CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí
HS: Lớp nhận xét.GV: Chốt lại kiến thức
GV: Cho HS quan sát hình 3.12/ 86 SGK và giới thiệu có thể rót CO2 từ cốc này sang cốc kia. Vì sao?
HS: Vì khí CO2 nặng hơn không khí và ở trạng thái lỏng
Bài: 28 CÁC OXIT CỦA CACBON Tuần: 18 NS: .. Tiết PPCT: 36 Ngày dạy: ... 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức : - Biết cacbon tạo ra hai oxit tương ứng là: CO, CO2 . - CO là oxit trung tính, có tính khử mạnh - CO2 là oxit axit tương ứng với axit. b. Kĩ năng: - Biết nguyên tắc điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm, thu khí CO2 - Biết quan sát thí nghiệm, hình vẽ rút ra nhận xét. - Viết được các PTHH chứng tỏ CO có tính khử mạnh, CO2 có tính chất hoá học của oxit axit. c. Thái độ: - Cẩn thận khi làm thí nghiệm - Giáo dục học sinh khí CO2 dùng để chữa cháy, bảo quản thực phẩmï. 2. TRỌNG TÂM: Tính chất hóa học của CO, CO2. 3. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Tranh 3. 11 / 85 – 3.13 / 86 SGK - Cốc đèn cồn, ống nghiệm, giá sắt. - Nước, CO2 , quỳ tím, CaO, Ca(OH)2 b. Học sinh: Vở bài tập, SGK. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định, kiểm diện HS: GV kiểm tra sỉ số HS 4.2. Kiểm tra miệng: 1. Trắc nghiệm: (3đ) Cho các chất sau, oxit nào tác dụng với cacbon? a. K2O b. CuO c. BaO d. CaO Đáp án: b (3đ) 2. Tự luận: (7đ) Cacbon có những tính chất hóa học nào? Viết PTHH minh họa? a. Tác dụng với oxi: (3,5 đ) C + O2 CO2 + Q b. Tác dụng với oxit kim loại: (3,5 đ) C + 2CuO CO2 + 2Cu 4.3. Bài mới: Hai oxit của cacbon là CO và CO2 có gì giống nhau và khác nhau về thành phần phân tử. Các oxit có tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng như thế nào? Tìm hiểu bài “Các oxit của cacbon” HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Hoạt động 1: Cacbon oxit GV: Yêu cầu HS tham khảo kiến thức SGK, cho biết tính chất vật lý của CO. HS : Tính chất vật lý: CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, rất độc. HS: Lớp nhận xét rút ra kết luận. GV: CO là oxit gì? HS: CO là oxit trung tính GV: Ở điều kiện thường CO không phản ứng với những chất nào? HS: CO không phản ứng với: nước, kiềm, axit. HS: Lớp nhận xét GV: Sử dụng tranh 3.11 / 85 SGK cho HS quan sát. GV: Yêu cầu HS mô tả lại thí nghiệm HS: Mô tả thí nghiệm: dẫn khí CO qua CuO, đốt nóng khí sinh ra dẫn qua ống khí vào cốc nước vôi trong GV: Qua thí nghiệm yêu cầu HS nêu hiện tượng. HS: Hiện tượng: Chất rắn màu đỏ xuất hiện, nước vôi trong bị vẩn đục. GV: Từ các vấn đề trên gọi HS rút ra kết luận HS: Ở nhiệt độ cao CO khử được nhiều oxit kim loại GV: Yêu cầu 1 HS viết PTHH HS: PTHH: CO + CuO Cu + CO2 Đen Đỏ HS: Lớp nhận xét, bổ sung (nếu có) GV: Nhớ lại những phản ứng khử oxit sắt trong lò cao, viết PTHH. HS: 4CO + Fe3O4 4CO2 + 3Fe GV: Giới thiệu CO cháy trong oxi hoặc trong không khí với ngọn lửa màu xanh và tỏa nhiều nhiệt HS: Yêu cầu HS viết PTHH 2CO + O2 2CO2 GV: Yêu cầu HS tham khảo SGK nêu một số ứng dụng của CO HS: Ứng dụng: CO dùng làm nhiên liệu, chất nổ, nguyên liệu trong công nghiệp hóa học 2. Hoạt động 2: Cacbon dioxit. GV: Yêu cầu HS cho biết công thức phân tử và phân tử khối của khí cacbon dioxit HS: CTPT: CO2 ; PTK: 44 GV: Tham khảo SGK nêu một số tính chất vật lý của CO2 HS: Khí CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí HS: Lớp nhận xét.GV: Chốt lại kiến thức GV: Cho HS quan sát hình 3.12/ 86 SGK và giới thiệu có thể rót CO2 từ cốc này sang cốc kia. Vì sao? HS: Vì khí CO2 nặng hơn không khí và ở trạng thái lỏng GV: Khí CO2 bị nén, làm lạnh hoá rắn (Nước đá khô). Vì sao? HS: Vì trạng thái tuyết cacbonic GV: Nêu ứng dụng nước đá khô? HS: Ứng dụng: bảo quản thực phẩm. GV: CO2 là oxit gì ? HS: CO2 là oxit axit. GV: Vậy CO2 có những tính chất hóa học nào? Dự đoán xem. GV: Yêu cầu HS thảo luận rút ra tính chất hóa học của CO2 HS: Tiến hành thảo luận HS đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. HS: Tính chất hoá học của CO2 : + Tác dụng với nước + Tác dụng với dung dịch bazơ + Tác dụng với oxit bazơ. HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Từ các tính chất hoá học dự đoán ở trên, chúng ta lần lượt tìm hiểu từng tính chất củahóa học của CO2 GV: Tiến hành làm thí nghiệm biểu diễn: Cho mẫu giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng nước, sục khí CO2 vào như hình 3.13/ 86 SGK HS: Quan sát thí nghiệm nêu hiện tượng. HS: Hiện tượng: Quỳ tím hóa đỏ, đun nóng chuyển màu tím. HS: Quan sát hiện tượng rút ra nhận xét. HS: Nhận xét: Khí CO2 tác dụng với nước tạo thành axit H2CO3 GV: Axit H2CO3 là một axit mạnh hay axit yếu ? HS: Axit H2CO3 là một axit yếu GV: Axit H2CO3 là một axit yếu không bền, phân hủy tạo thành hợp chất nào? HS: Axit H2CO3 phân hủy tạo thành khí CO2 và H2O HS: Lớp nhận xét GV: Yêu cầu một HS lên viết PTHH HS: CO2 + H2O ® H2CO3 GV: Khí CO2 tác dụng dung dịch NaOH tạo thành dung dịch gì ? HS: Khí CO2 tác dụng dung dịch NaOH tạo thành muối và nước GV: Hãy dự đoán có mấy loại muối và xảy ra mấy PTHH ? HS: Tạo ra 2 muối và 2 PTHH GV: Giới thiệu tùy thuộc vào tỉ lệ số mol giữa CO2 và NaOH mà có thể tạo ra 2 muối là: muối trung hòa và muối axit hoặc hỗn hợp 2 muối + Tỉ lệ 1 : 2 muối trung hòa + Tỉ lệ 1 : 2 muối axit + Tỉ lệ khác: 2 muối GV: Khí CO2 tác dụng với oxit bazơ sản phẩm là hợp chất nào ? HS:CO2 tác dụng với oxit bazơ sản phẩm là muối GV: Yêu cầu HS viết PTHH HS: CO2 + CaO ® CaCO3 GV: Qua các tính chất trên chúng ta có nhận xét hay kết luận gì về tính chất hóa học của khí CO2 HS: Khí CO2 có tính chất hoá học của một oxit axit HS: Tham khảo SGK kể một số ứng dụng CO2 ? HS: Ứng dụng: Chữa cháy, bảo quản thực phẩm, sản xuất nước giải khát có ga, sản xuất sôđa, phân đạm, Urê, GV: Chốt lại kiến thức. I. Cacbon oxit: Công thức phân tử: CO Phân tử khối :28 1. Tính chất vật lý: - CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước - Nhẹ hơn không khí, rất độc. 2. Tính chất hóa học: a. CO là oxit trung tính: Ở điều kiện thường CO không phản ứng với: nước, kiềm, axit. b. CO là chất khử: - Thí nghiệm Hình 3.11/ 85 SGK - Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại PTHH: CO(k) + CuO(r) Cu(r) + CO2(k) Đen Đỏ - CO ứng khử oxit sắt trong lò cao: PTHH: 4CO(k) + Fe3O4(r) 4CO2(k) + 3Fe(r) - Khí CO cháy trong khí oxi: 2CO(k) + O2(k) 2CO2(k) c. Ứng dụng: SGK / 85 II. Cacbon dioxit: Công thức phân tử: CO2 Phân tử khối: 44 1. Tính chất vật lý: Khí CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí 2. Tính chất hoá học: a. Tác dụng với nước: Thí nghiệm 3.13/ 86 SGK Khí CO2 phản ứng với nước tạo thành axit PTHH: CO2(k) + H2O(l) ® H2CO3(dd) b. Tác dụng với dung dịch bazơ: Khí CO2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành muối và nước CO2(k) + 2NaOH(dd) ® Na2CO3(dd)+ H2O(l) 1mol 2mol CO2(k) + NaOH(dd) ® NaHCO3(dd) 1mol 1mol c. Tác dụng với oxit bazơ: PTHH CO2(k) + CaO(r) ® CaCO3(r) Kết luận: CO2 có những tính chất của oxit axit. 3. Ứng dụng: SGK / 87 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cớ: 1/ Viết PTHH của CO với : O2 , CuO 2CO + O2 2CO2 CO + 2CuO CO2 + 2Cu 2/ Bài tập 2 / 87 SGK a/ n : nNaOH = 1 : 1 CO2 + NaOH ® NaHCO3 b/ n : n = 2 : 1 2CO2 + Ca(OH)2 ® Ca(HCO3)2 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học. * Với bài học này: - Học bài. - Làm bài tập: 1, 4, 5 / 87 SGK. * Với bài học sau: - Chuẩn bị bài “Axit cacbonnic và muối cacbonnat”. - Tính chất hĩa học của axit cacbonic và muối của nĩ 5. RÚT KINH NGHIỆM: * Thời gian tồn bài: * Nội dung: * Phương pháp: * Sử dụng ĐDDH:
File đính kèm:
- T-36.doc