Giáo án Hoá học lớp 9 - Tiết 34: Ôn tập học kỳ I
Hoạt động 1: Bài tập (tt)
Phương pháp:Vấn đáp, thảo luận nhóm
GV: Sử dụng bảng phụ ghi đề bài tập:8, 7, 6 / 72 SGK
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài
Hướng dẫn HS làm bài tập
HS: Đọc đề bài tập 6,7,8 / 72
GV: Chia nhóm ra thảo luận:
+ Nhóm 1,2 bài tập 6/72
+ Nhóm 3,4 bài tập 7/72
+ Nhóm 5,6 bài tập 8/72
HS: Thảo luận theo nhóm trong 7 phút, và trình bài
GV: Gọi các nhóm nhận xét
HS: Nhận xét bổ sung
GV: Chốt lại kết quả bài tập của các nhóm
Tiết PPCT: 34 ÔN TẬP HỌC KỲ I Ngày dạy: ........................... (tt) 1. MỤC TIÊU: Như tiết 33 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Bảng phụ đề bài tập SGK - VBT b. Học sinh: Vở bài tập, tự ôn kiến thức ở nhà. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp, hợp tác nhóm nhỏ. Thuyết trình. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số HS 4.2. Kiểm tra bài cũ: 4.3. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Bài tập (tt) Phương pháp:Vấn đáp, thảo luận nhóm GV: Sử dụng bảng phụ ghi đề bài tập:8, 7, 6 / 72 SGK GV: Yêu cầu HS đọc đề bài Hướng dẫn HS làm bài tập HS: Đọc đề bài tập 6,7,8 / 72 GV: Chia nhóm ra thảo luận: + Nhóm 1,2 bài tập 6/72 + Nhóm 3,4 bài tập 7/72 + Nhóm 5,6 bài tập 8/72 HS: Thảo luận theo nhóm trong 7 phút, và trình bài GV: Gọi các nhóm nhận xét HS: Nhận xét bổ sung GV: Chốt lại kết quả bài tập của các nhóm * Hoạt động 2: Hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của HKI Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp GV: Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ? Dãy hoạt động hoá học của kim loại, ý nghĩa? Tính chất hoá học của kim loại? Mối quan hệ của các loại hợp chất vô cơ? HS: trả lời các câu hỏi GV: Hướng dẫn HS cách làm bài trắc nghiệm II. Bài tập: (tt) 5. Bài tập 8/ 72 Sgk Dùng H2SO4(đ) để làm khô các chất khí ẩm: SO2, O2, CO2; Vì H2SO4 có tính háo nước mạnh, nhưng không phản ứng với các chất khí cần được làm khô 6. Bài tập 7 / 72 SGK - Hoà tan hổn hợp trên vào axit HCl, Al tan ra 2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2 - Lọc lấy kết tủa, cho HNO3 (đặc, nóng) vào chất rắn, ta thu được AgNO3 và Cu(NO3)2 Ag + 2HNO3 (đặc, nóng) ® AgNO3 + NO2 + H2O Cu + 4HNO3 (đặc, nóng) ® Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O - Dùng dây Cu nhúng vào dung dịch vừa thu được, sau khi phản ứng kết thúc thì ta thu được Ag tinh khiết Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag 7. Bài tập 6 / 72 SGK - Chọn câu a - Vì khi cho dd nước vôi trong vào hổn hợp các khí trên, chúng sẻ được giữ lại. - Các PTPƯ xảy ra: Ca(OH)2 + 2HCl ® CaCl2 + 2H2O Ca(OH)2 + H2S ® CaS + 2H2O Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 + H2O Ca(OH)2 + SO2 ® CaSO3 + H2 III. Chốt kiến thức: - Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ - Dãy hoạt động hoá học của kim loại, ý nghĩa - Tính chất hoá học của kim loại - Mối quan hệ của các loại hợp chất vô cơ 4.4. Củng cố và luyện tập: Không củng cố 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Xem bài tập: 3, 7, 8 / 72 SGK. - Ôn bài “Thi học kỳ I” 5. RÚT KINH NGHIỆM: * Ưu điểm: * Hạn chế:
File đính kèm:
- T-34.doc