Giáo án Hoá học lớp 9 - Tiết 3: Một số oxit quan trọng

2. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên: CaO, dd HCl, H2O, ống nghiệm, ống hút, tranh lò nung vôi thủ công.

b. Học sinh: Ôn lại t/c của oxit bazơ.

3. TRỌNG TÂM:

Tính chất hóa học của CaO và cách sản xuất.

4. TIẾN TRÌNH:

 4.1. Ổn định, kỉm diện HS: Kiểm tra sĩ số HS.

 4.2. Kiểm tra miệng:

1/ Trắc nghiệm: (3đ) Đâu là dãy toàn là oxit axit?

a. Na2O, P2O5, K2O

b. CO2, P2O5, N2O5

c. Na2O, P2O5, N2O5

2/ Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của oxit bazơ?(7đ)

Na2O + H2O 2NaOH (2đ)

BaO + 2HCl BaCl2 + H2O (3đ)

CaO + CO2 CaCO3 (2đ)

 

doc3 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học lớp 9 - Tiết 3: Một số oxit quan trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2
Tiết PPCT:3 MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
Ngày dạy: 
1. MỤC TIÊU :
a. Kiến thức :
- Học sinh hiểu được những tính chất hóa học của CaO.
- Học sinh biết được ứng dụng của CaO trong đời sống và sản xuất.
- Biết được các phương pháp điều chế CaO trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình hóa học của CaO.
- Rèn luyện kỹ năng làm bài tập tính % theo khối lượng của oxit trong hỗn hợp.
c. Thái độ:
- Giáo dục HS hiểu được ứng dụng của CaO trong đời sống và sản xuất.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: CaO, dd HCl, H2O, ống nghiệm, ống hút, tranh lò nung vôi thủ công.
b. Học sinh: Ơn lại t/c của oxit bazơ.
3. TRỌNG TÂM:
Tính chất hóa học của CaO và cách sản xuất.
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1. Ổn định, kiểm diện HS: Kiểm tra sĩ số HS.
 4.2. Kiểm tra miệng: 
1/ Trắc nghiệm: (3đ) Đâu là dãy toàn là oxit axit?
a. Na2O, P2O5, K2O
b. CO2, P2O5, N2O5
c. Na2O, P2O5, N2O5
2/ Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của oxit bazơ?(7đ)
Na2O + H2O ® 2NaOH (2đ)
BaO + 2HCl ® BaCl2 + H2O (3đ)
CaO + CO2 ® CaCO3 (2đ)
4.3. Bài mới: 
CaO là một oxit bazơ có những tính chất và ứng dụng nào? Sản xuất như thế nào? Tìm hiểu bài “Canxi oxit”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của CaO.
Phương pháp: Trực quan.
GV: Cho HS quan sát mẫu CaO và nêu tính chất vật lí cơ bản của CaO.
HS: Nêu CaO là chất rắn, màu trắng.
GV Giới thiệu CaO nóng chảy ở 2585oC. 
GV: Tiến hành làm thí nghiệm như SGK hình 1.2/ 7 SGK.
HS: Quan sát, nhận xét, nêu hiện tượng: phản ứng toả nhiệt, cịn lại chất rắn màu trắng à ít tan trong nước.
GV: Yêu cầu HS viết PTHH.
HS: CaO + H2O ® Ca(OH)2
GV giới thiệu: Phản ứng CaO với nước gọi là phản ứng vôi tôi.Ca(OH)2 ít tan trong nước, phần tan tạo thành dd bazơ, CaO có tính hút ẩm mạnh nên làm khô nhiều chất.
HS: Quan sát hình 1.3/ 7 SGK.
Nhóm nhận xét qua thảo luận: CaO phản ứng với HCl tỏa nhiều nhiệt.
GV: Viết PTHH giữa CaO và HCl.
HS: CaO + 2HCl ® CaCl2 + H2O
GV liên hệ thực tế: Người ta dùng CaO khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải các nhà máy hóa chất.
GV thuyết trình: Để CaO trong không khí ở nhiệt độ thường, CaO sẽ hấp thụ CO2 tạo thành đá vôi (CaCO3)
Yêu cầu HS viết PTHH.
HS: CaO + CO2 ® CaCO3
HS: Rút ra kết luận về tính chất của CaO.
* Hoạt động 2: Ứng dụng của CaO.
Phương pháp: Vấn đáp, tìm tòi.
GV: Yêu cầu HS tham khảo SGK và nêu ứng dụng của CaO?
HS: Ứng dụng: Công nghiệp luyện kim, khử chua đất trồng trọt, sát trùng, xử lí nước thải công nghiệp, diệt nấm, khử độc môi trường
* Hoạt động 3: Sản xuất CaO.
Phương pháp: Trực quan
GV: Nguyên liệu và chất đốt để sản xuất CaO là những nguyên liệu và chất đốt nào?
HS: Nguyên liệu là CaCO3
Chất đốt: Than đá, củi, dầu,
HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét.
Giới thiệu: Nung đá vôi bằng lò nung thủ công (H 1.4) và nung lò vôi công nghiệp (H 1.5).
GV: Than cháy tạo ra khí gì?
HS: Than cháy tạo ra CO2
GV: Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi thành chất gì?
HS: Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi thành CaO.
GV: Gọi HS đọc “ Em có biết” trang 9 SGK.
A/ CANXI OXIT: CaO
 I. Canxi oxit có những tính chất nào? 
 1. Tính chất vật lý:
Canxi oxit là một chất rắn màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ rất cao 2585oC
 2. Tính chất hóa học:
Thí nghiệm 1.2/ 7 SGK.
 a. Tác dụng với nước:
 - Hiện tượng: phản ứng toả nhiệt
 - PTHH:
CaO(r) + H2O(l) ® Ca(OH)2(r)
 b. Tác dụng với axit: 
 - Hiện tượng: CaO bị hịa tan, phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
 - PTHH:
CaO(r) + 2HCl(dd) ® CaCl2(dd) + H2O(l)
 c. Tác dụng với oxit axit:
 - PTHH: 
CaO(r) + CO2(k) ® CaCO3(r)
* Kết luận: Canxi oxit là oxit bazơ.
 II. Ứng dụng của Canxi oxit:
 (SGK/ 9)
 III. Sản xuất Canxi oxit như thế nào?
 1. Nguyên liệu:
- Nguyên liệu sản xuất CaO là CaCO3.
- Chất đốt: Than đá, củi, dầu khí thiên nhiên,
 2. Các phản ứng hóa học xảy ra:
Than cháy tạo ra khí cacbon đioxit.
C(r) + O2(k) CO2(k) + Q
Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi thành CaO
 CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k) 
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
- GV cho HS làm bài tập 3/9:
 Yêu cầu HS nhóm làm bài tập trên sau khi GV hướng dẫn pp giải.
 Hướng dẫn pp giải tốn hỗn hợp:
 + Gọi x,y là số mol các chất trong hỗn hợp
 + Đổi dữ kiện đề bài về số mol (nếu cĩ)
 + Viết các PTPƯ xãy ra, đưa x,y vào PT à suy ra các dữ liệu liên quan của các chất theo x,y
 + Dựa vào dữ kiện đề bài lập hệ PT tốn học theo x,y à giải hệ tìm x,y
 + Vận dụng các CT tính để tìm đáp án	 
- GV nhận xét bài làm của HS
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học thuộc bài học.
- Làm bài tập: 1, 2, 4/ 9 SGK. 
- Xem trước phần B: LƯU HUỲNH ĐI OXIT - SO2. 
- Xem và viết PTHH từ tính chất hóa học: Tác dụng với nước, dd bazơ, oxit bazơ.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm: 	
* Hạn chế: 	

File đính kèm:

  • docH9-3.doc
Giáo án liên quan