Giáo án Hoá học lớp 9 - Tiết 25: Kí hiệu hóa học: Fe Nguyên tử khối: 56
GV giải thích: Sắt cháy trong khí clo tạo thành khói màu nâu là FeCl3
GV: Yêu cầu HS viết PTHH.
HS: Viết PTHH
GV thuyết trình: Ở nhiệt độ cao, Fe phản ứng với nhiều phi kim khác: S, Br2, tạo thành muối: FeS, FeBr3,
HS: Rút ra kết luận: Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối
GV: Gọi HS cho biết Fe đứng trước hay sau H trong dãy hoạt động hóa hoc của kim loại.
HS: Fe đứng trước hay sau H trong dãy hoạt động hóa hoc của kim loại.
GV: Vậy Fe có tác dụng được với dd axit không?
Sản phẩm tạo thành muối có hóa trị mấy ?
HS: Fe tác dụng với dd axit tạo thành muối sắt (II)
Bài: 19 SẮT Kí hiệu hóa học: Fe Nguyên tử khối: 56 Tuần 13 NS: Tiết PPCT: 25 Ngày dạy: . 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức : - Học sinh nắm được tính chất vật lí, tính chất hóa học của sắt - Biết được sắt khơng phản ứng với H2SO49đặc, nguợi), HNO3(đặc, nguợi) - Biết liên hệ tính chất của Fe với 1 số ứng dụng trong đời sống và sản xuất. b. Kĩ năng: - Biết dự đoán tính chất hóa học của sắt. - Xác định được vị trí của sắt trong dãy hoạt động hóa học của kim loại - Rèn luyện kỹ năng viết được PTHH, kĩ năng phân biệt kim loại nhơm và sắt c. Thái độ: - Giáo dục học sinh sự say mê, yêu thích bộ môn. 2. TRỌNG TÂM: Tính chất hóa học của sắt 3. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: giáo án power point, phim phản ứng Fe với clo + Hóa chất: Fe, CuSO4 + Dụng cụ: ớng nghiệm, kẹp gỡ b. Học sinh: Vở bài tập, kiến thức. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định, kiểm diện: GV kiểm tra sĩ số HS 4.2. Kiểm tra miệng: GV: Nêu tính chất hóa học của nhơm?Viết các PTPƯ minh họa cho từng tính chất đó HS: Trả lời Đáp án: (mỡi ý đúng đạt 2,5 điểm) - Tác dụng với phi kim 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 - Tác dụng với axit 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 - Tác dụng với muới 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu - Tác dụng với NaOH 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 4.3. Bài mới: Từ xa xưa , con người đã biết sử dụng dụng cụ bằng sắt hoặc hợp kim của sắt. Ngày nay trong số các kim loại, sắt vẫn được sử dụng nhiều nhất. Hãy tìm hiểu tính chất vật lý, tính chất hóa học của sắt qua bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Tính chất vật lý Phương pháp: Vấn đáp, trực quan GV: Hãy suy đoán tính chất vật lý của sắt từ tính chất vật lý của kim loại và những điều em đã biết. HS: Tham khảo SGK nêu tính chất vật lý của Fe: Màu trắng xám, có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có tính nhiễm từ. HS: Lớp nhận xét, bổ sung nếu có. GV: Chốt lại kiến thức về tính chất vật lý của Fe. * Hoạt động 2: Tính chất hóa học. Phương pháp: Thí nghiệm, vấn đáp, đàm thoại. GV Đặt vấn đề: Từ tính chất hóa học của kim loại và vị trí của Fe trong dãy hoạt động hóa học hãy suy đoán : Fe có những tính chất hóa học nào ? Hãy kiểm tra dự đoán đó. HS: Nêu dự đoán: - Tác dụng với phi kim: O2, Cl2 - Tác dụng với axit - Tác dụng với dd muối GV: Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng tính chất hóa học của Fe Từ lớp 8, ta đã biết phản ứng của Fe với phi kim nào? Mô tả hiện tượng, viết PTHH. HS: Fe tác dụng với O2 tạo thành oxit sắt từ màu nâu đen. HS: Viết PTHH, Nhận xét, bổ sung nếu có. GV: Sắt tác dụng với phi kim khác như thế nào? GV: Xem phim biểu diễn thí nghiệm: Đốt Fe trong khí clo GV: Yêu cầu HS nêu hiện tượng, viết PTHH. HS: - Hiện tượng: Fe cháy sáng chói ® khói màu nâu đỏ. GV Đặt vấn đề: Sản phẩm tạo thành là FeCl2 hay FeCl3 GV giải thích: Sắt cháy trong khí clo tạo thành khói màu nâu là FeCl3 GV: Yêu cầu HS viết PTHH. HS: Viết PTHH GV thuyết trình: Ở nhiệt độ cao, Fe phản ứng với nhiều phi kim khác: S, Br2, tạo thành muối: FeS, FeBr3, HS: Rút ra kết luận: Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối GV: Gọi HS cho biết Fe đứng trước hay sau H trong dãy hoạt động hóa hoc của kim loại. HS: Fe đứng trước hay sau H trong dãy hoạt động hóa hoc của kim loại. GV: Vậy Fe có tác dụng được với dd axit không? Sản phẩm tạo thành muối có hóa trị mấy ? HS: Fe tác dụng với dd axit tạo thành muối sắt (II) GV: Yêu cầu HS viết PTHH. HS: Viết PTHH GV lưu ý HS: Fe không phản ứng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội GV: yêu cầu HS tự xây dựng kiến thức dựa trên dãy hoạt động hóa học của kim loại. HS: Fe tác dụng với dd muối tạo thành muối mới và kim loại mới GV: Cho HS làm thí nghiệm, viết PTHH minh họa HS: Nêu hiện tượng sắt tác dụng với dd đồng (II) clorua HS: PTHH, Lớp nhận xét, bổ sung nếu có. GV: Từ tính chất trên yêu cầu HS rút ra nhận xét. HS: Sắt tác dụng với dd muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành muối sắt (II) và giải phóng kim loại trong muối GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận chung về tính chất hóa học của Fe HS: Sắt có tính chất hoá học của kim loại. GV lưu ý về hoá trị (II) và (III) của Fe ( Muối sắt) GV chốt lại kiến thức. Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ/ SGK. HS: Đọc phần ghi nhớ SGK/ 6 I. Tính chất vật lý: - Màu trắng xám, có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm - Sắt có tính nhiễm từ. II. Tính chất hóa học 1/ Tác dụng với phi kim: a. Tác dụng với oxi: - PTHH: 3Fe (r) + 2O2(k) Fe3O4(r) Nâu đen b. Tác dụng với clo: - Hiện tượng : Fe cháy sáng chói ® khói màu nâu đỏ. - PTHH: 2Fe(r) + 3Cl2 (k) 2FeCl3(r) Trắng xám Vàng lục Nâu đỏ * Nhận xét: Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối 2/ Tác dụng với dd axit: - PTHH: Fe(r) + 2HCl(dd) ® 2FeCl2(dd) + H2(k) - Lưu ý: Fe không phản ứng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội 3/ Tác dụng với dd muối: - Hiện tượng: Có lớp kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt - PTHH: Fe(r) + CuCl2(dd) ® FeCl2(dd) +Cu(r) * Kết luận: Sắt có tính chất hóa học của kim loại. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cớ: Bài tập 1: Viết PTHH biểu diễn chuyển đổi sau: FeCl3 (3) (2) FeCl2 Fe Cu (4) (1) Fe3O4 1/ 3Fe + 3O2 ® Fe3O4 2/ Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 3/ 2Fe + 3Cl2 ® 2FeCl3 4/ Fe + Cu SO4 ® FeSO4 + Cu Bài tập 2: Bằng kiến thức hóa học hãy nhận biết 4 kim loại sau: K, Al, Fe, Ag Hướng dẫn: - Cho 4 mẫu thử vào nước à kali 2K + 2H2O à 2KOH + H2 - Cho 3 mẫu còn lại vào dd NaOH à Al 2Al + 2NaOH + 2H2O à 2NaAlO2 + 3H2 - Cho 2 mẫu còn lại vào HCl à Fe Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 - Còn lại là Ag 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học. * Với bài học này: - Học thuợc bài học. - Làm bài tập: 2, 3, 5 / 60 SGK. * Với bài học sau: - Xem trước bài “Hợp kim sắt”. Chú ý: + Quá trình sản xuất gang + Các PTPƯ xảy ra trong lò luyện gang, thép 5. RÚT KINH NGHIỆM: * Thời gian tồn bài: * Nội dung: * Phương pháp: * Sử dụng ĐDDH:
File đính kèm:
- H9-25.doc