Giáo án Hoá học lớp 9 - Tiết 17: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

GV: Cho HS nghiên cứu và chọn các chất ghi sẵn vào các phiếu học tập: oxit bazơ, oxit axit, bazơ, muối, axit, muối axit, muối trung hòa.

GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung sau:

- Gắn vào các ô trống loại hợp chất vô cơ thích hợp.

- Chọn các loại hợp chất để thực hiện chuyển đổi sơ đồ trên.

HS: Thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm lên hoàn chỉnh sơ đồ

HS: Chọn chất :oxit bazơ, bazơ, oxit axit, axit, muối.

GV: Gọi HS nhóm khác nhận xét, hoàn chỉnh sơ đồ trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học lớp 9 - Tiết 17: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 12
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
Tuần 9 NS: ..
Tiết ppct: 17 Ngày dạy:  
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức :
- Học sinh biết được mối quan hệ tính chất hóa học giữa các loại hợp chất vô cơ với nhau.
- Viết được PTHH biểu diễn cho sự chuyển đổi hoá học.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này để giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, áp dụng trong đời sống và sản xuất.
- Vận dụng mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ để làm bài tập hóa học.
c. Thái độ:
- Biết được hóa học có nhiều liên quan đến đời sống và quá trình sản xuất.
2. TRỌNG TÂM:
Sơ đồ mối liên hệ giữa các loại hợp chất vơ cơ
3. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Sơ đồ mối quan hệ các hợp chất vô cơ
b. Học sinh: Kiến thức, SGK.
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1. Ổn định , kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
 4.2. Kiểm tra miệng: 
 1. Trắc nghiệm: (3đ) 
Nhóm nào trong các nhóm sau là phân bón đơn?
Nhóm 1: KCl, NH4NO3, NH4Cl, KNO3, Ca3(PO4)2 (1đ)
Nhóm 2: KCl, NH4NO3, NH4Cl, KNO3, K2SO4 (1đ)
Nhóm 3: KCl, NH4NO3, NH4Cl, Ca(NO3)2, Ca3(PO4)2 (1đ)
 2. Tự luận: (7đ)
BT1b / 39 SGK 
 1b.Phân bón đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2 (6đ)
 - Phân bón kép: (NH4)2HPO4, KNO3 (1đ)
 4.3. Bài mới:
 Trong các loại hợp chất vô cơ : oxit, axit, bazơ, muối có sự chuyển đổi qua lại về tính chất hóa học như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ.
Phương pháp: Vấn đáp, hợp tác nhóm nhỏ
GV sử dụng bảng phụ ghi sơ đồ:
GV: Cho HS nghiên cứu và chọn các chất ghi sẵn vào các phiếu học tập: oxit bazơ, oxit axit, bazơ, muối, axit, muối axit, muối trung hòa.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung sau: 
- Gắn vào các ô trống loại hợp chất vô cơ thích hợp.
- Chọn các loại hợp chất để thực hiện chuyển đổi sơ đồ trên.
HS: Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm lên hoàn chỉnh sơ đồ 
HS: Chọn chất :oxit bazơ, bazơ, oxit axit, axit, muối.
GV: Gọi HS nhóm khác nhận xét, hoàn chỉnh sơ đồ trên.
HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
* Hoạt động 2: Phản ứng minh họa.
Phương pháp: Vấn đáp
GV: Yêu cầu HS viết PTHH phản ứng minh họa cho sơ đồ chuyển đổi ở phần I.
HS: 3 HS lên thực hiện PTHH mới, HS viết 3 PTHH minh họa thay các PTHH không giống như PTHH / SGK
GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu có.
GV: Gọi HS lên bảng điền trạng thái của các chất ở 9 PTHH trên.
GV: Sử dụng bảng phụ ghi bài tập sau:
Chọn chất thích hợp điền vào các ô trống sau: a. K + ? ® K2O 
b. Na2O + ? ® NaOH
c. CO2 + ? ® H2CO3
d. Cu(OH)2 ® ? + ?
e. NaOH + ? ® NaCl + ?
f. H2SO4 + ? ® BaSO4¯ + ?
h. BaCl2 + ? ® BaSO4¯ + ?
i. CuCl2 + ? ® KCl + ?
k. FeCl3 + ? ® Fe(OH)3¯ + ?
GV: Yêu cầu HS xác định sơ đồ để chọn chất thích hợp và hoàn thành các PTHH 
GV: Gọi 3 HS lên, mỗi em hoàn chỉnh 3 PTHH.
HS: Lớp nhận xét, sửa sai.
GV: Nhận xét cho điểm.
I. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
Oxit axit
Oxit bazơ
 (1) (2)
Muối
 (3) (4) (5)
 (6) (9)
Bazơ
Axit
 (7) (8)
II. Những phản ứng hóa học minh họa.
1. MgO + H2SO4 ® MgSO4 + H2O
2. SO3 + 2NaOH ® Na2SO4 +H2O
3. Na2O + H2O ® 2NaOH
4. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
5. P2O5 + H2O ® H3PO4
6. KOH + HNO3 ® KNO3 + H2O
7. CuCl2 + 2KOH ® Cu(OH)2¯ + 2KCl
8. AgNO3 + HCl ® AgCl¯ + HNO3
9. 6HCl + Al2O3 ® 2AlCl3 + 3H2O
* Bài tập áp dụng:
a. 4K + O2 ® 2K2O 
b. Na2O + H2O ® 2NaOH
c. CO2 + H2O ® H2CO3
d. Cu(OH)2 CuO + H2O
e. NaOH + HCl ® NaCl + H2O
f. H2SO4 + BaO® BaSO4¯ + H2O 
h. BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4¯ + 2HCl
i. CuCl2 + 2KOH ®2KCl + Cu(OH)2¯
k. FeCl3 + 3NaOH ® Fe(OH)3¯ + 3NaCl
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
BT 3/ 41 SGK
a.1/ 3BaCl2 + Fe2(SO4)3 ® 3BaSO4¯ + 2FeCl3 b. 1/ 2Cu + O2 ® 2CuO
 2/ FeCl3 + 3NaOH ® Fe(OH)3¯ + 3NaCl 2/ CuO + H2 Cu + H2O
 3/ Fe2(SO4)3+6NaOH®3Na2SO4 +2Fe(OH)3¯ 3/ CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O
 4/ 2Fe(OH)3+3H2SO4®Fe2(SO4)3+6H2O 4/ CuCl2 + 2NaOH ® Cu(OH)2 ¯+ 2NaCl
 5/ 2Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O 5/ Cu(OH)2 + 2HCl® CuCl2 + 2H2O
 6/ Fe2O3 + 3H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + 3H2O 6/ Cu(OH)2 CuO + H2O
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học.
* Với bài học này:
- Học bài, làm bài tập 1, 2 /41 SGK bỏ BT 4 / 41
- Hướng dẫn BT2 /41 SGK
* Với bài học sau:
- Xem phần luyện tập chương I “ Các loại hợp chất vô cơ “ 
+ Chú ý phần : Kiến thức cần nhớ “ Tính chất hóa học các loại hợp chất vô cơ “
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Thời gian tồn bài: 	
* Nội dung: 	
* Phương pháp: 	
* Sử dụng ĐDDH: 	

File đính kèm:

  • docH9-17.doc
Giáo án liên quan