Giáo án Hoá học lớp 9 - Tiết 13: Một số bazơ quan trọng (tt)

4.1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS.

4.2/ Kiểm tra bi cũ:

1/ bài tập 2/ 27 /SGK (3đ)

 Điều chế NaOH.

 Na2O + H2O 2NaOH (1,5đ)

Ca(OH)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaOH (1,5đ)

2/ Bài tập 3/ 27 Điền khuyết: (7đ)

a. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O

b. H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O

c. H2SO4 + Zn(OH)2 ZnSO4 + 2H2O

d. NaOH + HCl NaCl + H2O

e. 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học lớp 9 - Tiết 13: Một số bazơ quan trọng (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 8
MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG
(tt)
Tuần 7 Ngày soạn: .
Tiết PPCT: 13 Ngày dạy:..
1/ MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Học sinh nắm được các tính chất hóa học, tính chất vật lý của canxi hidroxit.
- Biết cách pha chế dung dịch Ca(OH)2.
- Biết ý nghĩa độ pH.
b. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PTHH.
- Rèn luyện kỹ năng làm bài tập nhận biết hĩa chất mất nhãn.
c. Thái độ:
- Hiểu được các ứng dụng của Canxi hidroxit Ca(OH)2 trong đời sống.
2/ TRỌNG TÂM:
Tính chất hĩa học của Ca(OH)2 và thang pH.
3/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH:
a. Giáo viên: CaO, Ca(OH)2 , pH, nước chanh, NH3.
	 Ống nghiệm, cốc, đũa thủy tinh, phểu, giấy lọc, giá sắt.
b. Học sinh: Kiến thức.
4/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC:
4.1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2/ Kiểm tra bài cũ: 
1/ bài tập 2/ 27 /SGK (3đ)
	Điều chế NaOH.
	Na2O + H2O ® 2NaOH (1,5đ)
Ca(OH)2 + Na2CO3 ® CaCO3¯ + 2NaOH (1,5đ)
2/ Bài tập 3/ 27 Điền khuyết: (7đ)
a. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O
b. H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + 2H2O 
c. H2SO4 + Zn(OH)2 ® ZnSO4 + 2H2O
d. NaOH + HCl ® NaCl + H2O
e. 2NaOH + CO2 ® Na2CO3 + H2O
 4.3. Giảng bài mới:
Canxi hiđroxit là một bazơ tan ít trong nước. Vậy Ca(OH)2 được pha chế và có những tính chất hóa học nào? Cách xác định PH ra sao? Tìm hiểu bài này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Tính chất.
Phương pháp: Vấn đáp, trực quan.
GV: dd Ca(OH)2 có tên gọi thông thường là gì?
HS: Gọi là nước vôi trong.
GV: Hướng dẫn HS cách pha chế dd Ca(OH)2
HS: Các nhóm tiến hành pha chế dd Ca(OH)2 như H 1.17/ 28 SGK
GV: Một chất lỏng màu trắng có tên gọi là gì?
HS: Tên gọi là vôi nước hay vôi sữa.
GV: Lọc vôi sữa ta được một chất lỏng gọi là gì?
HS: Lọc ta thu được dd trong suốt là Ca(OH)2.
GV: Ca(OH)2 là một chất ít tan trong nước.
Yêu cầu HS dự đoán tính chất hóa học của dd Ca(OH)2 và giải thích tại sao lại dự đoán tính chất đó.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của dd Ca(OH)2.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm:
- Nhỏ 1 giọt dd Ca(OH)2 lên mẫu quỳ tím, quan sát
- Nhỏ 1 giọt dd phenolphtalein không màu vào ống nghiệm chứa 1- 2 ml dd Ca(OH)2 . Quan sát.
HS: Nêu được hiện tượng:
- Quỳ tím ® xanh.
- Phenolphtalein không màu ® đỏ.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3 cho từ từ dd HCl vào ống nghiệm chứa Ca(OH)2 có phenolphtalein ở trên . 
Quan sát màu, nêu hịên tượng.
HS: dd mất màu đỏ.
GV: Yêu cầu HS viết PTHH
HS: 2HCl+ Ca(OH)2 ® CaCl2 + 2H2O
GV: Phản ứng trên là phản ứng gì?
HS: Gọi là phản ứng trung hòa.
GV: Rút ra kết luận tính chất hóa học của dd Ca(OH)2.
GV: Thực nghiệm đã chứng minh dd bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành sản phẩm gì?
HS: dd Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit tạo ra muối và nước.
GV: Gọi 1 HS lên viết PTHH.
HS: Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3¯ + H2O
GV: Gọi HS lên bảng viết PTPƯ giữa Ca(OH)2 với muối
HS: Viết PT trên bảng, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét và bổ sung
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin ứng dụng SGK . Từ đó nêu lên một số ứng dụng quan trọng.
HS: Nêu ứng dụng: Làm vật liệu xây dựng, khử chua đất trồng trọt, khử độc, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật
* Hoạt động 2: Thang pH.
Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm.
GV: Giới thiệu 
- Nếu pH = 7 dd có tính gì?
HS: Nếu pH = 7 dd trung tính
GV: Nếu pH > 7 dd có tính gì?
HS: Nếu pH > 7 dd có tính bazơ
GV: Nếu pH < 7 dd có tính gì?
HS: Nếu pH < 7 dd có tính axit.
GV: Rút ra kết luận về tính axit, bazơ của dd trên.
HS: Ghi nội dung bài học.
B/ CANXI HIĐROXIT: Ca(OH)2
 I. Tính chất:
 1/ Pha chế dd Canxi hiđroxit:
 (SGK/ H 1.17/ 28 )
 2/ Tính chất hóa học:
 a. Làm đổi màu chất chỉ thị:
 - dd Ca(OH)2 làm đổi màu quỳ tím ® xanh.
 - Phenolphtalein không màu ® đỏ. 
 b. Tác dụng với axit: 
 - Hiện tượng: dd mất màu đỏ.
 - PTHH:
2HCl(dd) + Ca(OH)2(dd) ® CaCl2(dd) 
 + 2H2O(l)
 - Nhận xét: Canxi hiđroxit + axit ® Muối + nước
 c. Tác dụng với oxit axit:
 - PTHH: 
Ca(OH)2(dd) + CO2(k) ® CaCO3(r) 
 + H2O(l)
- Nhận xét: Canxi hiđroxit + oxit axit ® Muối + nước
 d. Tác dụng với muối:
- PTPƯ:
Ca(OH)2 + FeCl2 à Fe(OH)2 + CaCl2
- Nhận xét: Canxi hiđroxit + muối à muối mới và bazơ mới
 3/ Ứng dụng: 
 (SGK.)
 II. Thang pH:
- Nếu pH = 7 dd trung tính (Nước cất pH = 7)
- Nếu pH > 7 dd có tính bazơ, pH càng lớn thì tính bazơ càng mạnh
- Nếu pH < 7 dd có tính axit, pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh
4.4. Củng cố:
Cho HS làm bài 1/30
 (1) CaCO3 à CaO + CO2
 (2) CaO + H2O à Ca(OH)2
 (3) Ca(OH)2 + CO2 à CaCO3 + H2O
 (4) CaO + 2HCl à CaCl2 + H2O
 (5) Ca(OH)2 + 2HNO3 à Ca(NO3)2 + 2H2O
GV: nhận xét và ghi điểm cho HS (đúng mỗi PTHH đạt 2đ)
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
 * Với bài học này:
- Làm bài tập: 1, 2, 3, 4/ 30 SGK. 
- Học bảng tính tan.
 * Với bài học sau:
- Xem trước bài “Tính chất hóa học của muối”. 
 Chú ý: + Các tính chất hĩa học của muối
 + Phản ứng trung hịa và đ/k để pư trung hịa xảy ra
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Thời gian tồn bài: 	
* Nội dung: 	
* Phương pháp: 	
* Sử dụng ĐDDH: 	

File đính kèm:

  • docH9-13.doc
Giáo án liên quan