Giáo án Hoá học Lớp 9 - Học kỳ II - Đào Văn Chung
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Giúp HS hệ thống hoá lại các kiến thức trong chương như: tính chất của phi kim, tính chất của clo,C, Si, CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat .
- Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
2.Kĩ năng:HS biết
- Chọn chất thích hợp, lập sơ đồ dãy chuyển đổi giữa các chất, viết PTHH cụ thể.
- Biết xây dựng sự chuyển đổi giữa các loại chất và cụ thể hoá thành dãy chuyển đổi cụ thể và ngược lại. Viết PTHH biểu diễn sự chuyển đổi đó.
- Biết vận dụng bảng tuần hoàn.
- Bài toán xác định nguyên tố hoặc công thức hợp chất, toán dung dịch
3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học.
II. Phương pháp:
- Luyên tập.
III . Chuẩn bị:
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
IV. Tiến trình bài giảng.
1. Ổn định tổ chức(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(5’)
?Nêu quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?
3. Bài mới(35’)
-Giới thiệu bài: chúng ta đã học chương III về phi kim và sơ lược về hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Chúng ta sẽ hệ thống lại những kiến thức quan trọng trong chương và vận dụng chúng.
on 0,25 đ - Có 1 e lớp ngoài cùng. 0,25 đ b. Tính chất hoá học đặc trưng của A (K) là kim loại. 0,25 đ c. Tính chất hoá học của A (K) với các nguyên tố lân cận: Tính kim loại K: - Trong một chu kì: K mạnh hơn kim loại đứng sau (Ca). 0,25 đ - Trong một nhóm: K mạnh hơn kloại phía trên (Na), yếu hơn kloại phía dưới (Rb) 0,5 đ Câu 3: (2,0 điểm) mỗi công thức cấu tạo đúng: 0,5 đ. II. PHẦN II: BÀI TẬP: (4,0 điểm) Bài 1: (2,0 điểm) (Hs làm cách khác nếu đúng vẫn tính điểm) a. PTHH: CH4(k) + 2O2(k) CO2(k) + 2H2O(h) (1) 0,5 đ 0,1mol 0,2mol 0,1 mol b. Theo đbài ta có: 0,5 đ - Theo pư (1): 0,5 đ - Theo pư (1): 0,5 đ Bài 2: (2,0 điểm) (Hs làm cách khác nếu đúng vẫn tính điểm) a. PTHH: C2H4(k) + Br2(dd) ® C2H4Br2(l) (1) 0,25 đ - Theo đbài ta có: 0,25 đ - Theo pư (1): 0,5 đ b. PTHH: C2H2(k) + 2Br2(dd) ® C2H2Br4(l) (1) 0,25 đ - Theo đbài ta có: 0,25 đ - Theo pư (1): 0,5 đ Tæng kÕt ®iÓm: Líp Giái Kh¸ TB YÕu - KÐm 9A 9B V. Rút kinh nghiệm: Đã làm được Chưa làm được Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 50. Bài 40: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu: 1.Kiến thức:HS biết được - Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. - Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp. 2.Kĩ năng: - Đọc trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng - Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên. - Ích lợi và cách khai thác, sử dụng dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí dầu mỏ 3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học. II. Phương pháp: - Vấn đáp,quan sát,hoạt động nhóm,nêu và giải quyết vấn đề. III. Chuẩn bị: Mẫu dầu mỏ, tranh vẽ sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của các sản phẩm thu được từ chế biến dầu mỏ IV. Tiến trình bài giảng. 1. Ổn định tổ chức(1’) 9A:...................... 9B:......................... 2. Kiểm tra bài cũ(5’) a. Nêu tính chất vật lí, viết CTCT và ứng dụng của benzen b. Nêu tính chất hóa học của benzen và viết PTHH minh họa 3. Bài mới(30’) Chúng ta đã biết không có một ngành nào, một lĩnh vực nào từ công việc gần gũi nhất như nấu ăn hằng ngày bằng bếp ga đến các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, tàu hoả, máy bay, các nhà sản xuất trong nông nghiệp, công nghiệp, không sử dụng các sản phẩm của dầu mỏ, khí thiên nhiên. Vậy khí thiên nhiên và dầu mỏ có tính chất vật lí, thành phần trạng thái tự nhiên và ứng dụng như thế nào? Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Dầu mỏ (17’) - GV: cho các nhóm HS quan sát mẫu dầu mỏ ?Nêu tính chất vật lí của dầu mỏ? - GV: rót 1 ít dầu mỏ vào cốc nước ?Nhận xét về tính tan của dầu mỏ? -GV bổ sung và kết luận -GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi: ?Dầu mỏ có ở đâu? Nêu cấu tạo của mỏ dầu? ?Hãy liên hệ thực tế và nêu cách khai thác dầu mỏ? -GV bổ sung và kết luận -GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, xem tranh vẽ phóng to sơ đồ H4.16 sgk và trả lời các câu hỏi sau ; ?Tại sao phải chế biến dầu mỏ? ?So sánh nhiệt độ sôi của 1 số sản phẩm thu được khi chưng cất dầu mỏ? ?Từ nhiệt độ sôi của các sản phẩm ở trên cho biết người ta chế biến dầu mỏ như thế nào? Những sản phẩm chính thu được khi chế biến dầu mỏ -GV giới thiệu pp crắckinh và giải thích tại sao phải sử dụng pp crắckinh Hoạt động 2: Khí thiên nhiên(7’) - GV đặt vấn đề: KTN cũng là một nguồn H – C quan trọng. ?Em hãy cho biết KTN thường có ở đâu, thành phần chủ yếu của KTN là gì? Và ứng dụng của chúng? - GV thông báo cách khai thác khí thiên nhiên ?Cho biết hàm lượng CH4 có trong khí thiên nhiên và dầu mỏ? Hoạt động 3: Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam(6’) ?Các em đã biết gì về dầu mỏ và khí thiên nhiên ở VN? - GV nên kết hợp với bản đồ VN giới thiệu công nghiệp dầu khí I. Dầu mỏ 1. Tính chất vật lí Dầu mỏ là chất lỏng sánh màu nâu đen không tan trong nước và nhẹ hơn nước 2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ - Dầu mỏ có ở các mỏ dầu trong lòng đất - Mỏ dầu gồm 3 lớp: + Lớp khí mỏ dầu(khí đồng hành): thành phần chính là khí CH4. + Lớp dầu lỏng: là hỗn hợp phức tạp của nhiều hiđrocacbon và lnhững lượng nhỏ các chất khác. + Lớp nước mặn - Cách khai thác: + Khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng(gọi là giếng dầu) + Ban đầu, dầu tự phun lên, về sau người ta phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên. 3.Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ Khí đốt, xăng, dầu thắp, điezen, dầu mazút, nhựa đường. II. Khí thiên nhiên Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất, thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là mêtan III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam 4. Củng cố, đánh giá(8’) -GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải bài tập 1,2,3 sgk 1,c,e. 2. a.xăng, dầu hoả, b. crắckinh ; c. CH4 ; d. thành phần . ; 3. b, c 5. Dặn dò(1’)Học bài, làm các bài tập còn lại, nghiên cứu bài nhiên liệu V. Rút kinh nghiệm: Đã làm được Chưa làm được Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 51. Bài 41: NHIÊN LIỆU I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - HS biết được khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến(rắn, lỏng, khí). - Hiểu được cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hoả, khí thiên nhiên)an toàn hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường. 2.Kĩ năng: - Biết cách sử dụng được nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hằng ngày. - Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy than, khí mêtan và thể tích khí cacbonic tạo thành 3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học. II. Phương pháp: - Vấn đáp,quan sát,hoạt động nhóm,nêu và giải quyết vấn đề. III. Chuẩn bị: - ảnh hoặc tranh vẽ về các loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí. - Biểu đồ hàm lượng C trong than, năng suất toả nhiệt của các nhiên liệu. IV. Tiến trình bài giảng. 1. Ổn định tổ chức(1’) 9A:....................... 9B:..................... 2. Kiểm tra bài cũ(5’) ?Nêu tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ ?Cho biết thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên, cho biết vị trí, trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên? 3. Bài mới(30’) Giới thiệu bài: Mỗi ngày không 1 gia đình nào không phải dùng 1 loại chất đốt để đun nấu Có thể có gia đình đun nấu bằng bếp ga bằng bếp than, bếp củi.. chất đốt còn gọi là nhiên liệu . Nhiên liệu là gì?được phân loại như thế nào?sử dụng chúng như thế nào cho có hiệu quả? Bài học hôm nay sẽ trả lời những câu hỏi trên Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Nhiên liệu là gì(5’) ?Kể tên 1 số nhiên liệu thường dùng? ?Các chất trên khi cháy có hiện tượng gì? ?Vậy nhiên liệu là gì? -GV nêu: khi dùng điện để thắp sáng, đun nấu thì điện có phải là 1 loại nhiên liệu không ? -GV bổ sung và kết luận Hoạt động 3: Nhiên liệu được phân loại như thế nào?(10’) ?Dựa vào trạng thái thông thường của nhiên liệu, hãy phân loại? -GV giới thiệu từng loại nhiên liệu -GV cho HS quan sát H4.21, H4.22 và yêu cầu HS đọc thông tin sgk để trả lời câu hỏi ?Nêu hàm lượng C trong các loại than? ?Hãy lấy 1 số vd về nhiên liệu khí? ?Nêu ứng dụng cơ bản của các loại nhiên liệu trên? Hoạt động 3: Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?(6’) ?Vì sao phải sử dụng nhiên liệu cho có hiệu quả? - Vì khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn lãng phí, làm ô nhiễm môi trường và ?Làm thế nào để sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả? -GV bố sung và kết luận -GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức thực tiễn để giải thích các tình huống sau: 1.Ở gia đình khi đun nấu bằng bếp củi làm thế nào để ngọn lửa cháy đều không có khói 2. Khi đun nấu bằng bếp than(than tổ ong) chúng ta thấy các viên than đều có các lỗ nhỏ ? Hãy đề xuất 1số yêu cầu để sử dụng hiệu quả nhiên liệu cần phải làm gì? I. Nhiên liệu là gì? - Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng - VD: than, củi, xăng, cồn, gas... II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào? 1. Nhiên liệu rắn:Than mỏ, gỗ + Than mỏ: được hình thành do sự vùi lấp và phân huỷ thực vật trong hàng triệu năm Than mỏ gồm than gầy, than mỡ, than non và than bùn. + Gỗ. 2. Nhiên liệu lỏng: xăng, dầu hoả, rượu.. 3. Nhiên liệu khí: Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than. III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả? - Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy - Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi. - Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt lượng do sự cháy tạo ra. 4. Củng cố, đánh giá(8’) -BT2 và 3 GV yêu cầu HS giải thích GV bổ sung và kết luận 5. Dặn dò(1’) Học bài cũ và nghiên cứu bài mới (luyện tập chương IV) V. Rút kinh nghiệm: Đã làm được Chưa làm được Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 52. Bài 42: LUYỆN TẬP CHƯƠNG IV HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Củng cố các kiến thức đã học về hiđrocacbon. - Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hiđrocacbon. 2.Kĩ năng: Củng cố các phương pháp giải bài tập, xác định CTPT của hợp chất hữu cơ. 3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học. II. Phương pháp: - Luyện tập III. Chuẩn bị: Bài tập mẫu IV. Tiến trình bài giảng. 1. Ổn định tổ chức(1’) 9A:....................... 9B:..................... 2. Kiểm tra bài cũ(5’) ?Nhiên liệu là gì?Phải sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả? 3. Bài mới(30’) Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ(10’) - GV kẻ bảng như sgk và yêu cầu HS lên bảng điền nội dung thích hợp vào ô trống - GV nhận xét và bổ sung - GV yêu cầu HS viết PTHH Hoạt động 2: Bài tập (20’) - GV yêu cầu HS đọc và tóm tắc BT2 ?Chỉ dùng dd Br2 có nhận biết được không? Vì sao? - GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành - GV bổ sung và kết luận - GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài và tìm các yếu tố cần tìm và biết - GV yêu cầu HS tính số mol Br2 ?Cho biết tỉ lệ số mol của các chất tham gia phản ứng? ?Chất nào tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1? - GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài và tìm ra các yếu tố cần tìm và biết - GV bổ sung và kết luận - GV yêu cầu HS tính số mol CO2 và H2O và hướng dẫn HS tìm khối lượng H2 và O2 có trong H2O và CO2 ?Tính toán và cho biết trong công thức A có những nguyên tố nào ? - GV yêu cầu HS cho biết công thức dạng chung - GV yêu cầu HS lập tỉ lệ x: y và lí luận để tìm ra CTPT A - GV yêu cầu HS dựa vào CTPT để trả lời câu c -GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng của C2H6 với Cl2 I. Kiến thức cần nhớ II. Bài tập BT2/133 Dẫn 2 chất khí trên lần lượt qua dd brom, chất khí nào làm mất màu dd brom là khí C2H4 và khí còn lại không làm mất màu dd brom là CH4 vì C2H4 + Br2 à C2H4Br2 BT3 C . C2H4 BT4:nCO2 = = 0,2mol nH2O == 0,3mol -Khối lượng C là:0,2 x12= 2,4g -Khối lượng H là:0,3 x2 =0,6g -Khối lượng của Cvà H trong A là (2,4 + 0,6) = 3g bằng khối lượng của A như vậy trong A chỉ có 2 ngtố C,H b/Ta có công thức chung CXHy Ta có: x : y = : = 1 : 3 à CTPT của A có dạng (CH3)n vì MA < 40à 15n < 40à n= 1 vô lí n= 2 à CTPT của A là C2H6 c/ C2H6 không làm mất màu dd brôm d/ phản ứng của C2H6 với Cl2 as C2H6 + Cl2 à C2H5Cl + HCl 4. Nhận xét, đánh giá(3’) GV hệ thống hoá lại pp giải bài toán tìm CTHH 5. Dặn dò(1’) Dặn dò xem bài thực hành và kẻ bảng tường trình V. Rút kinh nghiệm: Đã làm được Chưa làm được Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 53. Bài 43: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA HIĐROCACBON I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về hiđrocacbon -Thí nghiệm điều chế axetilen từ canxicacbua. (KTTT) -Thí nghiệm đốt cháy axetilen và cho axetilen tác dụng với dd Br2.(KTTT) -Thí nghiệm benzen hoà tan Br2, benzen không tan trong nước (KTTT) 2.Kĩ năng: - Lắp dụng cụ điều chế khí C2H2 từ CaC2 - Thực hiện phản ứng cho C2H2 tác dụng với dd Br2 và đốt cháy axetilen - Thực hiện thí nghiệm hoà tan benzen vào nước và benzen tiếp xúc với dd Br2 - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng . - Viết ptpứ điều chế C2H2, pứ của C2H2 với dd Br2, pứ cháy của C2H2 3. Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập thực hành hoá học . II. Phương pháp: - Vấn đáp,quan sát,hoạt động nhóm,nêu và giải quyết vấn đề,thực hành. III. Chuẩn bị: - Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, ống nghiệm, nút cao su kèm ống nhỏ giọt, giá thí nghiệm, đèn cồn, chậu bằng thuỷ tinh(hoặc nhựa) - Hoá chất: Đất đèn, dd brom, nước cất, benzen. (chuẩn bị 6 bộ thực hành) IV. Tiến trình bài giảng. 1. Ổn định tổ chức(1’) 9A:....................... 9B:..................... 2. Kiểm tra bài cũ(5’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới(30’) Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm(20’) -Cách tiến hành TN như nội dung sgk (hoá chất, dụng cụ, cách tiến hành, dự đoán hiện tượng) -Lưu ý: TN1: Điều chế axetilen -ống A khô , lấy 2-3 mẫu đất đèn bằng hạt ngô TN2: Tính chất của axtilen a.Tác dụng với dd brom b. Tác dụng với oxi trước khi đốt cháy C2H2, phải cho pứ giữa đất đèn và nước xảy ra khoảng vài giây để C2H2 sinh ra đẩy hết phần không khí có trong ống nghiệm và tránh được hiện tượng nổ khi đốt đựng dung dịch Br2. ?Nhận xét hiện tượng và viết phương trình phản ứng? + Tác dụng với oxi(phản ứng cháy): Đốt cháy khí axetilen ở đầu ống vuốt nhọn. ?Nhận xét màu của ngọn lửa và viết phương trình phản ứng? - Lưu ý: phản ứng toả nhiều nhiệt khi đốt cần để C2H2 tinh khiết. - GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm. + Cho 1 ml benzen vào ống nghiệm chứa 2ml nước cát, lắc kĩ, để yên. ?Quan sát và nhận xét? + Cho thêm 2ml dung dịch brom loãng, lắc kĩ, để yên. ?Quan sát và nhận xét hiện tượng? Hoạt động 2: Viết tường trình(10’) - Yêu cầu HS viết báo cáo tường trình theo mẫu: TT NDTN HT GT,PTPƯ - Giành thời gian 5’ để HS hoàn thành tường trình - Nếu còn thời gian, GV chấm điểm cho 1 số nhóm ngay tại lớp, nếu hết thời gian thì thu về nhà I. Tiến hành thí nghiệm 1) Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen + Nhận xét: Axetilen đẩy nước trong ống nghiệm ra, khí axetilen không màu, ít tan trong nước + Phương trình phản ứng : CaC2 + 2H2O à C2H2 + Ca(OH)2 2) Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen * Tác dụng với dung dịch brom + Nhận xét: màu vàng cam của dung dịch brom nhạt dần mất hẳn + Phương trình phản ứng: C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 * Tác dụng với oxi + Nhận xét: cháy với ngọn lửa màu xanh, phản ứng toả nhiều nhiệt. + Phương trình phản ứng: 2C2H2 + 5O2 t 4CO2 + 2H2O 3) Thí nghiệm 3: Tính chất vật lí của benzen + Nhận xét: Benzen không tan trong nước, nhẹ hơn nước. Benzen không làm mất màu dung dịch brom II. Viết tường trình 4. Nhận xét, đánh giá(3’) - GV nhận xét về ý thức, kĩ năng và kết quả thực hành của các nhóm - Tuyên dương nhóm làm tốt, phê bình nhóm làm chưa tốt(nếu có) 5. Dặn dò(1’) Ôn tập toàn bộ kiến thức từ HK II để kiểm tra. V. Rút kinh nghiệm: Đã làm được Chưa làm được Ngày soạn: Ngày giảng: Chương 5 DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON - POLIME Tiết 54. Bài 44: RƯỢU ETYLIC I. Mục tiêu: 1.Kiến thức:Biết được - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo. - Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi. - Khái niệm độ rượu. - Tính chất hoá học: phản ứng với Na, phản ứng cháy, với axit axetic(chỉ giới thiệu). - Ứng dụng: làm nguyên liệu, dung môi trong công nghiệp. - Phương pháp điều chế ancol etylic từ tinh bột, đường hoặc từ etilen. 2.Kĩ năng: - Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học. - Viết các PTHH dạng công thức phân tử và công thức cấu tạo dạng thu gọn. - Phân biệt ancol etylic với benzen. - Tính khối lượng ancol etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình. 3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học. II. Phương pháp: - Vấn đáp,quan sát,hoạt động nhóm,nêu và giải quyết vấn đề. III. Chuẩn bị: Mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ, hoá chất gồm: -Dụng cụ: 2 cốc thuỷ tinh 100ml, đèn cồn, chén sứ, panh. - Hoá chất: Rượu etylic, Na, H2O, phenol phtalein. - Mô hình phân tử dạng đặc và rỗng. IV. Tiến trình bài giảng. 1. Ổn định tổ chức(1’) 9A:............. 9B:.............. 2. Kiểm tra bài cũ(0’) 3. Bài mới(35’) Cồn là 1 hợp chất rất quen thuộc với các em. Trong hoá học, cồn có tên gọi là rượu etylic(ancol etylic), đây là 1 loại dẫn xuất của hiđrocacbon. Vậy rượu etylic có cấu tạo và tính chất hoá học như thế nào? Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Tính chất vật lí(6’) - GV cho HS quan sát lọ đựng rượu etylic(ancol etylic) ?Nhận xét các tính chất vật lí của rượu etylic? - GV: drượu 0,8g/cm3. bổ sung các thông tin khác - ĐVĐ: Trong thực tế, khi nói rượu “nặng” hay “nhẹ” tức là ta đang nhắc đến khái niệm độ rượu. - HS: đọc khái niệm độ rượu ?Em hiểu rượu 45o nghĩa là gì? - Giới thiệu: người ta dùng “rượu kế” để đo độ rượu - GV: làm thí nghiệm pha rượu. Yêu cầu HS xác định độ rượu của dung dịch rượu vừa pha. - Liên hệ: ?Muốn làm giảm độ rượu ta làm như thế nào? Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử(5’) - HS: Các nhóm lắp ráp mô hình phân tử rượu etylic. Viết công thức cấu tạo của rượu etylic - GV: sửa, chọn công thức cấu tạo đúng ?Hãy nhận xét đặc điểm cấu tạo của rượu etylic? - GV giới thiệu: chính nhóm - OH làm cho rượu có tính chất hoá học đặc trưng (GV phân biệt với nhóm OH trong phân tử bazơ) Hoạt động 3: Tính chất hoá học(15’) - GV đặt vấn đề: Rượu etylic có cháy không? - HS: làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi ?Nêu hiện tượng, rút ra nhận xét và viết phương trình phản ứng? + H/tượng: Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, toả nhiều nhiệt ; -GV: Nhờ có tính chất này mà rượu được dụng làm nhiên liệu -GV đặt vấn đề: Rượu etylic có phản ứng với natri không? - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm + Cho một mẩu Na vào cốc đựng rượu etylic + Cho một mẩu Na vào cốc nước(có sẵn vài giọt phenol phtalein) để so sánh ?Nêu hiện tượng quan sát được, nhận xét và viết phương trình phản ứng? + Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra, mẩu Na tan dần; - GV: hướng dẫn HS viết PTPƯ ?Trong phản ứng trên, nguyên tử H đã thay thế nguyên tử nào trong phân tử rượu? ?Nguyên tử H được thay thế nằm ở vị trí của mạch C hay ở nhóm –OH? - GV: Đây là phản ứng đặc trưng - GV: giới thiệu phản ứng của rượu etylic với axit axetic Hoạt động 4: Ứng dụng(5’) - GV: cho HS quan sát tranh vẽ ứng dụng của rượu ?Hãy nêu các ứng dụng của rượu etylic? ?Ngoài các ứng dụng trên, em còn biết ứng dụng nào của rượu nữa? + Rượu nho chữa bệnh thiếu máu. + Tắm rượu rất có lợi cho sức khỏe. ?Tại sao uống nhiều rượu lại có hại cho sức khỏe? Hoạt động 5: Điều chế(4’) ?phương pháp truyền thống để sản xuất rượu là gì? - Giới thiệu: hiện nay, rượu còn được sản xuất bằng cách cho etilen hợp nước I.Tính chất vật lí. - Là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước - Nhiệt độ sôi: 78,30C - Rượu etylic hoà tan được nhiều chất như iot, benzen... * Độ rượu: là số ml rượu etylic nguyên chất có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước(dung dịch rượu) Ví dụ: Rượu 450 có nghĩa là: Cứ 100 ml dung dịch rượu có chứa 45 ml rượu etylic nguyên chất. II. Cấu tạo phân tử: - Công thức cấu tạo: H H H - C - C - O - H H H Hay CH3-CH2-OH hay C2H5-OH - đặc điểm cấu tạo:trong phân tử rượu etylic có 1 nguyên tử H không liên kết với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử O tạo thành nhóm -OH III. Tính chất hoá học. 1.Rượu etylic có cháy không? - TN: SGK/137 - Nhận xét: Rượu etylic t/d mạnh với oxi khi đốt nóng - Phương trình phản ứng: C2H6O +3O2 t 2CO2 + 3H2O 2.Rượu etylic có phản ứng với Na không? - TN: SGK/137; Na tác dụng với nước(có sẵn vài giọt phenol phtalein) - Nhận xét: Rượu etylic tác dụng được với Na, giải phóng khí H2; nhưng Na phản ứng với rượu không mãnh liệt bằng phản ứng với nước) - Phương trình phản ứng: 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa+ H2 3. Phản ứng với axit axetic: (Sẽ học ở bài 45) IV. Ứng dụng SGK V. Điều chế - Chất bột (hoặc đường) lên men Rượu etylic - Cho etilen tác dụng với nước: C2H4 + H2O axit C2H5OH 4. Củng cố, đánh giá(8’) 1) Bài tập 1: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau Cồn 900 có nghĩa
File đính kèm:
- Giao an ca nam_12743876.doc