Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 22: Luyện tập - Năm học 2016-2017 - Huỳnh Thị Tuyết Oanh
*Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
- Mục tiêu :
- Ôn tập, hệ thống lại kiến thức cơ bản về tính chất chung của kim loại.
- So sánh được tính chất của Al với Fe
- So sánh thành phần , tính chất của gang và thép
- Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và biện pháp chống ăn mòn
- Thời gian: 15' - Phương pháp : Thảo luận + đàm thoại
- Phương tiện : Phiếu học tập
Tuần Tiết Ngày soạn Ngày lên lớp 14 27 03/ 12 /2016 7/ 12 /2016 BÀI 22 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG II: KIM LOẠI P I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức : - Ôn tập, hệ thống lại kiến thức cơ bản về tính chất chung của kim loại. - So sánh được tính chất của Al với Fe - So sánh thành phần , tính chất của gang và thép - Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và biện pháp chống ăn mòn 2.Kĩ năng : -Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét và viết các phương trình hoá học. -Vận dụng để làm các bài tập định tính và định lượng. 3.Thái độ : Biết vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG Câu 1: Tính chất hoá học của kim loại ? Câu 2: So sánh tính chất của nhôm và sắt ? Câu 3 : Tính chất và thành phần của gang và thép , quá trình sản xuất gang - thép III. ĐÁNH GIÁ: *Bằng chứng đánh giá + Trong bài giảng: Thông qua phiếu học tập đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh + Sau bài giảng: Học sinh vận dụng kiến thức giải được các bài tập IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.GV : Chuẩn bị phiếu học tập để HS thực hiện tại lớp Phiếu học tập (ghi ở bảng phụ) Lí thuyết - Nêu tính chất hóa học chung của kim loại? Tính chất hóa học của Al và Fe có gì giống và khác nhau.Viết các phương trình phản ứng minh họa. - Liệt kê các nguyên tố kim loại trong dãy hoạt động hoá học theo chiều giảm dần độ hoạt động của kim loại. Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của các kim loại. Viết PTHH minh hoạ cho mỗi ý nghĩa. - Nêu thành phần, tính chất , ứng dụng của gang thép. - Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. B. Bài tập vận dụng Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái A hoặc B,C, D đứng trước câu trả lời đúng 1. Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần? A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe 2. Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4. A. Fe B. Mg C. Cu D. Zn 3. Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là: A. Na, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Ag. B. Al, Na, Zn, Fe, Pb, Sn, Mg. C. Cu, Pb, Sn, Fe, Zn, Al, Na. D. Ag, Cu, Sn, Pb, Zn, Al, Na. 4. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dd CuCl2: A. Na, Al, Cu B. Al, Fe, Mg C. Na, Ag, Fe D. K, Mg, Au 5. Cho 23,6 gam hỗn hợp Mg, Fe, Cu tác dụng vừa đủ với 91,25 gam dung dịch HCl 20% thu được dung dịch A và 12,8 gam chất không tan .Khối lượng các kim loại trong hỗn hợp lần lượt là: A. 2,4g; 8,4g và 12,8g B. 2,4g; 4,8g và 12,8g C. 3 g; 7,8g và 12,8g D. 2g; 8,8g và 12,8g V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học *Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ - Mục tiêu : - Ôn tập, hệ thống lại kiến thức cơ bản về tính chất chung của kim loại. - So sánh được tính chất của Al với Fe - So sánh thành phần , tính chất của gang và thép - Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và biện pháp chống ăn mòn - Thời gian: 15' - Phương pháp : Thảo luận + đàm thoại - Phương tiện : Phiếu học tập Phát phiếu học tập cho các nhóm học sinh thảo luận. - Hướng dẫn các nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập ở phần lí thuyết. GV bổ sung và kết luận HS thảo luận nhóm Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi Các nhóm khác bổ sung HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi số 2 Đại diện nhóm trả lời tính chất hoá học của kim loại và viết PTHH HS trả lời ( hoặc thảo luận nhóm ) Giống nhau:Tính chất hoá học của kim loại Khác nhau: Al + kiềm HS làm theo yêu cầu của GV HS trả lời các câu hỏi Là sự phá huỷ ... Môi trường,nhiệt độ Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường , chế tạo hợp kim 1/Tính chất hoá học của kim loại: -Dãy hoạt động hoá học của kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au - Mức độ hoạt động của kim loại giảm dần từ trái qua phải. -Tính chất hoá học của kim loại: Kim loại +phi kim 3Fe + 2O2 à Fe3O4 2Al + 3Cl2 à 2AlCl3 Kim loại + nước 2K + 2H2O à 2KOH + H2 Kim loại + axít Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 Kim loại + muối Fe + CuSO4 à FeSO4 + Cu 2/ Tính chất hoá học của kim loại nhôm, sắt có gì giống nhau và khác nhau a.Tính chất hoá học giống nhau -Nhôm sắt có những tính chất hoá học của kim loại. -Đều không phản ứng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc nguội b. Tính chất hoá học khác nhau: -Nhôm có phản ứng với kiềm -Khi tạo thành hợp chất Al(III), Fe(II) và (III) 3/Hợp kim của sắt:Thành phần tính chất và sản xuất gang thép 4/Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. *Hoạt động 2: Bài tập vận dụng - Mục tiêu : -Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét và viết các phương trình hoá học. -Vận dụng để làm các bài tập định tính và định lượng. - Thời gian: 28' - Phương pháp :Thảo luận + đàm thoại - Phương tiện : Phiếu học tập Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm giải các bài tập vận dụng trong phiếu học tập HS thảo luận nhóm để giải bài tập (hoặc trả lời cá nhân) Đại diện nhóm trả lời Đại diện nhóm khác bổ sung II.Bài tập 1/ C 2/ D 3/ B 4/ B 5/ Khối lượng chất rắn không tan là Cu = 12,8 gam Gọi x, y lần lượt là số mol Mg và Fe. Khối lượng Mg, Fe : 24x + 56y = 23,6 – 12,8(1) Số mol HCl = 0,5 (mol) Mg + 2HCl→ MgCl2 + H2 x → 2y Fe + 2HCl→ MgCl2 + H2 y → 2y n HCl phản ứng =0,5(2) Từ (1) và (2) => x= 0,1mol ; y = 0,15 mol mCu = 12,8 g; m Fe = 8,4 g m Mg = 2,4 g 2.Hướng dẫn về nhà:2' - Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập còn lại trong sgk - Nghiên cứu bài TH : Tính chất hoá học của nhôm và sắt để tiết sau TH lấy điểm hệ số 1(15’) 3. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Bai 22 Luyen tap chuong 2 Kim loai_12729112.docx