Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- HS biết: Làm thí nghiệm hòa tan natri hidroxit trong nước.

- HS hiểu: Natri hidroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt, từ đó liên hệ thực tế.

1.2. Kĩ năng:

 - Dự đoán, làm các thí nghiệm để kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của natri hidroxit.

 - Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của natri hidroxit.

 - Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch natri hidroxit tham gia phản ứng.

 - HS thực hiện thành thạo các thí nghệm.

1.3. Thái độ:

 - Giáo dục HS tiết kiệm hóa chất khi thí nghiệm. Ý thức bảo vệ mội trường.

2. TRỌNG TÂM

 - Tính chất hóa học của natri hidroxit.

3. CHUẨN BỊ

 3.1.Giáo viên:

 + Laptop, máy chiếu

 + Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc thủy tinh, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ. + Hóa chất: NaOH (rắn), quì tím , phenolphtalein không màu, dd HCl, dd CuSO4

 3.2. Học sinh: Soạn bài dự đoán tính chất hóa học của NaOH.

4. TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.

 4.2. Kiểm tra miệng:

Câu 1: Nêu tinh chất hóa học của bazơ. Viết các PTHH minh họa. (5đ)

TL: + DD bazơ tan làm quỳ tím hóa xanh, làm phenoltalein không màu hóa đỏ

+ DD bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

 2NaOH + CO2 à Na2CO3 + H2O

+ Tác dụng với axit tạo thành muối và nước:

Ca(OH)2 + H2SO4 à CaSO4 + 2H2O

+ Tác dụng với dd muối tạo thành muối mới và bazơ mới

CuSO4 + 2NaOH à Cu(OH)2$ + Na2SO4

+ Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy:

Cu(OH)2 t0 CuO + H2O

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7 – Tiết 11 
Tuần 6
ND: /9 / 2019
 	 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
1. MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức:
 - HS biết :
	+ Tính chất hóa học chung của bazơ (tác dụng với axit).
	+ Tính chất hóa học riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với chất chỉ thị, oxit axit và với dung dịch muối).
	+ Tính chất hóa học riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân hủy)
 - HS hiểu: Vận dụng hiểu biết về tính chất hóa học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.
 1.2. Kĩ năng:
 - Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.
 -Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của bazơ.
 -Tra bảng tính tan để biết một số bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc không tan.
 1.3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức tiết kiệm hóa chất khi làm thí nghiệm. Ý thức bảo vệ môi trường. 
2. TRỌNG TÂM
 - Tính chất hóa học của bazơ.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: 
 + Hóa chất: dd NaOH, dd CuSO4 , dd HCl, giấy quỳ tím, giấyphenol phtalein không màu. + Dụng cụ: đèn cồn, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt.
 3.2. Học sinh: 
 + Ôn tính chất hóa học của oxit axit, axit.
 + Tìm hiểu tính chất hóa học của bazơ tan và bazơ không tan.
4. TIẾN TRÌNH
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
 4.2. Kiểm tra miệng: Nhận xét và sữa bài kiểm tra của HS tiết trước.
 4.3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
HS: Nhắc lại khái niệm bazơ ? ( Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm (- OH).
HS: Có mấy loại bazơ ( 2 loại: bazơ tan trong nước và bazơ không tan).
GV: Chúng ta đã biết các loại bazơ như: Ca(OH)2, NaOH, Cu(OH)2, Al(OH)3 là những bazơ tan và không tan. Vậy chúng có những tính chất hóa học gì?
Hoạt động 2: Tính chất hóa học của bazơ.
 HS nhóm làm thí nghiệm (2 phút)
TN1: Nhỏ 1 giọt dd NaOH lên mẩu giấy quỳ tím. Quan sát sự đổi màu của quỳ tím.
TN2: Nhỏ 1 giọt dd NaOH lên mẩu giấy phenolphthalein không màu. Quan sát sự đổi màu của phenolphthalein.
- HS: nêu hiện tượng à kết luận.
GV: Oxit axit tác dụng với dd bazơ tạo ra sản phẩm là gì?(HS nhớ kiến thức tính chất hóa học của oxit axit). Từ đó kết luận về tác dụng của dd bazơ với oxit axit.
HS: viết PTHH
GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của axit à từ đó liên hệ đến tính chất tác dụng của bazơ với axit. 
 Lưu ý HS: Bazơ tan và không tan đều tác dụng được với axít
HS : viết PTHH
GV: phản ứng giữa axit và bazơ gọi là phản ứng gì?
HS: phản ứng giữa axit và bazơ gọi là phản ứng trung hòa
Bazơ có tác dụng với dung dịch muối không?
 HS nhóm làm thí nghiệm ( 2 phút)
Nhỏ vài giọt dd muối CuSO4 vào ống nghiệm đựng 1ml dd NaOH. Quan sát hiện tượng, nhận xét, kết luận.
HS: dd CuSO4 tác dụng với dd NaOH tạo ra chất không tan màu xanh lơ là Cu(OH)2
HS kết luận
GV: Bazơ không tan có những tính chất hóa học riêng nào không?
 HS nhóm làm thí nghiệm ( 3 phút)
Cho 1 ít bazơ không tan Cu(OH)2 vào ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát màu chất rắn trước và sau khi đun. Nhận xét, kết luận.
- HS nhận xét hiện tượng và giải thích: phản ứng phân hủy Cu(OH)2 màu xanh lơ sinh ra chất rắn CuO màu đen và nước .
GV: thông báo tương tự như Cu(OH)2 một số bazơ khác như Fe(OH)3, Al2(OH)3, Mg(OH)2 cũng bị nhiệt phân hủy cho ra oxit và nước.
HS : Viết PTHH
GV: Yêu cầu HS so sánh bazơ tan và không tan có tính chất hóa học nào giống và khác nhau.
- Giống: Bazơ tan và không tan đều tác dụng với axit.
- Khác:
+ Bazơ tan: làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit, tác dụng với muối.
+ Bazơ không tan: bị nhiệt phân hủy.
1 . Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu:
Các dd bazơ (kiềm) đổi màu chất chỉ thị:
 + Quỳ tím thành màu xanh
 + Phenolphtalein không màu thành màu đỏ.
2. Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit.
Ca(OH)2 + SO2 à CaSO3$ + H2O
6NaOH + P2O5 à 2Na3PO4 + 3H2O
3. Tác dụng của bazơ với axít:
 NaOH + HCl à NaCl + H2O
Cu(OH)2+2HNO3à Cu(NO3)2 + 2H2O
4. Tác dụng với dung dịch muối:
CuSO4 + 2NaOH à Cu(OH)2$ + Na2SO4 
á Điều kiện: Muối hoặc bazơ sinh ra là chất không tan.
5. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy.
 Cu(OH)2 t0 CuO + H2O
 (màu xanh) ( màu đen)
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
BT 2/25SGK
TL: BT 2/25SGK
a) Những bazơ tác dụng với dd HCl: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2
NaOH + HCl à NaCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HCl à CuCl2 + 2H2O
Ba(OH)2 + 2HCl à BaCl2 + 2H2O
b) Bị nhiệt phân hủy: Cu(OH)2
Cu(OH)2 t0 CuO + H2O
c) tác dụng với CO2: NaOH, Ba(OH)2
2NaOH + CO2 à Na2CO3 + H2O
Ba(OH)2 + CO2 à BaCO3$ + H2O
d) Đổi màu quỳ tím thành xanh: NaOH, Ba(OH)2
 5. Hướng dẫn HS tự học: 
 - Đối với bài học ở tiết học này:
 + Học bài: tính chất hóa học của bazơ viết được PTHH cho mỗi tính chất.
 + Làm BT: 1, 3, 4, 5b / 25 sgk
 Hướng dẫn HS làm bài 4* /25 sgk
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 + Chuẩn bị bài: Một số bazơ quan trọng. 
 Soạn bài: NaOH có những tính chất hóa học nào?
 Sản xuất NaOH nhứ thế nào?
5. RÚT KINH NGHIỆM
 - Nội dung:
 - Phương pháp:
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
Bài 8 – Tiết 12 
Tuần 6
ND: 27/ 9/ 2019 MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết: Làm thí nghiệm hòa tan natri hidroxit trong nước.
- HS hiểu: Natri hidroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt, từ đó liên hệ thực tế.
1.2. Kĩ năng:
	- Dự đoán, làm các thí nghiệm để kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của natri hidroxit.
	- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của natri hidroxit.
	- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch natri hidroxit tham gia phản ứng.
	- HS thực hiện thành thạo các thí nghệm.
1.3. Thái độ:
	- Giáo dục HS tiết kiệm hóa chất khi thí nghiệm. Ý thức bảo vệ mội trường.
2. TRỌNG TÂM
	- Tính chất hóa học của natri hidroxit.
3. CHUẨN BỊ
 3.1.Giáo viên:
 + Laptop, máy chiếu
	+ Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc thủy tinh, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ. 	+ Hóa chất: NaOH (rắn), quì tím , phenolphtalein không màu, dd HCl, dd CuSO4 
 3.2. Học sinh: Soạn bài dự đoán tính chất hóa học của NaOH.
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
 4.2. Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Nêu tinh chất hóa học của bazơ. Viết các PTHH minh họa. (5đ)
TL: + DD bazơ tan làm quỳ tím hóa xanh, làm phenoltalein không màu hóa đỏ 
+ DD bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
 2NaOH + CO2 à Na2CO3 + H2O 
+ Tác dụng với axit tạo thành muối và nước:
Ca(OH)2 + H2SO4 à CaSO4 + 2H2O
+ Tác dụng với dd muối tạo thành muối mới và bazơ mới
CuSO4 + 2NaOH à Cu(OH)2$ + Na2SO4 
+ Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy:
Cu(OH)2 t0 CuO + H2O 
Câu 2: Sửa BT 5b/25 SGK (5đ)
nNa2O = 0,25mol
Na2O + H2O à 2NaOH
0,25mol 2.0,25mol
CMNaOH = 
TL: 5b/25 SGK. Làm đủ các BT 
2NaOH + H2SO4 à Na2SO4 + 2H2O
2mol 1mol 1mol 2mol
0,5mol 0,25mol
mH2SO4 = 0,25. 98 = 24,5(g)
mddH2SO4 = (24,5. 100%): 20% = 122,5(g)
VddH2SO4 = 122,5 : 1,14 = 107,5(ml)
 4.3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Sau khi đã nghiên cứu tính chất hóa học của bazơ. Hôm nay chúng ta tìm hiểu tính chất một số bazơ quan trọng như; NaOH, Ca(OH)2. Vậy NaOH có những tính chất vật lý, hóa học nào? Chúng có những ứng dụng gì?
Hoạt động 2: Tính chất vật lý
GV lấy 1 viên NaOH để trong ống nghiệm và cho HS quan sát trạng thái, màu sắc.
Cho viên NaOH vào ống nghiệm đựng nước – lắc đềuà sờ tay vào thành ống nghiệm nêu nhận xét về tính tan của NaOH. 
HS: NaOH là chất rắn, không màu, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
GV liên hệ thực tế dung dịch NaOH có tính nhờn làm mục vải, giấy và ăn mòn da (cho HS nêu hiện tượng các em giặt đồ nếu cho nhiều xà phòng Ò tay bị rát, mặc dù rửa tay nhiều lần nhưng vẫn còn nhờn) Ò cẩn thận khi sử dụng NaOH.
HS: đọc nội dung tính chất vật lý của NaOH.
GV đặt vấn đề: NaOH thuộc loại hợp chất nào? Các em hãy dự đoán tính chất hóa học của NaOH
Hoạt động 3: Tính chất hóa học
HS: Natri hidroxit là bazơ tan à dự đoán: NaOH có các tính chất hóa học của bazơ tan.
GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất của bazơ tan.
Thực hiện các thí nghiệm sau ghi hiện tượng quan sát được vào phiếu học tập để rút ra tính chất hóa học của NaOH.
TN1: Nhỏ 1 giọt dd NaOH lên giấy quỳ tím.
 Nhỏ 1 giọt phenolphtalein không màu vào ống nghiệm chứa dd NaOH.
TN 2: Nhỏ thêm vào ống nghiệm chứa dd NaOH 2ml dd HCl.
GV gọi các nhóm nêu hiện tượng thí nghiệm, nhận xét à kết luận về tính chất hoá học của dd NaOH.
Gọi HS viết PTHH minh họa cho mỗi tính chất.
GV cho HS biết trường hợp NaOH tác dụng với CO2 khi nào tạo ra muối trung hoà, muối axit và đồng thời cả 2 muối.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại hiện tượng thí nghiệm
Nhỏ vài giọt dd muối CuSO4 vào ống nghiệm đựng dd NaOH. 
HS kết luận, viết PTHH.
GV: NaOH có những ứng dụng quan trọng nào?
Hoạt động 4: Ứng dụng
GV cho HS xem một số tranh nêu ứng dụng của NaOH.
GV: NaOH là hóa chất cơ bản luôn có trong phòng thí nghiệm, NaOH được sản xuất như thế nào?
Hoạt động 5: Sản xuất Natri hidroxit.
GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk phần IV/ sgk trang 27.
Cho HS quan sát thí nghiệm sản xuất NaOH bằng cách điện phân dd NaCl bão hòa (quan sát trên máy vi tính).
 GV: Điện phân dd NaCl bão hòa có màng ngăn bao quanh cực dương( anot) không cho khí clo sinh ra ở cực dương tác dụng với NaOH nhằm tránh sự tạo nước Javen.
Gọi HS viết PTHH.
Liên hệ: NaOH có trong thành phần của xà phòng cục và là hóa chất gây hại da tay, đồng thời làm tan kim loại nhôm nên khi sử dụng xà phòng chà rửa đồ dùng bằng nhôm chú ý rửa lại bằng nước lã cho thật sạch.
A.Natri hidroxit (NaOH)
I. Tính chất vật lý:
 (SGK/26)
II. Tính chất hóa học:
1. Đổi màu chất chỉ thị:
 Dung dịch NaOH làm đổi màu quỳ tím thành xanh, phenol phtalein không màu thành màu đỏ.
2. Tác dung với axit:
NaOH + HCl à NaCl + H2O
2NaOH + H2SO4 à Na2SO4 + 2H2O
3. Tác dụng với oxit axit:
2NaOH + CO2 à Na2CO3 + H2O
2NaOH + SO3 à Na2SO4 + H2O
4. Tác dụng với dung dịch muối:
CuSO4 + 2NaOH à Cu(OH)2$ + Na2SO4 
III. Ứng dụng:
 (SGK / 26)
IV. Sản xuất Natri hidroxit.
Phương trình điện phân dd NaCl:
2NaCl+2H2O đp 2NaOH + H2#+Cl2#
 m n
 mn: màng ngăn
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1: Viết các PTPỨ thực hiện biến hóa theo sơ đồ sau:
Na à Na2O àNaOH àNaClàNaOHà Na2SO4 
 Gọi 2 HS đại diện 2 nhóm lên bảng viết PTHH. Nhận xét, sửa sai. 
TL: Câu 1
1) 4Na + O2 à 2Na2O
2) Na2O + H2O à 2NaOH
3) NaOH + HCl à NaCl + H2O
4) 2NaCl + 2H2O đp mn 2NaOH + H2# + Cl2#
5)2NaOH +H2SO4àNa2SO4 +2H2O
Câu 2: BT4/27 SGK. 
GV cho HS tìm hiểu đề bài. 
Hướng dẫn HS làm bài vào VBT.
 Gọi 1 HS lên bảng làm bài – nhận xét – cho điểm.
Câu 2: BT 4/27 SGK.
TL: Số mol các chất tham gia phản ứng:
nCO2 = 1,568 : 22,4 = 0,07(mol)
nNaOH = 6,4 : 40 = 0,16 (mol)
2NaOH + CO2 à Na2CO3 + H2O
2 mol 1 mol 1 mol 1 mol
0,14mol 0,07mol 0,07mol
Lập tỉ số:
0,16 : 2 > 0,07 : 1 à NaOH dư
a) Khối lượng muối thu được sau phản ứng:
mNa2CO3 = 0,07 x 106 = 7,42(g)
b) Khối lượng NaOH dư:
mNaOH dư = (0,16 – 0,14) x 40
 = 0,8(g)
 4.5. Hướng dẫn HS tự học: 
- Đối với bài học ở tiết học này:
 + Học thuộc tính chất hóa học của NaOH. Viết được PTHH.
 + Làm bài tập 1, 2, 3 / 27 sgk.
 BT1 Gợi ý HS cách nhận biết các chất rắn: NaOH, Ba(OH)2, NaCl
 + Hòa tan các chất vào nước được các dung dịch.
 + Dùng quỳ tím nhận biết dd NaCl
 + Dùng H2SO4 nhận biết dd Ba(OH)2 có kết tủa BaSO4, không kết tủa là NaOH
- Đối với bài học ở tiết họ tiếp theo:
 + Chuẩn bị phần B. Canxi hidroxit 
 + Tìm hiểu: Canxi hidroxit thuộc lọai bazơ gì ? Tính chất hóa học của Canxi hidroxit.
5. RÚT KINH NGHIỆM
 - Nội dung:
 - Phương pháp:
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
 Ngày tháng 9 năm 2019
 GV
 Phạm Thị Thúy Thư

File đính kèm:

  • docxHOA 9_12733008.docx
Giáo án liên quan