Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- HS phân biệt đ¬ược vật thể tự nhiên và nhân tạo, vật liệu và chất. Biết đ¬ược ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

- Các vật thể tự nhiên đ¬ược hình thành từ các chất còn các vật thể nhân tạo đ¬ược làm ra từ các vật liệu mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp 1 số chất.

- HS phân biệt đ¬ược chất và hỗn hợp: 1 chất chỉ khi không lẫn chất nào khác (chất tinh khiết) mới có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không.

- Biết đ¬ược n¬ước tự nhiên là 1 hỗn hợp và n¬ước cất là chất tinh khiết.

2. Kỹ năng

- HS được rèn luyện kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất có những tính chất vật lí và hoá học nhất định biết mỗi chất

đ¬ược sử dụng để làm gì là tuỳ theo tính chất của nó.

- Biết dựa vào tính chất của chất để nhận biết và giữ an toàn khi dùng hoá chất.

- Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chát để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp .

3.Thái độ

- GD ý thức ham học, ứng dụng kiến thức đã biết về chất để vận dụng, sử dụng các chất cho hợp lý trong cuộc sống.

4. Năng lực

Năng lực tư duy tổng hợp, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực hợp tác nhóm.

II. Chuẩn bị bài học

1. Giáo viên

- Nghiên cứu soạn giáo án

- Chai n¬ước khoáng (có ghi thành phần trên nhãn), n¬ước cất, NaCl tinh thể, đèn cồn, ống nghiệm, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, giá đỡ.

2. Học sinh

Làm bài tập ở nhà và đọc trước bài mới.

III. Tiến trình bài học

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1:
Soạn ngày: 16/8/2019
Ngày dạy:
MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích.
- Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
- Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học, trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp đọc sách, chú ý rèn luyện 
phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo. Học tốt môn hoá học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.
2. Kỹ năng 
 - Rèn kỹ năng quan sát và nhận xét thí nghiệm.
3.Thái độ
- Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác.
- Yêu thích môn học .
4. Năng lực 
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học, hợp tác nhóm.
- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên
- Nghiên cứu soạn giáo án.
- Phiếu học tập
STT
Tên thí nghiệm
Dụng cụ
Hóa chất
1
CuSO4 + NaOH
1 ống nghiệm, 1 hút hóa chất, 1 kẹp gỗ
Dd CuSO4 , dd NaOH
2
Đinh sắt + HCl
1 ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 1 kẹp sắt.
Đinh sắt, dd HCl
2. Học sinh
	Nhớ lại các kiến thức có liên quan đến bài học mà giáo viên gợi mở ở các môn học khác.
III. Tiến trình bài học 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động (6 phút)
- Mục tiêu: Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.
B1: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
- Em hãy nhớ và kể lại vài tính chất của nước?
- Em hãy kể tên một số loại phân bón đã học trong chương trình công nghệ lớp 7?
- Em hãy sờ tay vào tường, kết hợp với hiểu biết của em mô tả lại cách làm và kết quả của hiện tượng quét vôi lên tường?
- Em hãy dự đoán xem hóa học nghiên cứu về đối tượng nào?
B2: HS thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu của GV.
B3: Cử đại diện của nhóm đứng tại chỗ báo cáo kết quả thảo luận.
B4: GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, sau đó GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Nhớ lại các kiến thức có liên quan đến hóa học các em đã học ở các môn học khác như khoa học tự nhiên ở cấp tiểu học, từ đó liên hệ với bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (32 phút)
- Mục tiêu: Biết cách tiến hành thí nghiệm, nhận xét hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, từ đó rút ra được khái niệm hóa học là gì.
- Nêu được một số ứng dụng của hóa học trong đời sống và sản xuất
- Nêu được một số hoạt động và phương pháp mà học sinh cần thực hiện khi học môn hóa học
2.1 Tìm hiểu hóa học là gì ?
B1: GV yêu cầu HS:
- Làm thí nghiệm theo nhóm: 
+ TN1: Cho 1ml dd đồng II sunfat vào ống nghiệm thứ nhất rồi cho thêm 1 ml dd natri hidroxit vào, quan sát hiện tượng và nhận xét.
+ TN2: Cho vào ống nghiệm thứ hai 1ml dd HCl và một đinh sắt nhỏ, q/sát h/tượng và nhận xét.
- Hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Em hãy nhận xét về màu sắc, trạng thái các chất ban đầu và chất tạo thành sau thí nghiệm?
Câu 2. Em hãy cho biết hóa học nghiên cứu những gì?
B2: HS hoạt động nhóm hoàn thành theo yêu cầu của GV.
B3: Đại diện nhóm đứng tại chỗ báo cáo kết quả.
B4: Các nhóm nhận xét chéo kết quả của nhau, GV nhận xét kết quả của các nhóm và chốt kiến thức.
2.2 Tìm hiểu vai trò của hóa học đối với cuộc sống của chúng ta.
B1: GV cho HS HĐ cá nhân
- Nghiên cứu thông tin trong sgk kết hợp với kiến thức thực tế hoàn thành phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Yêu cầu
Tên các vật
- Kể tên ba vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình em?
- Kể tên ba loại sản phẩm hóa học sử dụng nhiều trong nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp ở địa phương em?
- Kể ra những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của em và cho việc bảo vệ sức khỏe của gia đình em?
- Vai trò của hóa học trong đời sống của chúng ta.
B2: HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập.
B3: Học sinh đứng tại chỗ báo cáo kết quả của các nhân.
B4: GV nhận xét các câu trả lời của HS và chốt kiến thức.
2.3Tìm hiểu các em cần làm gì để học tốt môn hóa học.
B1: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm ra các phương pháp để học tập tốt môn hóa học
B2: HS thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu của GV
B3: Đại diện các nhóm đứng tại chỗ trả lời
B4: GV nhận xét câu trả lời của các nhóm, bổ sung và chốt kiến thức.
I. Hoá học là gì ?
 - Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.
II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta ?
 - Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
III. Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học ?
1. Khi học tập môn hoá học các em cần chú ý thực hiện các hoạt động sau 
a) Thu thập tìm kiếm kiến thức. 
b) Xử lí thông tin.
c) Vận dụng.
d) Ghi nhớ.
 2. Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt ?( sgk- tr 5) 
Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về đối tượng của hóa học, vai trò của hóa học và phương pháp để học tốt môn hóa.
B1: GV cho HS HĐ cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Hoàn thành các câu hỏi bài tập sau:
Câu 1: Hóa học là khoa học nghiên cứu về:
A. Các con số	 	
B. Các bài viết	 
C. Quang học 	
D. Chất và sự biến đổi của chất
 Câu 2: Khi cho đinh sắt vào dung dịch axit clohidric, chất mới tạo thành là:
	A) Chất rắn
	B) Không có chất mới
c)	C) Chất lỏng
	D)Chất khí
Câu 3: Theo em hóa học có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất? Lấy ví dụ minh họa?
Câu 4: Em hãy nêu phương pháp để học tốt môn hóa học?
B2: HS làm việc cá nhân hoàn thành yêu cầu của GV.
B3: HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả của mình.
B4: HS nhận xét bài làm của nhau, sau đó GV nhận xét các câu trả lời của HS.
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức.
B1: GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu qua các kênh thông tin trả lời các câu hỏi sau: (không bắt buộc HS nào cũng phải làm)
Câu 1: Khi cho dung dịch natri hidroxit vào dung dịch đồng (II) sunfat thấy tạo thành:
 	A. Một chất lỏng màu xanh đậm
	B. Một chất lỏng không màu
	C. Một chất rắn không tan trong nước màu xanh đậm
	D. Không có hiện tượng gì.
Câu 2: Ở chợ thường bán một loại nước có thể tẩy sạch vết mực nếu chẳng may dây vào áo các em, chất đó được tạo ra nhờ hóa học. Em hãy tìm hiểu xem nước đó tên là gì?
Câu 3: Nếu bị sốt cao mất nước nhiều bác sĩ thường truyền vào máu chúng ta một loại dung dịch, dung dịch đó được tạo ra nhờ hóa học. Em hãy tìm hiểu xem dung dịch đó gồm những chất nào?
B2: HS về nhà tìm hiểu qua các kênh thông tin để rả lời các câu hỏi của GV.
B3: HS sẽ trả lời câu hỏi vào đầu giờ tiết hôm sau.
B4: GV nhận xét các câu trả lời của HS
Biết cách tìm hiểu kiến thức qua các kênh thông tin để giải quyết các vấn đề gặp phải trong thực tế.
IV. Rút kinh nghiệm bài học
...
TIẾT 2
Soạn ngày: 16/8/2019
Ngày dạy:
 CHẤT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS phân biệt được vật thể tự nhiên và nhân tạo, vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
- Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp 1 số chất.
- HS phân biệt được chất và hỗn hợp: 1 chất chỉ khi không lẫn chất nào khác (chất tinh khiết) mới có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không.
- Biết được nước tự nhiên là 1 hỗn hợp và nước cất là chất tinh khiết.
2. Kỹ năng 
- HS được rèn luyện kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất có những tính chất vật lí và hoá học nhất định biết mỗi chất 
được sử dụng để làm gì là tuỳ theo tính chất của nó.
- Biết dựa vào tính chất của chất để nhận biết và giữ an toàn khi dùng hoá chất.
- Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chát để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp . 
3.Thái độ
- GD ý thức ham học, ứng dụng kiến thức đã biết về chất để vận dụng, sử dụng các chất cho hợp lý trong cuộc sống.
4. Năng lực 
Năng lực tư duy tổng hợp, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực hợp tác nhóm.
II. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên
- Nghiên cứu soạn giáo án
- Chai nước khoáng (có ghi thành phần trên nhãn), nước cất, NaCl tinh thể, đèn cồn, ống nghiệm, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, giá đỡ.
2. Học sinh
Làm bài tập ở nhà và đọc trước bài mới.
III. Tiến trình bài học 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Huy động các kiến thức mà học sinh đã biết trong các môn sinh học và vật lí để hình thành kiến thức mới.
B1: GV cho học sinh thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi sau:
-Ở chợ thường bán một loại nước có thể tẩy sạch vết mực nếu chẳng may dây vào áo các em, chất đó được tạo ra nhờ hóa học. Em hãy tìm hiểu xem nước đó tên là gì?
- Hãy kể tên ba đồ vật được làm bằng: Nhôm, thủy tinh, nhựa (chất dẻo).
B2: HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi 
B3: Đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời.
B4: Các nhóm nhận xét câu trả lời của nhau, GV nhận xét câu trả lời của HS.
-Nước javen
-Kể tên được các đồ vật được làm từ các chất khác nhau
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức(32 phút)
*Mục tiêu:
- Phân biệt vật thể và chất.
- Biết được 
+ Mỗi chất có những tính chất vật lí và hoá học nhất định biết mỗi chất được sử dụng để làm gì là tuỳ theo tính chất của nó.
+ Biết dựa vào tính chất của chất để nhận biết và giữ an toàn khi dùng hoá chất.
+ Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp .
+ Phân biệt được chất và hỗn hợp: 1 chất chỉ khi không lẫn chất nào khác ( chất tinh khiết ) mới có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không có tính chất nhất định.
+ Biết được nước tự nhiên là một hỗn hợp và nước cất là chất tinh khiết .
-HS biết được dựa vào tính chất vật lí khác nhau ta có thể tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp. 
2.1 Tìm hiểu chất có ở đâu
B1: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi:
- Có mấy loại vật thể, là những loại nào? Mỗi loại lấy 2 ví dụ minh họa. Các vật thể đó được tạo thành từ những nguyên liệu nào?
- Chất có ở đâu?
B2: HS làm việc cá nhân hoàn thành các câu hỏi của GV
B3: HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi.
B4: HS nhận xét câu trả lời của nhau, sau đó GV nhận xét và chốt kiến thức.
2.2 Tìm hiểu tính chất của chất
B1: Yêu cầu HS thảo luận nhóm:
- Hoàn thành yêu cầu trong phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP 
Liên hệ thực tế kết hợp với các môn học khác, hãy cho biết những kiến thức về nước sau:
+ Trạng thái (ở nhiệt độ thường):
+ Màu sắc:
+ Mùi vị:
+ Nhiệt độ sôi:
+ Nhiệt độ hóa rắn:
+ Khối lượng riêng
+ Có khả năng hòa tan các chất
- Việc biết trước các tính chất của chất có lợi gì?
B2: HS thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu của GV.
B3: Đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
B4: Các nhóm nhận xét kết quả thảo luận của nhau, sau đó GV nhận xét và chốt kiến thức.
2.3 Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp.
B1: Yêu cầu HS độc lập nghiên cứu thông tin trong sgk, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 
+ Thế nào là chất tinh khiết, hỗn hợp? lấy ví dụ minh họa ?
+ Em có nhận xét gì về tính chất của chất tinh khiết và của hỗn hợp? giải thích cho nhận xét của mình ?
B2: HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu của GV.
B3: HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi.
B4: HS nhận xét câu trả lời của nhau, GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức.
2.4 Tìm hiếu các phương pháp vật lí để tách chất ra khỏi hỗn hợp.
B1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm 
- Làm thí nghiệm: Bỏ muối vào cốc nước khuấy cho tan, sau đó đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn.
- Nêu hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, sau khi nước bay hơi hết thì sản phẩm thu được là chất gì?
- Dựa vào đâu để ta có thể tách riêng được 1 chất ra khỏi hỗn hợp ? 
B2: HS làm việc theo nhóm hoàn thành các yêu cầu của GV.
B3: Đại diện đứng tại chỗ trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình.
B4: Các nhóm nhận xét kết quả làm việc của nhau, sau đó GV nhận xét và chốt kiến thức.
I.Chất có ở đâu ? 
 - Có 2 loại vật thể :
 + Vật thể tự nhiên gồm một số chất khác nhau. 
 + Vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.
 - Ở đâu có vật thể nơi đó có chất.
II. Tính chất của chất. 
 1. Mỗi chất có những tính chất chất nhất định.
a) Quan sát.
b) Dùng dụng cụ đo.
c) Làm thí nghiệm
 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ?
a) Giúp phân biệt chất này với chất khác. Tức nhận biết được chất.
b) Biết cách sử dụng chất.
c) Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.
III. Chất tinh khiết. 
1. Hỗn hợp.
- Hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau.
- Không có tính chất nhất định.
2. Chất tinh khiết.
- Chất tinh khiết không bị lẫn các chất khác.
- Có tính chất nhất định.
 VD: Nước tinh khiết có :
tonc= 0oc, tos= 100oc, D =1g/cm3
 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. 
 - Dựa vào tính chất vật lí khác nhau ta có thể tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp. 
Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức trong bài học cho HS.
B1: Yêu cầu HS làm việc cá nhân, nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Tính chất nào của chất trong số các chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm?
A. Màu sắc                
B. Tính tan trong nước  
C. Khối lượng riêng   
D. Nhiệt độ nóng chảy
Câu 2: Hỗn hợp nào sau đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy đều và lọc?
A. Bột đá vôi và muối ăn                   
B. Bột than và bột sắt
C. Đường và muối                                  
D. Giấm và rượu
Câu 3: Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được trong chất lỏng là tinh khiết?
A. Không màu, không mùi               
B. Không tan trong nước
C. Lọc được qua giấy lọc                    
D. Có nhiệt độ sôi nhất định
Câu 4: Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là:
A. Lọc                                          
B. Chưng cất            
C. Bay hơi                                 
D. Để yên để muối lắng xuống gạn đi
Câu 5: Rượu etylic( cồn) sôi ở 78,30 nước sôi ở 1000C. Muốn tách rượu ra khỏi hỗn hợp nước có thể dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây?
A. Lọc                                                                 B. Bay hơi
C. Chưng cất ở nhiệt độ khoảng 800                    D. Không tách được
B2: HS làm việc cá nhân, nhóm đôi thực hiện theo yêu cầu của GV.
B3: HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi.
B4: HS nhận xét các câu trả lời của nhau, sau đó GV nhận xét câu trả lời của HS.
HS nắm chắc kiến thức về chất tinh khiết, hỗn hợp. Dựa vào tính chất vật lý khác nhau giữa các chất để xác định cách tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
IV. Rút kinh nghiệm bài học
...
 Phát Diệm, ngày 24 tháng 8 năm 2019
 BGH ký duyệt

File đính kèm:

  • docBai 1 Mo dau mon Hoa hoc_12754629.doc
Giáo án liên quan