Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 1 đến 5

I. MỤC TIÊU:

1. HS phân biệt được vật thể, vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là có chất và ngược lại: các chất cấu tạo nên mọi vật thể.

 2. Biết được các cách (quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm) để nhận ra tính chất của chất.

- Biết được là mỗi chất đều có những tính chất nhất định.

- HS hiểu được: Chúng ta phải biết tính chất của chấ để nhận biết các chất, biết cách sử dụng các chất và biết ứng dụng các chất đó vào những việc thích hợp trong đời sống sản xuất.

3. HS bắt đầu làm quen với 1 số dụng cụ, hoá chất rhí nghiệm. Làm quen với 1 số thí nghiệm đơn giản như cân, đo, hoà tan chất.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học

II. CHUẨN BỊ

1. GV : Chuẩn bị một số mẫu chất: viên phấn, miếng đồng, cây đinh sắt.

2. HS : Chuẩn bị một số vật đơn giản: thước, compa, .

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ : + Hoá học là gì? Vài trò của Hóa học ? Ví dụ?

3. Bài mới

HĐ1. Hoạt động khởi động (3’)

Hằng ngày chúng ta thường tiếp xúc và dùng hạt gạo, củ khoai, quả chuối,. Những vật thể này có phải là chất không? Chất và vật thể có gì khác?

HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 

doc25 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 1 đến 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cất có tonc = 0oC, tos = 100oC, D= 1g/cm3...
KL: Chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định.
 VD: Nước cất (nước tinh khiết)
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
VD: - khuấy tan một lượng muối ăn vào nước à hỗn hợp trong suốt
 - Đun nóng nước bay hơi, ngưng tụ hơi à nước cất.
 - Cạn nước thu đc muối ăn.
KL: Dựa vào các tính chất vật lý khác nhau có thể tách được một chất ra khỏi hỗn hợp.
HĐ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghệm (3’)
Cho HS nhắc lại nội dung chính của bài 2:
 + Chất có ở đâu?
+ Tính chất của chất:
HĐ 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng (3’) 
- Làm thế nào để biết các tính chất của chất?
 - Ý nghĩa.
 - Hỗn hợp là gì?
- Chất tinh khiết thì có những tính chất ntn?
 - Có thể dựa vào đâu để tách chất? 
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (4’)
Xem trước nội dung bài thực hành, phụ lục trang 154, chuẩn bị cho bài thực hành: 2 chậu nước, hỗn hợp cát và muối ăn.
Bài tập về nhà: 7,8 (SGK) 
* HD bài 8
Hạ nhiệt độ xuống -183oC thì khí oxi bị hoá lỏng, ta tách lấy khí oxi, sau đó tiếp tục làm lạnh đến -196oC thì khí nitơ hoá lỏng ta thu được khí nitơ.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................
Tuần: 2 
Tiết : 4
BÀI THỰC HÀNH 1:
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT- TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. HS làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm.
 - Biết được một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản.
 - Nắm được một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
2. Thực hành: Đo nhiệt độ nóng chảy của parafin, lưu huỳnh. Qua đó rút ra được: các chất có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Biết cách tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp.
3. HS tiếp tục được làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm và tiếp tục được rèn luyện một số thao tác thí nghiệm đơn giản.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
II. CHUẨN BỊ:
1. GV : Chuẩn bị 4 bộ dụng cụ thí nghiệm: Kẹp, phễu thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh,
 cốc thuỷ tinh, đèn cồn, nhiệt kế, giấy lọc; hoá chất: lưu huỳnh, parafin, muối ăn.
2. HS : Xem trước nội dung bài thực hành, đọc trước phần phụ lục 1 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới
HĐ1. Hoạt động khởi động (3’)
Nêu nhiệm vụ của bài học: tiến hành thực hành. 
HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Kiến thức 1:Một số quy tắc an toàn, cách sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm:
Gv: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm.
- Nội quy phòng thực hành.
- Hs: Đọc bảng phụ (mục I và II) sgk Trang 154.
Gv: Giới thiệu nhãn của một số hoá chất nguy hiểm.
Hs: Quan sát các hình Trang 155 rồi gv giới thiệu các dụng và cách sử dụng các dụng này trong phòng TN.
Kiến thức 2: Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Hs: nghiên cứu cách tiến hành Trang 13.
Gv: Ta đã dùng những phương pháp gì để tách muối ra khỏi hỗn hợp muối và cát ?
I. Một số quy tắc an toàn, cách sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm:
1. Một số quy tắc an toàn:
- Mục I Trang 154 sgk.
2. Cách sử dụng hoá chất:
-Mục II Trang 154 sgk.
-Thao tác lấy hoá chất lỏng, tắt đèn cồn, đun chất lỏng trong ống nghiệm...
3. Một số dụng cụ và cách sử dụng:
- Mục III Trang 155 sgk.
2.Thí nghiệm 2:
* Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát:
- So sánh chất rắn ở đáy ống nghiệm với muối ăn ban đầu ?
- Đun nước đã lọc bay hơi.
-Nước bay hơi thu được muối ăn
Kiến thức 3:
Làm bản tường trình thí nghiệm theo mẫu sau:
STT
Tên TN
Tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
PTPƯ
1
...............
................................................
..................
...................
...............
2
................
................................................
..................
...................
...............
HĐ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghệm (3’)
Nêu phương pháp tách riêng đồng và sắt
HĐ 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng (3’) 
Hoàn thành nội dung thực hành, xem trước nội dung bài nguyên tử, xem lại phần sơ lược về NT ở vật lý lớp 7 và trả lời các câu hỏi sau: Nguyên tử là gì? Cấu tạo nguyên tử ntn? Điện tích các hạt cấu tạo nên nguyên tử?
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (4’)
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
Tổ trưởng Duyệt
Ngày . . . tháng 08 năm 2019
Lê Quốc Anh Thanh
Tuần: 3 
Tiết: 5
 NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức: 
 + Giúp HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và từ đó tạo ra được mọi chất. NT gồm hạt nhân mang điện dương, và vỏ tạo bởi các electron mang điện âm.
 + HS biết được hạt nhân cấu tạo bởi proton và nơtron (p và n), nguyên tử cùng loại có cùng số p. Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của NT.
 + HS biết được trong NT thì số e = p. Eletron luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp, nhờ e mà NT có thể liên kết với nhau.
 2. Kĩ năng: 
 + Rèn luyện tính quan sát và tư duy cho HS.
 3. Thái độ: Hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho HS hứng thú học bộ môn.
 4.Năng lực , phẩm chất : 
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- Tiếp tục rèn luyện và hình thành sự tự tin , tự giác trong học tập và rèn luyện.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV : Chuẩn bị sẵn sơ đồ minh hoạ cấu tạo 3 NT: hidro, oxi, natri.
2. HS : Xem lại phần NT ở lớp 7 (Vật lý).
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
3. Bài mới
HĐ1. Hoạt động khởi động (3’)
Qua các thí dụ về chất thì có chất mới có vật thể vậy chất được tạo ra từ đâu? Để tìm hiểu vấn đề này hôm nay chúng ta học bài nguyên tử. 
HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Kiến thức 1:Nguyên tử là gì ?
Phương pháp giải quyết vấn đề, vấn đáp.
 kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi
- GV đặt câu hỏi giúp học sinh nhớ lại chất và vật thể.
?Vật thể được tạo ra từ đâu.
-HS: Từ chất.
?Chất tạo ra từ đâu.
-GV hướng dẫn HS tìm tòi thông tin trong Sgk và phần đọc thêm (Phần 1).
-HS trả lời câu hỏi: Nguyên tử là những hạt như thế nào?
-HS nhận xét mối quan hệ giữa chất, vật thể và nguyên tử được liên hệ từ vật lý lớp 7.(Tổng điện tích của các hạt e có trị số tuyệt đối = Điện tích dương hạt 
nhân).
*GVthông báo KL hạt: e =9,1095. g.
* Kiến thức 2: Hạt nhân nguyên tử:
GV hướng đẫn HS đọc thông tin sgk.
? Hạt nhân nguyên tử tạo bởi những loại hạt nào.
?Cho biết kí hiệu, điện tích của các hạt.
*GV thông báo KL của p,n:
 + p = 1,6726. g.
 + n = 1,6748. g.
- HS đọc thông tin Sgk (trang 15). GV nêu khái niệm “Nguyên tử cùng loại”
Hoạt động nhóm : 
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi : 
? Em có nhận xét gì về số p và số e trong nguyên tử .
? So sánh KL hạt p, n , e trong nguyên tử.
HS: Thảo luận và trả lời . 
- GV phân tích , thông báo : Vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
-HS làm bài tập 2.
1. Nguyên tử là gì ?
* Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện, từ đó tạo ra mọi chất.
- Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân mang điện tích dương .
+ Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều e mang điện tích âm.
-Kí hiệu : + Elect ron : e (-).
Ví dụ: Nguyên tử Heli (Bt5 - trang6)
2.Hạt nhân nguyên tử:
*Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron.
- Kí hiệu: + Proton : p (+)
 + Nơtron : n (không 
mang điện).
- Nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân (tức là cùng điện tích hạt nhân).
 Số p = Số e.
mhạt nhân mnguyên tử
HĐ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghệm (3’)
 - GV đưa ra một số mô hình cấu tạo rồi cho HS nhận xét về số e, p.
 - Nhắc lại toàn bộ nội dung chính của bài học.
HĐ 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng (3’) 
-Yêu cầu hs về nhà hoàn thành bài tập 1, 3, 5 (SGK) .và học bài đầy đủ.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (4’)
Xem trước nội dung bài nguyên tố hoá học và trả lời các câu hỏi sau: Nguyên tố hoá học là gì? Kí hiệu hoá học được viết ntn? Có bao nhiêu NTHH và phân loại
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 3 
Tiết: 6
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:+ Giúp HS biết được nguyên tố Hóa học là gì, kí hiệu hoá học cho nguyên tố như thế nào, ghi nhớ các kí hiệu.
 + HS biết được khối lượng các nguyên tố có trong vỏ trái đất không đồng đều, oxi là nguyên tố phổ biến nhất.
 2. Kĩ năng: + Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hoá học, biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích, tổng hợp, giải thích vấn đề.
3.Thái độ: Tạo cho học sinh hứng thú học tập bộ môn.
4. Năng lực – phẩm chất: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- Tiếp tục rèn luyện và hình thành sự tự tin , tự giác , chấp hành nội quy trong học tập và rèn luyện.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV : Chuẩn bị tranh vẽ (hình 1.8 trang 19 SGK và bảng 1 trang 42), ống nghiệm chứa 1ml nước cất.
2. HS : Xem lại phần NTử ở tiết trước.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : + Nguyên tử là gì? + Nêu Cấu tạo hạt nhân nguyên tử?
3. Bài mới
HĐ1. Hoạt động khởi động (3’)
Trên nhãn hợp sữa có ghi thành phần canxi cao, thực ra phải nói trong thành phần sữa có nguyên tố hoá học canxi. Bài này giúp các em có một số hiểu biết về nguyên tố hoá học. 
HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
* kiến thức 1:Nguyên tố hoá học là gì?
-Phương pháp giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm
 -kĩ thuật động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày, 
- GV yêu cầu HS trả lời : 
? khái niệm nguyên tử.
? Thế nào là nguyên tử cùng loại .
- GV nhắc lại , lấy ví dụ: Nước tạo bởi H và O.
- HS đọc thông tin trong Sgk để khẳng định : Để có 1 gam nước có vô số nguyên tử H và O.
- GV nhắc lại Đ/N.
? Thế nào là nuyên tố hóa học 
- HS đọc định nghĩa.
- GV phân tích: Hạt nhân nguyên tử tạo bởi p và n. Nhưng chỉ có p là quyết định. Những nguyên tử nào có cùng p thì cùng 1 nguyên tố hoá học.
? Vì sao phải dùng kí hiệu hoá học.
- GV giải thích: Kí hiệu hoá học được thống nhất trên toàn thế giới.
?Bằng cách nào có thể biểu diễn ký hiệu hoá học của các nguyên tố .
- GV hướng dẫn cách viết ký hiệu hoá học (Dùng bảng ký hiệu của các nguyên tố).
- HS viết ký hiệu của một số nguyên tố hoá học: 3 nguyên tử H, 5 nguyên tử K, 
6 nguyên tử Mg, 7 nguyên tử Fe....
? Mỗi ký hiệu hoá học chỉ mấy nguyên tử của nguyên tố.
kiến thức 2
-GV tổ chức cho hs làm bài tập 3/sgk-20 theo nhóm ( cặp đôi) 
- HS làm bài tập 3(Sgk trang 20)
- GV bổ sung uốn nắn sai sót.
I.Nguyên tố hoá học là gì?
1. Định nghĩa:
- Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng proton trong hạt nhân.
- Số p là số đặc trưng của nguyên tố hoá học.
2.Kí hiệu hoá học : 
*Kí hiệu hoá học biểu diễn ngắn gọn nguyên tố hoá học .
- Mỗi nguyên tố hoá học dược biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái. Trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa gọi là kí hiệu hoá học.
*Ví dụ1:
- KHHH của nguyên tố Hyđro: H.
- KHHH của nguyên tố Oxi là: O.
- KHHH của nguyêntố Natri là: 
 Na.
- KHHH của nguyên tố Canxi là: Ca.
*Ví dụ2:
 3H , 5K, 6Mg , 7Fe.
* Quy ước;
Mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó.
HĐ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghệm (3’)
- Đưa ra bảng để học sinh hoàn thành.
Hoạt động nhóm : - Cho các tổ thảo luận và cho trả lời.
Tên NT
KHHH
Tổng số hạt trong NT
Số p
Số n
Số e
34
12
15
16
18
6
16
16
HĐ 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng (3’) :Bài tập về nhà: 1, 3, 4, 5 (SGK) 
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (4’): Xem trước nội dung phần II và trả lời các câu hỏi sau: Đơn vị cacbon là gì? Nguyên tử khối là gì?
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC:...........................................
V. Rút kinh nghiệm: ...........................................
Tổ trưởng Duyệt
Ngày . . . tháng 08 năm 2019
Lê Quốc Anh Thanh
Tuần: 4 
Tiết: 7
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (T2)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải : 
 1. Kiến thức: 
+ HS hiểu nguyên tử khối là gì?
+ HS biết được mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon.
+ Biết mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
+ Biết sử dụng bảng 1 (SGK - trang 42) để tìm các nguyên tố.
2. Kỹ năng:
+ Biết dựa vào bảng 1 trang 42 để tìm ký hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố. + Xác định được tên và ký hiệu của nguyên tố khi biết nguyên tử khối.
+ Rèn luyện kỹ năng tính toán.
3.Giáo dục: Tạo cho học sinh hứng thú học tập bộ môn.
4.Năng lực – phẩm chất : 
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực quan sát, ghi chép...
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- Tiếp tục rèn luyện và hình thành tinh thần hợp tác , tự giác trong học tập và rèn luyện.
II. CHUẨN BỊ:
 1. GV : Chuẩn bị tranh vẽ bảng 1 SGK (T42)
2. HS : Xem lại phần nguyên tố hoá học, làm các bài tập, học thuộc 20 nguyên tố đầu bảng
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : 
+ NTHH là gì? Số gì đặc trưng cho NTHH?
+ Viết kí hiệu của các nguyên tố sau: Liti, Beri, Cacbon, Nitơ, Oxi,
3. Bài mới
HĐ1. Hoạt động khởi động (3’)
Để cho các trị số về khối lượng của nguyên tử đơn giản, dễ sử dụng trong khoa học người ta dùng một khái niệm mà hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
* Kiến thức 1:Nguyên tử khối:
GV yêu cầu học sinh tìm tòi thông tin ,vấn đáp giải quyết vấn đề 
- GV cho HS đọc thông tin về khối lượng nguyên tử ở Sgk để thấy được khối lượng nguyên tử được tính bằng gam thì số trị rất nhỏ bé.
- GV cho học sinh đọc thông tin các VD trong Sgk để đi đến kết luận.
*GV: Vì vậy, trong khoa học dùng một cách riêng để biểu thị khối lượng của nguyên tử.
- GV thông báo NTK của một số nguyên tử.
Vấn đáp : 
? Các giá trị này có ý nghĩa gì.
- HS trả lời: Cho biết sự nặng nhẹ giữa hai các nguyên tử .
? So sánh sự nặng nhẹ giữa nguyên tử H và C , O và S.
? Có nhận xét gì về khối luợng khối lượng tính bằng đ.v.C của các nguyên tử.
? Vậy NTK là gì.
* GV đặt vấn đề : Ghi như sau 
? Na = 24đ.v.C ; Al = 27đ.v.C có biểu đạt nguyên tử khối không.
- HS:Có. 
- GV giải thích : NTK được tính từ chỗ gán cho nguyên tử C có khối lượng = 12 chỉ là hư số thường bỏ bớt chữ đ.v.C.
* Kiến thức 2:Tra cứu bảng các nguyên tố.
PP: Quan sát-giải quyết vấn đề 
- GV hướng dẫn cho học sinh cách tra cứu bảng.
- GV nêu các nguyên tố để học sinh tìm NTK.
- Học sinh tra cứu theo 2 chiều:
+ Tên nguyên tố, tìm nguyên tử khối.
+ Biết nguyên tử khối,tìm tên và kí hiệu nguyên tố đó.
-GV cho học sinh làm bài tập 5 tại lớp. 
II. Nguyên tử khối:
- NTK có khối lượng rất nhỏ bé. Nếu tính bằng gam thì có số trị rất nhỏ.
KL 1 nguyên tử C =
1,9926.g.
*Quy ước: Lấy 1/12 KLNT C làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị cac bon (viết tắt là đ.v.C).
1đ.v.C = Khối lượng nguyên tử C
 Ví dụ: C = 12 đ.v.C
 H = 1 đ.v.C
 O = 16 đ.v.C
 S = 32 đ.v.C
-KL tính bằng đ.v.Cchỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử NTK.
*Định nghĩa: 
 Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đ.v.C
* Vdụ: Na = 23 , Al = 27 , Fe = 56 ...
* Tra cứu bảng các nguyên tố: (Trang 42).
 - Mỗi nguyên tố có 1NTK riêng biệt. 
- Biết tên nguyên tố Tìm NTK.
- Biết NTK Tìm tên và kí hiệu nguyên tố
HĐ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghệm (3’)
- Cho 2 HS lên làm các bài 5, 6 tại lớp
 * GV gọi 2 HS lên giải BT 5,6.
Bài tập 5: Nguyên tử magie:
 + Nặng hơn, bằng 2 lần nguyên tử cácbon
 + Nhẹ hơn, bằng 3/4 nguyên tử lưu huỳnh
 + Nhẹ hơn, bằng 8/9 nguyên tử nhôm
Bài tập 6: X =2.14 = 28 (nguyên tố Silic, Si)
HĐ 4. Hoạt động vận dụng
Bài tập về nhà: 7, 8 (SGK)
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (4’)
Xem trước nội dung phần I và II trong bài đơn chất và hợp chất và trả lời các câu hỏi sau: Đơn chất là gì? Cấu tạo? Hợp chất là gì? Cấu tạo?
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 4 
Tiết: 8
ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ (T1)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
+ Giúp HS hiểu được đơn chất, hợp chất là gì 
 + HS phân biệt được đơn chất kim loại và phi kim
+ HS biết trong một mẫu chất thì các nguyên tử không tách rời mà liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau
2. Kỹ năng: + HS biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích, tổng hợp giải thích vấn đề à sử dụng ngôn ngữ hoá học chính xác: đơn chất và hợp chất
3.Giáo dục: Tạo hứng thú học tập bộ môn, yêu thích khoa học 
4. Năng lực – phẩm chất:
- Năng lực chung:sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học, hợp tác nhóm,tính toán hóa học – Học sinh tiếp tục hình thành phẩm chất tự tin , tự trọng trong học tập 
II.CHUẨN BỊ :
 1. GV : Chuẩn bị tranh vẽ các mô hình của: đồng kim loại, khí oxi, khí hidro, nước và muối ăn
2. HS : Ôn lại tính chất trong bài 2, xem trước nội dung I, II của bài đơn chất và hợp chất.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : 
+ Viết kí hiệu của các nguyên tố sau và cho biết nguyên tử khối tương ứng: Cacbon, Nitơ, Oxi, Magiê, Natri, Nhôm, Photpho, Lưu huỳnh.
3. Bài mới
HĐ1. Hoạt động khởi động (3’)
Đơn chất và hợp chất là những chất như thế nào, phân tử là gì, làm thế nào để tính phân tử khối.
HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
 	Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
* kiến thức 1: Đơn chất:
- GV đặt tình huống: Nói lên mối liên hệ giữa chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học.
Vấn đáp-giải quyết vấn đề
? Nguyên tố hoá học có tạo nên chất không.
- HS đọc thông tin trong Sgk.
- GV thông báo: Thường tên của đơn chất trùng với tên của nguyên tố trừ ...
? Vậy đơn chất là gì. 
- GV giải thích : Có một số nguyên tố tạo ra 2,3 dạng đơn chất ( Ví dụ nguyên tố Cacbon).
Quan sát, vấn đáp – giải quyết vấn đề 
- HS quan sát tranh vẽ các mô hình tượng trưng của than chì, kim cương.
- GV đặt ra tình huống: Than củi và sắt có tính chất khác nhau không? 
? Rút ra sự khác nhau về tính dẫn điện, dẫn nhiệt ,ánh kim của các đơn chất.
- GV cho học sinh thử tính dẫn điện và dẫn nhiệt của các kim loại Fe, Al, Cu.
- Học sinh rút ra nhận xét.
? Trong thực tế ngư

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tuan_1_den_5.doc