Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 8, Bài 5: Đơn chất và hợp chất. Phân thử - Năm học 2019-2020
HOẠT ĐỘNG 1 : Tình huống xuất phát.
* Mục tiêu : HS phân loại các chất có trong VD.
* Phương pháp:giải quyết vấn đề,động não
* Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật động não
* Phương tiện : sgk,tư liệu
* Năng lực hình thành: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học.
* Nội dung hoạt động:
GV ghi tên một số chất hóa học, yêu cầu HS phân loại theo hiểu biết của bản thân Tạo tình huống xuất phát.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu thế nào là đơn chất.
* Mục tiêu : HS hiểu được đơn chất.
* Phương pháp:giải quyết vấn đề,đàm thoại
* Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật động não
* Phương tiện : sgk,tư liệu
* Năng lực hình thành: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học.
* Nội dung hoạt động:
Tuần: 04 Ngày soạn: 10/09/2019 Tiết : 08 Ngày dạy : 19/09/2019 Bài 5: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ(T1) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Đơn chất là những chất được cấu tạo từ 1 nguyên tố hóa học. - Hợp chất là những chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố hóa học trở lên - Phân biệt kim loại và phi kim - Hiểu được sự sắp xếp của các nguyên tử trong đơn chất và hợp chất. So sánh được sự khác nhau giữa hỗn hợp và hợp chất. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân biệt các chất, viết KHHH của các NTHH - Quan sát mô hình, hình ảnh minh họa - Phân biệt 1 chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập. 4. Trọng tâm của bài: - Khái niệm đơn chất và hợp chất - Đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học, giải quyết vấn đề thông qua môn học, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. Chuẩn bị: 1. chuẩn bị GV: H 1.9.à 1.13 2. chuẩn bị của HS: sách, vở bài tập 3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra đánh giá Nội dung Nhận biết (MĐ 1) Thông hiểu (MĐ 2) Vận dụng (MĐ 3) Vận dụng cao (MĐ 4) Đơn chất Phân biệt được đơn chất hợp chất Hợp chất Chỉ ra được đâu là đơn chất hợp chất qua 1 số bài tập III. Phương pháp: đàm thoại, dạy học nhóm, quan sát, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nguyên tử khối là gì? Cho biết nguyên tử khối của nguyên tố cacbon, kẽm, natri, oxi? Nguyên tử C nhẹ hơn nguyên tử O bao nhiêu lần? à Đáp án: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (2 đ) C = 12 đvC ; Zn= 65 đvC ; Na = 23 đvC; O = 16 đvC(4 đ) Vậy nguyên tử C nhẹ hơn nguyên tử O là 0,75 lần (4 đ) 3. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG 1 : Tình huống xuất phát. * Mục tiêu : HS phân loại các chất có trong VD. * Phương pháp:giải quyết vấn đề,động não * Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật động não * Phương tiện : sgk,tư liệu * Năng lực hình thành: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học. * Nội dung hoạt động: GV ghi tên một số chất hóa học, yêu cầu HS phân loại theo hiểu biết của bản thânà Tạo tình huống xuất phát. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu thế nào là đơn chất. * Mục tiêu : HS hiểu được đơn chất. * Phương pháp:giải quyết vấn đề,đàm thoại * Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật động não * Phương tiện : sgk,tư liệu * Năng lực hình thành: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học. * Nội dung hoạt động: * Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ? Chất có ở đâu? - GV: Giới thiệu mô hình kim loại Cu, khí H2, khí O2. ? Cu, H2, O2 do mấy nguyên tố tạo nên ? - GV: Cu, H2, O2 là đơn chất. ?Vậy đơn chất là gì? - GV: Chốt lại kiến thức. -GV: Giới thiệu cách phân loại đơn chất: Kim loại và phi kim. ? Lấy ví dụ về đơn chất kim loại và phi kim? - GV: Cho HS quan sát một miếng sắt và hỏi: ? Kim loại có tính chất vật lý gì? ? Phi kim khác kim loại ở chỗ nào? - GV: Thuyết trình về đặc điểm cấu tạo của đơn chất. + Có ở khắp mọi nơi. - Hs quan sát các mô hình nguyên tử, trả lời: + Chỉ do 1 nguyên tố tạo nên. + Hs trả lời - HS lắng nghe và ghi vở. + Kim loại: Cu,Fe, Al. Phi kim: Cl2, H2, S, P. - HS quan sát + Có ánh kim, dẫn nhiệt và dẫn điện. + Phi kim không có tính dẫn nhiệt và dẫn điện. -HS nghe giảng, ghi vở. I. Đơn chất: 1.Định nghĩa - Đơn chất là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học. VD:+ Đơn chất Cu. + Đơn chất hidro H2. + Đơn chất oxi O2. 2.Phân loại: 2 loại + Kim loại: Cu, Fe, Al + Phi kim: S, P, H2 3.Đặc điểm cấu tạo - Kim loại: các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo 1 trật tự xác định. - Phi kim: các nguyên tử liên kết với nhau theo 1 số nhất định và thường là 2. HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu hợp chất. * Mục tiêu : HS hiểu và phân loại được hợp chất. * Phương pháp:giải quyết vấn đề,đàm thoại, thảo luận nhóm * Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật động não * Phương tiện : sgk,tư liệu mô hình các phân tử * Năng lực hình thành: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học, năng lực tính toán, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. * Nội dung hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV: Giới thiệu mô hình của nước và muối ăn. ? Nước, muối ăn do mấy nguyên tố tạo nên và đó là những nguyên tố nào? - GV: Đó là các hợp chất. ? Vậy hợp chất là gì? - GV: Yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ về hợp chất. - GV: Giới thiệu hợp chất phân làm 2 loại: hợp chất vơ cơ và hợp chất hữu cơ. - GV: Lấy ví dụ một số chất: NaCl, H2O, CH4, C2H4, C6H12O6, H2, O2, S, P. Yêu cầu HS phân loại các chất trên vào 2 nhóm đơn chất và hợp chất. - GV: Giới thiệu về đặc điểm cấu tạo của hợp chất. ? Vậy đơn chất và hợp chất có đặc điểm gì khác nhau về thành phần? ? Hỗn hợp và hợp chất khác nhau như thế nào? - HS xem mô hình, trả lời câu hỏi: + Nước do 2 nguyên tố O và H tạo nên; Muối ăn do 2 nguyên tố Cl và Na tạo nên. + Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. - HS lấy ví dụ. - HS nghe giảng và ghi nhớ. - HS: Làm việc nhóm trong 3phútà xếp các chất trên vào 2 nhóm đơn chất và hợp chất. - HS lắng nghe và ghi vở. + Đơn chất chỉ gồm 1 nguyên tố hóa học. + Hợp chất gồm 2 nguyên tố hóa học trở lên kết hợp với nhau. II. Hợp chất: 1. Định nghĩa Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. VD: Hợp chất nước ( H2O) do 2 nguyên tố H và O tạo nên . 2.Phân loại: - Hợp chất hữu cơ; đường, mêtan - Hợp chất vơ cơ: NaCl, KCl. 3.Đặc điểm cấu tạo: Trong hợp chất, nguyên tử của nguyên tố liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và 1 thứ tự nhất định. Củng cố : - Mục tiêu :HS củng cố kiến thức bài học thông qua 1 số câu hỏi - Phương pháp : giải quyết vấn đề - Phương tiện dạy học : sgk,phiếu bài tập - Nội dung Câu 1: đơn chất là gì? Đơn chất có mấy loại. Đặc điểm của đơn chất - Đơn chất là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học - Có 2 loại đơn chất: phi kim và kim loại - Đặc điểm: + Trong đơn chất: các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo 1 trật tự nhất định + Trong hợp chất: các nguyên tử thường liên kết với nhau, thường là 2 Câu 2: hợp chất là gì?hợp chất có mấy loại. Đặc điểm của hợp chất - Hợp chất là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên - Có 2 loại hợp chất: hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ - Đặc điểm: Trong hợp chất, nguyên tử của nguyên tố liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và 1 thứ tự nhất định - Câu hỏi đánh giá mức độ 1. Phân biệt sự khác nhau giữa đơn chất và hợp chất?(MĐ2) à Đơn chất do 1 nguyên tố hóa học cấu tạo nên. Hợp chất tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học. 2. Hãy chỉ ra trong các chất dưới đây, đâu là đơn chất, đâu là hỗn hợp? Vì sao?(MĐ3) a. Đinh sắt được tạo nên từ nguyên tố sắt b. Đá vôi được tạo bởi Ca, C và O c. Khí ozon được tạo bởi O d. Muối ăn được tạo bởi Na và Cl e. Axit sunfuric được tạo bởi H, S và O f. Trang sức được tạo nên từ nguyên tố vàng à Đáp án: Đơn chất: a,c, f Vì được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học. Hợp chất: b,d,e Vì được tạo nên từ hai, 3 nguyên tố hóa học. 4. hướng dẫn về nhà - Học và làm bài tập về nhà V. Nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy:
File đính kèm:
- Bai 6 Don chat va hop chat Phan tu_12707215.docx