Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 54: Dung dịch - Năm học 2019-2020
* Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
(1)Mục tiêu: Học sinh xác định được mục đích của tiết học.
(2)Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề/Động não,tia chớp
(3)Hình thức tổ chức: Cá nhân
(4)Phương tiện dạy học:SGK
(5)Năng lực hình thành:
(6)Sản phẩm: Học sinh tò mò, hứng thú tìm hiểu bài học
(7)Nội dung hoạt động: Trong cuộc sống hằng ngày các em thường hòa tan được nhiều chất ví dụ như hòa tan muối vào nước để tạo thành nước muối ,nước muối đó gọi là dung dịch muối. Vậy dung dịch là gì? Trong dung dịch có chứa thành phần nào bào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
B – HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Dung môi, chất tan và dung dịch
(1)Mục tiêu: HS nêu được khái niệm về chất tan, dung môi, dung dịch.
(2)Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Dạy học nhóm/Động não,hợp tác sử dụng PHT
(3)Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
(4)Phương tiện dạy học:SGK,máy chiếu
(5)Năng lực hình thành: phát triển năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
(6)Sản phẩm: Câu trả lời và bảng phụ của HS
(7)Nội dung hoạt động:.
Tuần 27 Ngày soạn: 30/05/2020 Tiết 54 Ngày dạy: 08/06/2020 DUNG DỊCH I - Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết được: - Khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa. - Biện pháp làm quá trình hòa tan 1 chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn. 2. Kỹ năng: Reøn cho hoïc sinh kỹ năng: - Hòa tan nhanh được 1 chất rắn cụ thể (đường, muối ăn, thuốc tím) trong nước. - Phân biệt được hỗn hợp với dd, chất tan với dung môi, dd bão hòa với dd chưa bão hòa trong 1 số hiện tượng của cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. 4. Nội dung trọng tâm: - Khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa, biện pháp làm quá trình hòa tan 1 chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn 5. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: phát triển năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học,... II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Chuẩn bị của giáo viên Chuẩn bị của học sinh Giáo án,sgk,máy chiếu,phiếu HT Hóa chất: Đường,nước Dụng cụ: cốc thủy tinh,đũa thủy tinh,muỗng Sách vở,bảng phụ Bài 40: DUNG DỊCH ( nhóm..) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Cho biết hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 2 ? Cốc 1: ............... Cốc 2: ... Câu 2: Cho biết chất tan và dung môi ở thí nghiệm 2? Chất tan Dung môi Cốc 1: . Cốc 2: . Câu 3: Ở cốc nào tạo thành dung dịch? ... 3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Dung dịch -HS biết được các khái niệm : Dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dd bão hòa. - Lấy được ví dụ chất tan, dung môi, dd, xung quanh - cách chuyển đổi từ dd chưa bão hòa sang bão hòa và ngược lại - Cách làm cho quá trình hòa tan của chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn . - Vận dụng những kiến thức đã học về cách làm chất rắn tan trong nước nhanh hơn vào cuộc sống hàng ngày. Làm bài tập tổng hợp III- TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC: A – KHỞI ĐỘNG 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ:Không * Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (1)Mục tiêu: Học sinh xác định được mục đích của tiết học. (2)Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề/Động não,tia chớp (3)Hình thức tổ chức: Cá nhân (4)Phương tiện dạy học:SGK (5)Năng lực hình thành: (6)Sản phẩm: Học sinh tò mò, hứng thú tìm hiểu bài học (7)Nội dung hoạt động: Trong cuộc sống hằng ngày các em thường hòa tan được nhiều chất ví dụ như hòa tan muối vào nước để tạo thành nước muối ,nước muối đó gọi là dung dịch muối. Vậy dung dịch là gì? Trong dung dịch có chứa thành phần nào bào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu B – HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Dung môi, chất tan và dung dịch (1)Mục tiêu: HS nêu được khái niệm về chất tan, dung môi, dung dịch. (2)Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Dạy học nhóm/Động não,hợp tác sử dụng PHT (3)Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm (4)Phương tiện dạy học:SGK,máy chiếu (5)Năng lực hình thành: phát triển năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học... (6)Sản phẩm: Câu trả lời và bảng phụ của HS (7)Nội dung hoạt động:. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Thí nghiệm 1:Hòa tan đường vào nước -GV: giới thiệu TN1 + Dụng cụ: cốc thủy tinh,đũa thủy tinh,muỗng + Hóa chất: nước cất,đường + Cách tiến hành: Cho 1 thìa đường vào cốc nước à khuấy nhẹ. - Yêu cầu HS dự đoán hiện tượng - GV:Tiến hành thí nghiệm - Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng - Đường tan trong nước tạo thành nước đường Vậy nước đường thu được, các em có phân biệt được đâu là nước và đâu là đường không? - Nước đường là chất lỏng đồng nhất,không phân biệt được đâu là nước đâu là đường Vậy ta nói + Đường là chất tan. + Nước hoà tan đường à dung môi. + Nước đường à dung dịch. Thí nghiệm 2: - GV: Mô tả thí nghiệm qua slide + Cốc 1 : Xăng + Cốc 2 : Nước Cho vào mỗi cốc một thìa dầu ăn à khuấy nhẹ. - Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập - Lấy kết quả 1 nhóm,yêu cầu đại diện nhóm khác nhận xét bổ sung - GV: Nhận xét kết luận Qua 2 thí nghiệm trên em hiểu thế nào là dung môi, chất tan và dung dịch? - Hãy thiết lập công thức tính khối lượng dung dịch dựa vào khối lượng chất tan và dung môi *Liên hệ thực tế: Áo dính dầu mỡ,vậy để loại vết dầu mỡ chúng ta nên làm gì? Chiếu slide bài tập yêu cầu HS suy nghĩ trả lời - GV nhận xét -Lắng nghe + Quan sát +Đường tan trong nước + Quan sát + Không phân biệt được đâu là đường,đâu là nước + Lắng nghe + Quan sát +HS thảo luận nhóm + Đại diện nhóm lên trình bày +HS trình bày + HS trả lời + HS suy nghĩ trả lời I. Dung môi – Chất tan – Dung dịch : Thí nghiệm: Hòa tan đường + Đường là chất tan. + Nước hoà tan đường à dung môi. + Nước đường à dung dịch - Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch. - Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi. - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. *Công thức tính khối lượng dung dịch m dung dịch=mdung môi+m chất tan mdd =mdm + mct Hoạt động 3: Dung dịch chưa bão hoà và dung dịch bão hoà (1)Mục tiêu: HS nêu được khái niệm về dd chưa bão hoa, dd bão hòa và cách chuyển đổi qua lại. (2)Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thí nghiệm hóa học/Động não (3)Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân (4)Phương tiện dạy học:SGK,máy chiếu (5) Năng lực hình thành: phát triển năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học... (6)Sản phẩm: Câu trả lời của HS. (7)Nội dung hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -GV làm thí nghiệm 3. +Tiếp tục cho đường vào cốc ở thí nghiệm 1 à khuấy - Yêu cầu HS nhận xét + Ở giai đoạn đầu: ta được dung dịch đường,dung dịch này có thể hòa tan thêm đườngà gọi là dung dịch chưa bão hoà. + Ở giai đoạn sau: ta được dung dịch đường không thể hòa tan thêm đườngà gọi là dung dịch chưa bão hoà Vậy thế nào là dung dịch bão hoà và dung dịch chưa bão hoà? - Chiếu ví dụ :Ở 250C, 100 g nước có thể hòa tan tối đa 36 g muối ăn ( NaCl) để tạo thành dung dịch bão hòa. Nếu ta hoà tan 30 g muối ăn vào 100 g nước thì dung dịch thu được là dung dịch bão hoà hay dung dịch chưa bão hoà? Quan sát -Lúc đầu đường vẫn bị hòa tan trong nước đường,lúc sau thấy đường không tan trong nước đường - Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan. - Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan -Dung dịch chưa bão hòa . II. Dung dịch chưa bão hoà, dung dịch bão hoà: - Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan. - Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan. Hoạt động 4: Làm thế nào để quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn (1)Mục tiêu: HS nêu được các cách làm cho chất rắn tan nhanh hơn trong nước, nêu được cơ sở của quà trình hòa tan (2)Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề/Động não (3)Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân (4)Phương tiện dạy học:SGK,máy chiếu (5)Năng lực hình thành: Phát triển năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học... (6)Sản phẩm: Câu trả lời của HS. (7)Nội dung hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Chiếu thí nghiệm mô phỏng -Hãy quan sát thí nghiệm mô phỏng và cho biết trường hợp nào làm cho quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn ? Vì sao khi khuấy dung dịch quá trình hoà tan chất rắn nhanh hơn. ? Vì sao khi đun nóng, quá trình hoà tan nhanh hơn. ? Vì sao khi nghiền nhỏ chất rắn à chất rắn tan nhanh - Khuấy dung dịch. - Đun nóng dung dịch. - Nghiền nhỏ chất rắn. + Vì luôn tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và các phân tử nước +Ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh làm tang số lần va chạm của phân tử nước với chất rắn + Tăng diện tích tiếp xúc của chất rắn với phân tử nước III. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy nhanh hơn : Muốn quá trình hoà tan chất rắn xảy ra nhanh hơn, thức ăn thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp sau: - Khuấy dung dịch. - Đun nóng dung dịch. - Nghiền nhỏ chất rắn. C –VẬN DỤNG-TÌM TÒI-MỞ RỘNG Củng cố (1)Mục tiêu: HS củng cố kiến thức bài học thông qua một số câu hỏi (2)Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Giai quyết vấn đề/viết tích cực (3)Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân (4)Phương tiện dạy học:SGK,câu hỏi (5) Nội dung + Câu hỏi kiểm tra đánh giá Câu 1:(MĐ 1) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của Chất rắn và chất lỏng Chất khí và chất lỏng Đồng nhất của chất rắn và dung môi Đồng nhất của dung môi và chất tan Đáp án d Câu 2: (MĐ 2) Lấy 1 ví dụ về dung dịch,xác định chất tan,dung môi xung quanh ta(đã lồng ghép nội dung bài) Câu 3: (MĐ3) Muốn uống nước đường mát lạnh,làm thế nào để pha nhanh nhất Đáp án: cho đường vào nước khuấy đều,sau đó cho đá lạnh vào Câu 4: (MĐ4) Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC) 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường a. Em hãy dẫn ra 2 thí dụ về khối lượng của đường tạo ra dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước. b. Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước Đáp án a. Dung dịch chưa bão hòa: Khối lượng đường phải nhỏ hơn khối lượng đường tối đa (20g). VD: 15g, 10g,... b. 25g đường > 20 gam đường(lượng đường tối đa): Được dung dịch đường bão hòa và còn 5g đường không tan hết ở dưới đáy cốc. 2 - Hướng dẫn học ở nhà - Làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK/ 138., - Xem trước bài 41: ĐỘ TAN C,ỦA 1 CHẤT TRONG NƯỚC ,
File đính kèm:
- Bai 40 Dung dich_12840649.docx