Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 42: Bài luyện tập 5 - Năm học 2019-2020

+ Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức đã học về oxi, ứng dụng, điều chế oxi, khái niệm oxit, phân loại oxít, Phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, Thành phần của không khí để làm các bài tập.

+ Nhiệm vụ :

- Học sinh thực hiện làm các bài tập, trả lời các câu hỏi theo định hướng của giáo viên .

+ Phương thức thực hiện:

GV: Chỉ định HS trả lời câu hỏi, làm bài tập theo trình độ học sinh

Đánh giá , cho điểm thường xuyên dối với học sinh lên chữa bài

+ Sản phẩm:

Câu trả lời, đáp án của các câu hỏi, bài tập.

+ Tiến trình thực hiện :

ND1: Gọi 3 HS lên chữa bài – GV đánh gia cho điểm thường xuyên

+ HS1: Chữa bài tập 1

 Bài tập 1(SGK-100)

C + O2 CO2 (Cacbon Đioxit)

4P + 5O2 2P2O5 (Điphotpho Pentaoxít)

2H2 + O2 H2O (Nước)

4Al + 3O2 2Al2O3 (Nhôm oxít)

+ HS 2: Chữa bài tập 3

 Bài tập 3(SGK-101)

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 42: Bài luyện tập 5 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy: / /2020 
Lớp 8A3
/ /2020 
Lớp 8A2
/ /2020 
Lớp 8A1
TIẾT 44. BÀI LUYỆN TẬP 5
I. MỤC TIÊU.
	Sau bài học, học sinh đạt được: 
1. Kiến thức.
	- Ôn lại các kiến thức về oxi, ứng dụng, điều chế oxi, khái niệm oxit, phân loại oxít.
	- Phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ.
	- Thành phần của không khí.
	- Củng cố các khái niệm sự oxi hóa, phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp.
2. Kỹ năng.
	- Viết PTHH thể hiện tính chất của oxi, điều chế oxi, qua đó củng cố kĩ năng đọc tên oxit, phân loại oxit, phân loại phản ứng.
	- Tính toán hoá học.
3. Thái độ.
	- Có ý thức học tập rèn luyện, củng cố các bài tập theo PTHH.
4. Định hướng hình thành năng lực. 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự nhận thức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.	
- Các câu hỏi, đề bài tập được chuẩn bị sẵn trên bảng phụ viết ra giấy.
2. Chuẩn bị của học sinh. 
- Ôn lại kiến thức đã học về oxi, ứng dụng, điều chế oxi, khái niệm oxit, phân loại oxít, Phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, Thành phần của không khí.
- Làm bài tập, nghiên cứu trước nội dung bài mới.
1. Các hoạt động đầu giờ. (2')
	1.1. Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số.
	1.2. Kiểm tra bài cũ.
- Kết hợp trong bài mới về việc kiểm tra kiến thức cũ.
2. Nội dung bài học.
	A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(1')	
* Đặt vấn đề: Trong chương VI chúng ta đã được nghiên cứu về oxi (tính chất, ứng dụng và điều chế), biết được thế nào là phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ. Bài hôm nay chúng ta cùng ôn lại những kiến thức đã học trong chương VI.
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (37')
* Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ (15’)
+ Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học về oxi, ứng dụng, điều chế oxi, khái niệm oxit, phân loại oxít, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, thành phần của không khí.
+ Nhiệm vụ :
- Học sinh thực hiện làm các bài tập, trả lời các câu hỏi theo định hướng của giáo viên .
+ Phương thức thực hiện:
GV tổ chức trò chơi:
+ Chia lớp thành 3 nhóm lớn
+ Cử 3 đại diện của 3 nhóm lên làm BGK
+ Lần lượt mỗi nhóm cử mỗi đại diện bốc thăm câu hỏi, cử người trả lời.
+ Trong vòng 30 giây phải cử người đại diện trả lời, nếu không có người trả lời, quyền trả lời sẽ thuộc về nhóm khác.
- Nhóm nào trả lời đúng mỗi câu hỏi với thang điểm được 10, tổng số tất cả các câu hỏi được số điểm cao nhất nhóm đó sẽ thắng.
+ Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh về: oxi, ứng dụng, điều chế oxi, khái niệm oxit, phân loại oxít, Phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, Thành phần của không khí.
+ Tiến trình thực hiện : 
GV: Cho đại diện 3 nhóm lên bốc thăm gói câu hỏi- đưa cho GV.
Bốc thăm vị trí trả lời.
-Theo vị trí bốc thăm lần lượt đọc câu hỏi và câu trả lời theo gói mà nhóm bốc được.
Gói 1:
1. Nêu tính chất hóa học của oxi ? (4 điểm)
2. Vai trò của oxi trong đời sống và trong sản xuất. (2 điểm)
3. Thế nào là phản ứng phân hủy? Viết 2 PTHH minh họa? (4 điểm)
Gói 2:
Người ta thường dùng những hợp chất có đặc điểm gì để điều chế oxi trong PTN? (3 điểm)
Thế nào là oxit ? Sự oxi hóa? (4 điểm)
Phân biệt sự cháy và sự oxi hóa chậm (3 điểm)
Gói 3:
1.Nêu thành phần của không khí? ( 3 điểm)
2. Thế nào là phản ứng hóa hợp? (3 điểm)
3. Tại sao sự cháy trong oxi lại mãnh liệt hơn sự cháy trong không khí. (4 điểm)
Đáp án: dành cho giám khảo (phần ghi nhớ SGK – tr100)
GV: Giữ vai trò cố vấn
* Hoạt động 2. Bài tập (22’)
+ Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học về oxi, ứng dụng, điều chế oxi, khái niệm oxit, phân loại oxít, Phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, Thành phần của không khí để làm các bài tập.
+ Nhiệm vụ :
- Học sinh thực hiện làm các bài tập, trả lời các câu hỏi theo định hướng của giáo viên .
+ Phương thức thực hiện:
GV: Chỉ định HS trả lời câu hỏi, làm bài tập theo trình độ học sinh
Đánh giá , cho điểm thường xuyên dối với học sinh lên chữa bài
+ Sản phẩm:
Câu trả lời, đáp án của các câu hỏi, bài tập.
+ Tiến trình thực hiện : 
ND1: Gọi 3 HS lên chữa bài – GV đánh gia cho điểm thường xuyên
+ HS1: Chữa bài tập 1
	Bài tập 1(SGK-100)
C + O2 CO2 (Cacbon Đioxit)
4P + 5O2 2P2O5 (Điphotpho Pentaoxít)
2H2 + O2 H2O (Nước)
4Al + 3O2 2Al2O3 (Nhôm oxít)
+ HS 2: Chữa bài tập 3
	Bài tập 3(SGK-101)
Oxit axit: CO2 ; SO2 ; P2O5... (oxi kết hợp với nguyên tố phi kim, khi hóa hợp với nước tạo oxit tương ứng)
Oxit Bazơ: Na2O ; MgO ; Fe2O3... (oxi kết hợp với kim loại khi hóa hợp với nước tạo bazơ)
	Bài tập 6(SGK-101)
- Phản ứng phân huỷ: a, c, d
- Phản ứng hoá hợp: b.
Bài tập 7(SGK-101)
- Phản ứng có xảy ra sự oxi hoá: a, b.
ND 2: Thảo luận cả lớp, GV hướng dẫn các bước thực hiện làm bài tập 8
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
?
?
?
?
?
?
Tính lượng khí oxi cần có buổi thực hành.
 Tính lượng khí Oxi sinh ra trong phản ứng.
Viết PTHH xảy ra.
Tính số mol khí Oxi sinh ra trong phản ứng.
Tìm số mol KMnO4 cần dùng.
Tính khối lượng KMnO4 cần dùng.
Bài tập 8(SGK-101- Học sinh K)
- Lượng khí oxi cần dùng cho buổi thực hành:
 20 × 100 = 2000 ml = 2 lít
- Lượng khí oxi sinh ra trong phản ứng là:
l
a. PTHH:
2KMnO4 K2MnO2 + MnO2 + 
 O2
- Số mol của oxi:
- Số mol KMnO4:
- Khối lượng KMnO4 cần dùng là:
	C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.(4')
	- Cho Hs đánh giá kết quả câu trả lời các câu hỏi.
	- Đánh giá kĩ năng làm bài tập.
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1')
	- Về nhà làm tiếp bài tập 8 (phần b), 
	- Ôn tập chương IV để chuẩn bị cho kiểm tra.
	- Tìm hiểu trước bài thực hành 4. Kẻ sẵn tường trình thực hành theo nhóm (tổ).

File đính kèm:

  • docTiết 42- Bài luyện tập 5.doc
Giáo án liên quan