Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 41: Không khí. Sự cháy - Năm học 2019-2020

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(1')

 *Đặt vấn đề: Hằng ngày chúng ta dùng củi để đun nấu. Vậy nếu không có oxi thì có thể cháy được không ? Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (30')

Hoạt động 1: Thành phần của không khí. (18')

+ Mục tiêu:

 - Thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng (là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần không khí tính theo thể tích gồm có 78% N và 21% O và 1% các khí khác).

 + Nhiệm vụ :

 - Học sinh xác định được thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng (là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần không khí tính theo thể tích gồm có 78% N và 21% O và 1% các khí khác), trả lời các câu hỏi của GV.

+ Phương thức thực hiện:

Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK trả lời các câu hỏi của giáo viên về thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng (là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần không khí tính theo thể tích gồm có 78% N và 21% O và 1% các khí khác).

Theo nhóm trả lời các câu hỏi của GV.

+ Sản phẩm:

 - Biết được thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng (là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần không khí tính theo thể tích gồm có 78% N và 21% O và 1% các khí khác).

 + Tiến trình thực hiện :

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 41: Không khí. Sự cháy - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy: / /2020 
Lớp 8A3
/ /2020 
Lớp 8A2
/ /2020 
Lớp 8A1
TIẾT 41. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
I. MỤC TIÊU.
	Sau bài học, học sinh đạt được: 
1. Kiến thức.
	Biết được:
	- Thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng (là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần không khí tính theo thể tích gồm có 78% N và 21% O và 1% các khí khác).
	- Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hoá chậm cũng là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
	- Các điều kiện phát sinh sự cháy và biết dập tắt sự cháy bằng nhiều biện pháp hay một biện pháp (là hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy và cách li chất cháy với khí oxi). Biết làm cho sự cháy có lợi xảy ra hiệu quả.
2. Kỹ năng.
	- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập xử lí thông tin.
3. Thái độ.
	- Có ý thức giữ gìn cho bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm và phòng chống cháy.
4. Định hướng hình thành năng lực. 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự nhận thức, năng lực thực hành. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.	
	- Ống thuỷ tinh hình trụ, chậu thuỷ tinh đựng nước, thước....
	- Photpho đỏ, muôi sắt, nút cao su, đèn cồn...
	- Các VD về sự oxi hoá chậm và sự cháy.
	- Bình cứu hoả..
2. Chuẩn bị của học sinh. 
	- Nghiên cứu trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Các hoạt động đầu giờ. (5')
	1.1. Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số.
	1.2. Kiểm tra bài cũ.
	*Câu hỏi:
	Viết PTHH điều chế oxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4 ; KClO3 ?
	*Đáp án – Biểu điểm:
	 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 +O2 (5đ)
	 2KClO3 2KCl + 3O2 (5đ)
	2. Nội dung bài học.
	A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(1')	
	*Đặt vấn đề: Hằng ngày chúng ta dùng củi để đun nấu. Vậy nếu không có oxi thì có thể cháy được không ? Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (30')
Hoạt động 1: Thành phần của không khí. (18')
+ Mục tiêu:
	- Thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng (là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần không khí tính theo thể tích gồm có 78% N và 21% O và 1% các khí khác).
	+ Nhiệm vụ :
	- Học sinh xác định được thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng (là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần không khí tính theo thể tích gồm có 78% N và 21% O và 1% các khí khác), trả lời các câu hỏi của GV.
+ Phương thức thực hiện:
Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK trả lời các câu hỏi của giáo viên về thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng (là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần không khí tính theo thể tích gồm có 78% N và 21% O và 1% các khí khác).	
Theo nhóm trả lời các câu hỏi của GV.
+ Sản phẩm:
	- Biết được thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng (là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần không khí tính theo thể tích gồm có 78% N và 21% O và 1% các khí khác).
	+ Tiến trình thực hiện : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV
?
?
?
?
?
?
?
?
?K
?
GV
?
GV
GV
?
Nêu cách tiến hành thí nghiệm:
Trong lúc P cháy mực nước thay đổi như thế nào ?
So sánh mực nước ban đầu trong ống thuỷ tinh và mực nước sau phản ứng.
Chất gì trong ống thuỷ tinh đã phản ứng với Photpho để tạo ra khói trắng P2O5
Qua thí nghiệm trên em có thể rút ra kết luận gì về thành phần (theo thể tích) của khí oxi.
Khí trong ống còn lại không phản ứng với P, là khí gì ?
Khí nitơ chiếm bao nhiêu thể tích không khí
Qua thí nghiệm trên em có kết luận gì
Ngoài oxi, nitơ không khí còn chứa những khí nào khác ? Làm thế nào để nhận biết được chúng ?
Không khí ô nhiễm gây ra những tác hại gì ? 
Giới thiệu: Hiệu ứng nhà kính, mưa axít, mù quang hoá...
Cần phải làm gì để bảo vệ không khí, tránh ô nhiễm..
Liên hệ.
Giới thiệu: Nghị Định KYÔTÔ:
Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận quốc tế liên quan đến Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Các điểm chính của Nghị định thư Kyoto là thiết lập các mục tiêu ràng buộc đối với 37 nước công nghiệp phát triển và cộng đồng Châu Âu để giảm phát thải khí nhà kính (GHG). Trung bình lượng khí phải cắt giảm là 5% so với mức của năm 1990 trong giai đoạn năm năm 2008 -  2012.
Liên hệ: Ở địa phương em có những nguồn nào gây ô nhiễm không khí ? Cách xử lí ? Bản thân em đã và sẽ làm gì đrr bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm ?
I. Thành phần của không khí
1. Thí nghiệm.
Đăt ống thuỷ tinh hình trụ trong chậu nước (H.4.7a). Cạnh ống thuỷ tinh đặt một thước đo độ dài. Cho muôi sắt chứa photpho luồn qua nút cao su (H.4.7b). Đốt photpho trên ngọn lửa đèn cồn đưa nhanh vào trong ống thuỷ tinh hình trụ đặt trong chậu nước (H.4.7c). Chú ý chậu nước cho thêm màu để dễ quan sát.
- Hiện tượng: Trong khi photpho cháy mực nước dâng lên đến 1/5 ống thuỷ tinh. Tạo khói trắng.
- Nhận xét: Mực nước trong ống thuỷ tinh đã dâng lên đến 1/5 ống thuỷ tinh hình trụ do P đã tác dụng với O2.
- Là oxi.
- Khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí
- Là khí Nitơ.
- Chiếm 4/5 thể tích không khí.
a Kết luận: Không khí là một hỗn hợp khí, trong đó oxi chiếm 1/5 thể tích không khí (Chiếm 21% thể tích không khí), còn lại hầu hết là khí nitơ.
2. Ngoài khí oxi, nitơ không khí còn chứa những chất nào khác.
- Hơi nước: Để cục đá vào trong cốc một lúc sau xuất hiện các giọt nước nhỏ li ti phía ngoài cốc.
- Khí CO2: Để cốc nước vôi trong trong không khí một lúc sau, xuất hiện màng trắng đục (CaCO3)
- Ngoài ra còn có các khí hiếm (Ar; Ne), bụi, khói....
- Ngoài khí oxi, nitơ, trong không khí còn chứa hơi nước, khí cácbonic, khí hiếm và bụi, khói...
3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm.
- Không khí ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, phá hoại công trình, cầu cống, di tích...
- Các biện pháp bảo vệ không khí, tránh ô nhiễm;
+ Xử lí khí thải các nhà máy, lò đốt, các phương tiện giao thông.
+ Trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh...
- HS trả lời theo tình hình địa phương và bản thân.
Hoạt động 2: Sự cháy và sự oxi hóa chậm. (12')
+ Mục tiêu:	
	- Các điều kiện phát sinh sự cháy và biết dập tắt sự cháy bằng nhiều biện pháp hay một biện pháp (là hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy và cách li chất cháy với khí oxi). Biết làm cho sự cháy có lợi xảy ra hiệu quả.
	+ Nhiệm vụ :
	- Học sinh xác định được các điều kiện phát sinh sự cháy và biết dập tắt sự cháy bằng nhiều biện pháp hay một biện pháp (là hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy và cách li chất cháy với khí oxi). Biết làm cho sự cháy có lợi xảy ra hiệu quả, trả lời các câu hỏi của GV.
+ Phương thức thực hiện:
	Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK trả lời các câu hỏi của giáo viên về các điều kiện phát sinh sự cháy và biết dập tắt sự cháy bằng nhiều biện pháp hay một biện pháp (là hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy và cách li chất cháy với khí oxi). Biết làm cho sự cháy có lợi xảy ra hiệu quả.	
	Theo nhóm trả lời các câu hỏi của GV.
+ Sản phẩm:
	- Biết được các điều kiện phát sinh sự cháy và biết dập tắt sự cháy bằng nhiều biện pháp hay một biện pháp (là hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy và cách li chất cháy với khí oxi). Biết làm cho sự cháy có lợi xảy ra hiệu quả.
	+ Tiến trình thực hiện : 
GV
GV
?
?
GV
?
?K
?K
GV
?
?K
GV
Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu 2 mục 1 và 2.
YC HS thảo luận 3 câu hỏi sau:
- Điều kiện phát sinh sự cháy là gì ?
- Có những biện pháp nào để dập tắt sự cháy ?
- Hãy kể nguyên nhân một số vụ cháy mà em biết, biện pháp để dập tắt ?
Chốt lại.
Theo em khi muốn dập tắt sự cháy ta có cần phải áp dụng đồng thời cả 2 biện pháp đó không ?
Tại sao không được dùng nước dập tắt đám cháy xăng dầu ?
Làm thế nào để dập đám cháy xăng dầu ?
Giới thiệu: Bình cứu hoả và nguyên tắc hoạt động.
Tại sao đám cháy Mg không được dùng bình xịt khí CO2.
Làm thế nào để dập tắt đám cháy Mg?
Bổ sung.
II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm
1. Sự cháy. (Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu)
2. Sự oxi hoá chậm. (Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu)
3. Điều kiện phát sinh sự cháy và các biện pháp dập tắt sự cháy.
- Thảo luận và trả lời:
- Điều kiện phát sinh sự cháy:
+ Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy.
+ Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.
- Biện pháp dập tắt sự cháy;
+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
+ Cách li chất cháy với oxi.
- Trong thực tế khi muốn dập tắt sự cháy ta chỉ cần vận dụng 1 trong 2 biện pháp trên là đủ để dập tắt sự cháy.
- Vì xăng dầu nhẹ hơn nước, khi đổ nước vào xăng dầu thì nước sẽ nổi lên trên ’ làm đám cháy lan rộng ’ cháy càng to.
- Trùm vải, bình xịt bọt khí CO2
- Vì Mg có khả năng tác dụng với Oxi trong các hợp chất chứa oxi ’ cháy càng to.
- Phủ đất, cát...
	C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.(8')
	Bài 1 (SGK – 99):
 	Đáp án: C
	Bài tập 2: (SGK)
	 - Không khí ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, phá hoại công trình, cầu cống, di tích...
	- Các biện pháp bảo vệ không khí, tránh ô nhiễm;
	- Xử lí rác thải các nhà máy, lò đốt, các phương tiện giao thông.
	- Trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh...
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1')
	- Về nhà học bài và làm các bài tập trong SGK.
	- Nghiên cứu trước bài luyện tập 5.

File đính kèm:

  • docTiết 41- Không khí Sự cháy.doc
Giáo án liên quan