Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 32: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2018-2019

Câu1: Xác định nhanh hóa trị của mỗi nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau đây: NO ; NO2 ; N2O3 ; N2O5; NH3; HCl; H2SO4; H3PO4; Ba(OH)2; Na2SO4; NaNO3; K2CO3 ; K3PO4 ; Ca(HCO3)2 Na2HPO4 ; Al(HSO4)3 ; Mg(H2PO4)2

Câu 2: Lập nhanh CTHH của những hợp chất sau tao bởi:

P ( III ) và O; N ( III )và H; Fe (II) và O; Cu (II) và OH; Ca và NO3; Ag và SO4, Ba và PO4; Fe (III) và SO4, Al và SO4; NH4 (I) và NO3

Dạng bài tập 3: Định luật bảo toàn khối lượng

Câu 1: Có thể thu được kim loại sắt bằng cách cho khí cacbon monoxit CO tác dụng với chất sắt (III) oxit . Khối lượng của kim loại sắt thu được là bao nhiêu khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit thì có 26,4 kg CO2 sinh ra.

Câu 2: Khi nung nóng quặng đồng malachite, chất này bị phân hủy thành đồng II oxit CuO, hơi nước và khí cacbonic.

Tính khối lượng của khí cacbonic sinh ra nếu khối lượng malachite mang nung là 2,22g, thu được 1,60 g đồng II oxit và 0,18 g nước.

a. Nếu thu được 6 g đồng II oxit; 0,9 g nước và 2,2 g khí cacsbonic thì khối lượng quặng đem nung là bao nhiêu?

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 32: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32	Ngày 21/11/2018
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
-Học sinh ôn lại các kiến thức cơ bản, quan trọng trong học kỳ I.
-Củng cố cách lập công thức hoá học, phương trình hoá học, hoá trị, công thức chuyển đổi, tỷ khối.
2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng vận dụng và biến đổi công thức. 
3. Giáo dục: Ý thức tự học .
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án.
2. HS: Học ôn tốt.
III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, hỏi đáp, nêu vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới: (40/)
- Đặt vấn đề: Nêu nhiệm vụ của tiết học: Ôn tập học kì I.
- Triển khai bài:
Giáo viên phân dạng và yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:
Dạng bài tập 1: Phân loại đơn chất, hợp chất
 Phân loại các chất sau theo đơn chất, hợp chất: khí hidro, nước , đường saccarozo (C12H22O11 ), nhôm oxit (Al2O3), đá vôi (CaCO3), khí cacbonic (CO2), muối ăn (NaCl), dây đồng, bột lưu huỳnh, khí Clo.
Dạng bài tập 2: Hóa trị
Câu1: Xác định nhanh hóa trị của mỗi nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau đây: NO ; NO2 ; N2O3 ; N2O5; NH3; HCl; H2SO4; H3PO4; Ba(OH)2; Na2SO4; NaNO3; K2CO3 ; K3PO4 ; Ca(HCO3)2 Na2HPO4 ; Al(HSO4)3 ; Mg(H2PO4)2 
Câu 2: Lập nhanh CTHH của những hợp chất sau tao bởi:
P ( III ) và O; N ( III )và H; Fe (II) và O; Cu (II) và OH; Ca và NO3; Ag và SO4, Ba và PO4; Fe (III) và SO4, Al và SO4; NH4 (I) và NO3
Dạng bài tập 3: Định luật bảo toàn khối lượng
Câu 1: Có thể thu được kim loại sắt bằng cách cho khí cacbon monoxit CO tác dụng với chất sắt (III) oxit . Khối lượng của kim loại sắt thu được là bao nhiêu khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit thì có 26,4 kg CO2 sinh ra. 
Câu 2: Khi nung nóng quặng đồng malachite, chất này bị phân hủy thành đồng II oxit CuO, hơi nước và khí cacbonic.
Tính khối lượng của khí cacbonic sinh ra nếu khối lượng malachite mang nung là 2,22g, thu được 1,60 g đồng II oxit và 0,18 g nước.
Nếu thu được 6 g đồng II oxit; 0,9 g nước và 2,2 g khí cacsbonic thì khối lượng quặng đem nung là bao nhiêu?
Dạng bài tập 4: Phương trình hóa học
Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng sau:
1/ Al + O2 Al2O3
2/ K + 02 K2O 
3/ Al(0H)3 Al203 + H20
4/ Al203 + HCl AlCl3 + H20
5/ Al + HCl AlCl3 + H2
6/ Fe0 + HCl FeCl2 + H20
7/ Fe203 + H2S04 Fe2(S04)3 + H20
8/ Na0H + H2S04 Na2S04 + H20
9/ Ca(0H)2 + FeCl3 CaCl2 + Fe(0H)3 
10/ BaCl2 + H2S04 BaS04 + HCl 
Dạng bài tập 5: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
Câu 1: Hãy tính :
Số mol CO2 có trong 11g khí CO2 (đktc)
Thể tích (đktc) của 9.1023 phân tử khí H2 
Câu 2: Hãy cho biết 67,2 lít khí oxi (đktc)
 Có bao nhiêu mol oxi?
Có bao nhiêu phân tử khí oxi?
Có khối lượng bao nhiêu gam?
Cần phải lấy bao nhiêu gam khí N2 để có số phan tử gấp 4 lần số phân tử có trong 3.2 g khí oxi.
Câu 3: Một hỗn hợp gồm 1,5 mol khí O2; 2,5 mol khí N2; 1,2.1023 phân tử H2 và 6,4 g khó SO2. 
Tính thể tích của hỗn hợp khí đó ở đktc.
Tính khối lượng của hỗn hợp khí trên.
Dạng bài tập 6: Tính theo công thức hóa học:
Câu 1: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: NaNO3; K2CO3 , Al(OH)3, SO2, SO3, Fe2O3. 
Câu 2: Xác định CTHH của hợp chất giữa nguyên tố X với O có %X = 43,67%. Biết X có hóa trị V trong hợp chất với O. (ĐS: P2O5)
Câu 3: Hợp chất B có %Al = 15,79%; %S = 28,07%, còn lại là O. Biết khối lượng mol B là 342.Viết CTHH dưới dạng Alx(SO4)y .Xác định CTHH. (ĐS: Al2(SO4)3 )
Câu 4:Một hợp chất khí X có tỉ khối đối với hidro là 8,5. Hãy xác định công thức hóa học của X biết hợp chất khí có thành phần theo khối lượng là 82,35% N và 17,65% H.(ĐS: NH3)
Câu 5: Một hợp chất X của S và O có tỉ khối đối với không khí là 2,207.
Tính MX (ĐS: 64 đvC)
Tìm công thức hóa học của hợp chất X biết nguyên tố S chiếm 50% khối lượng, còn lại là O. (ĐS: SO2)
 Dạng bài tập 7: Tính toán và viết thành công thức hóa học
Tính x và ghi lại công thức hóa học của các hợp chất sau:
1) Hợp chất Fe2(S04)x có phân tử khối là 400 đvC. 
2) Hợp chất Fex03 có phân tử khối là 160 đvC. 
3) Hợp chất Al2(S04)x có phân tử khối là 342 đvC. 
4) Hợp chất K2(S04)x có phân tử khối là 174 đvC. 
5) Hợp chất Cax(P04)2 có phân tử khối là 310 đvC. 
6) Hợp chất NaxS04 có phân tử khối là 142 đvC. 
7) Hợp chất Zn(N03)x có phân tử khối là 189 đvC. 
8) Hợp chất Cu(N03)x có phân tử khối là 188 đvC. 
9) Hợp chất KxP04 có phân tử khối là 203 đvC. 
10) Hợp chất Al(N03)x có phân tử khối là 213 đvC. 

File đính kèm:

  • docBai 22 Tinh theo phuong trinh hoa hoc_12724761.doc