Giáo án Hóa học lớp 8 tiết 20: Bài thực hành 3

I/ Tiến hành thí nghiệm:

1. Thí nghiệm1: Hoà tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím )

- Cách làm: Chia lượng thuốc tím của mỗi nhóm làm 2 phần:

+ Phần 1: Cho vào ống nghiệm (1) lắc cho tan

+ Phần 2: Bỏ vào ống nghiệm 2; dùng kẹp gỗ kẹp vào 1/3 ống nghiệm và đun nóng; đưa tàn đóm đỏ vào.

Nếu thấy que tàn đóm đỏ bùng cháy thì tiếp tục đun; khi thấy que đóm ko cháy nữa thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 tiết 20: Bài thực hành 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20 : BàI thực hành 3
Ngày giảng: 15/11
 A/ Mục tiêu: 
1. HS phân biệt được h/t vật lí và h/t hoá học.
2. Nhận biết được dấu hiệu có p/ư hh xaỷ ra
3. Tiếp tục rèn luyện cho HS những kĩ năng sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
B/ Chuẩn bị: 
Chuẩn bị cho 6 nhóm HS làm t/n, mỗi nhóm gồm:
D/d Natri cacbonat; D/d nước vôI trong; Thuốc tím
1 Giá ống nghiệm; 6 ống tt; ống hút; kẹp gỗ; đèn cồn
C/ Phương pháp: Thực hành, nghiên cứu. 
D/ Tiến trình tổ chức giờ học:
 I. ổn định lớp:
 II. Kiểm tra : 
 1. Nêu định nghĩa p/ư hoá học, giải thích các khái niệm:chất tham gia, sản phẩm 
 2. 1 học sinh làm bài 4 (SGK/51)
 - Gọi H/s nhận xét – G/v tổng kết
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, hoá chất
GV: - Nêu mục tiêu bài thực hành,
- Các bước tiến hành :
GV hướng dẫn 
H/s tiến hành TN 
Các nhóm báo cáo kết quả 
H/s làm tường trình cá nhân 
Rửa dùng cụ và dọn vê sinh 
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1
GV: Làm mẫu TN 1
 HS làm theo hướng dẫn
GV: ? Tại sao tàn đóm đỏ lại bùng cháy (Do có khí oxi sinh ra)
? Tại sao thấy tàn đóm bùng cháy lại đun tiếp (vì phản ứng xảy ra )
?Hiện tượng tàn đóm đỏ không bùng cháy nữa nói lên điều gì
?Vì sao ngừng đun (vì p/ứng đã xảy ra hoàn toàn )
I/ Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm1: Hoà tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím )
Cách làm: Chia lượng thuốc tím của mỗi nhóm làm 2 phần:
+ Phần 1: Cho vào ống nghiệm (1) lắc cho tan
+ Phần 2: Bỏ vào ống nghiệm 2; dùng kẹp gỗ kẹp vào 1/3 ống nghiệm và đun nóng; đưa tàn đóm đỏ vào.
Nếu thấy que tàn đóm đỏ bùng cháy thì tiếp tục đun; khi thấy que đóm ko cháy nữa thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm
 III. Các hoạt động học tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HS : báo cáo kết quả 
GV : Hướng dẫn hs làm TN2
HS : quan sát hiện tượng ghi vào vở 
GV :? Trường hơp nào có xảy ra phản ứng hoá học ( ô2)
GV hướng dẫn HS Nhỏ vài giọt dd Nari cacbonat vào ô1và ô3 đựng nước vôi trong 
HS Quan sát hiện tượng ghi vào vở.
? Trường hợp nào có hiện tượng hoá học (ô3)
GV Yêu cầu HS ghi lại PT chữ của p/ứng 1 (ô2); TN2(ô1);(ô3)
GV ? Qua các TN trên đã củng cố được những KT nào ;
Hiện tượng :
- Ô1: Chất rắn tan hết ,dd màu tím 
- Ô2 :Chất rắn không tan hết
Quá trình hoà tan thuốc tím ở ô1-> hiện tượng vật lí .
Quá trinh đun nóng thuốc tím ở ống 2là hiện tượng hoá học .(vì sinh ra chất mới là khí O2và chất rắn không hoà tan)
Quá trìng hoà tan 1 phần chất rắn ở ô2 là hiện tượng vật lí
2.Thí nghiệm 2:
a. Hiện tượng 
ô1: không có hiện tượng gì 
ô2: Nước vôi trong vẩn đục (có chất rắn không hoà tan tạo thành)
b. Hiện tượng 
- ô1: không có hiện tượng gì .
- ô3 : Có chất rắn không tan tạo thành (đục)
Kali pemanganat -> kali manganat + Mangan đioxit + oxi 
Canxi hiđroxit + cacbon đioxit -> Can xi cac bonat + nước 
Canxi hiđroxit + Natri cacbonat -> Canxi cacbonat + Natri hiđroxit
II. Làm bản tường trình :
III. Rửa dùng cụ và thu dọn TN
IV. Hướng dẫn HS học ở nhà : Hoàn thành bản tường trình 
V. Rút kinh nghiệm 
 Thu dọn mất nhiều thời gian -> tiến hành các nội dung TN xong trước trống ra chơi 5’ để học sinh thu dọn 

File đính kèm:

  • docBai_thuc_hanh_3_20150726_102136.doc
Giáo án liên quan