Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 19, Bài 13: Phản ứng hóa học (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hồng Khanh

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 PHÚT)

Hoạt động 1: Tìm hiểu khi nào phản ứng hóa học xảy ra?

Mục tiêu hoạt động

- HS nêu được điều kiện xảy ra phản ứng hóa học: các chất tham gia được tiếp xúc với nhau; hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao, hay chất xúc tác,

- Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm, viết PTHH bằng chữ, năng lực hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

a. Phương thức tổ chức hoạt động

- GV sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu, hoạt động nhóm.

- GV hướng dẫn các nhóm HS tiến hành thí nghiệm kẽm phản ứng với dung dich axit lohidric, hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.

 

doc14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 19, Bài 13: Phản ứng hóa học (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hồng Khanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/10/2018
Ngày dạy: 19/10/2018 Lớp dạy: 8C
Tiết 19 
Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tt)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Học sinh biết được:
+ Điều kiện xảy ra phản ứng hóa học: các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau; hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao, hay chất xúc tác,
+ Nhận biết phản ứng hóa học xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra, sự tỏa nhiệt và phát sáng (có thể).
2. Kỹ năng: 
- Học sinh rèn luyện các kĩ năng sau:
+ Thực hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra kết luận. 
+ Viết được phương trình hóa học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hóa học.
+ Xác định chất tham gia (chất phản ứng, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành).
+ Sử dụng ngôn ngữ hóa học, hợp tác nhóm.
3. Thái độ: 
- Có ý thức tự giác trong học tập, biết hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
- Yêu thích môn học.
4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực tiến hành thí nghiệm.
- Năng lực phân tích, tổng hợp. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên 
- Hóa chất: kẽm viên, dd HCl, ddCuSO4, ddBaCl2
- Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm, khay nhựa (tất cả 5 bộ).
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức có liên quan như: hiện tượng hóa học, định nghĩa phản ứng hóa học, diễn biến của phản ứng hóa học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI: (8 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Huy động kiến thức ở bài 12 (Sự biến đổi chất) và tiết 1 của bài 13 (Phản ứng hóa học) để xây dựng kiến thức mới của HS.
Nội dung hoạt động:
- Ôn tập kiến thức đã học ở bài 12 (Sự biến đổi chất) để kết nối bài mới.
b. Phương thức tổ chức
- GV tổ chức thi đua giữa các đội, bằng hình thức trả lời câu hỏi. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi
? Nêu một số hiện tượng hóa học trong đời sống mà em biết?
Nhóm nào ghi nhiều đáp án đúng là đội chiến thắng. Thời gian là 1 phút.
- Hết thời gian mời 5 nhóm mang kết quả treo lên bảng.
- Hướng dẫn các em nhận xét, công bố đội chiến thắng.
- Đội chiến thắng nhận được một món quà.
- HS lắng nghe
- HS liệt kê các hiện tượng hóa học: củi cháy, diêm cháy, thức ăn bị ôi thiu, cơm chuyển thành rượu, sắt bị gỉ,
- Treo kết quả lên bảng
- Nhận xét.
c, Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: 
- Sản phẩm: nội dung trả lời câu hỏi của HS.
- GV đánh giá kết quả: 
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát câu trả lời của HS.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 PHÚT)
Hoạt động 1: Tìm hiểu khi nào phản ứng hóa học xảy ra?
Mục tiêu hoạt động
- HS nêu được điều kiện xảy ra phản ứng hóa học: các chất tham gia được tiếp xúc với nhau; hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao, hay chất xúc tác, 
- Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm, viết PTHH bằng chữ, năng lực hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Phương thức tổ chức hoạt động
- GV sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu, hoạt động nhóm.
- GV hướng dẫn các nhóm HS tiến hành thí nghiệm kẽm phản ứng với dung dich axit lohidric, hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Mời HS đọc nội dung yêu cầu trong phiếu.
- GV theo dõi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, hoàn thành phiếu học tập.
- Mời các nhóm báo cáo kết quả trong phiếu học tập số 1. 
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- Gv tuyên dương tinh thần học tập của các em.
? Từ kết quả phiếu học tập số 1, em hãy cho biết khi nào phản ứng hóa học xảy ra?
- GV chuẩn hóa kiến thức
- Nội dung: Thực hiện thí nghiệm kẽm phản ứng với dung dich axit lohidric và hiểu biết của em hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thứ tự
Phản ứng hóa học
Điều kiện phản ứng xảy ra 
PTHH bằng chữ
1
Kẽm phản ứng với dung dich axit lohidric
2
Than (cacbon) phản ứng với oxi trong không khí tạo ra khí cacbon dioxit
3
Cơm (tinh bột) chuyển thành rượu và khí cacbo
 dioxit
- HS làm thí nghiệm, hoàn thành phiếu học tập.
- Các nhóm báo cáo kết quả trong phiếu học tập số 1 (treo kết quả lên bảng)
- Nhận xét, bổ sung.
- Phản ứng hóa học xảy ra khi:
+ các chất phản ứng tiếp xúc với nhau
+ có trường hợp cần đun nóng
+ có trường hợp cần chất xúc tác.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.
Sản phẩm:
- Kết quả học tập thông qua phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
TT
Phản ứng 
hóa học
Điều kiện phản ứng xảy ra
PTHH bằng chữ
1
Kẽm phản ứng với dung dich axit clohidric
Các chất tiếp xúc với nhau
Kẽm+ axit clohidric Kẽm clorua + hidro 
2
Than (cacbon) phản ứng với oxi trong không khí tạo ra khí cacbon dioxit
Cung cấp nhiệt độ
Than + oxi t0 Khí cacbon dioxit
3
Cơm (tinh bột) chuyển thành rượu etylic 
và khí 
cacbon dioxit
Có chất
xúc tác
(men rượu)
Tinh bột men rượu Rượu etylic+ Khí cacbon dioxit
- Các câu trả lời của HS
Đánh giá:
+ Đánh giá bằng quan sát, nhận xét: GV quan sát mức độ hoàn thành TN của HS, hoạt động học tập của HS, nhận xét kết quả trong phiếu học tập, câu trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
Mục tiêu hoạt động
- HS nêu được một số dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoa học xảy ra: sự thay đổi màu sắc, tạo ra chất khí, chất kết tủa, tỏa nhiệt và phát sáng (có thể),
- Rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm, phân tích, tổng hợp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác nhóm.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Gv sử dụng thí nghiệm, hoạt động nhóm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc nội dung phiếu học tập số 2
- GV yêu cầu HS quan sát
Nêu màu sắc của dung dịch đồng (II) sunfat và bari clorua? 
 - GV thực hiện thí nghiệm: dung dịch đồng (II) sunfat phản ứng với dung dịch bari clorua.
? Trong thí nghiệm trên có phản ứng hóa học xảy ra không?
? Dựa vào dấu hiệu nào em biết có phản ứng hóa học xảy ra?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2
- Mời các nhóm báo cáo kết quả. 
-Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
? Từ kết quả thảo luận, hãy nêu các dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
- Gv chốt kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
 Hãy quan sát thí nghiệm dung dịch đồng (II) sunfat phản ứng với dung dịch bari clorua và kiến thức hiểu biết hoàn thành bảng sau:
STT
Phản ứng hóa học
 Hiện tượng
1
dung dịch đồng (II) sunfat phản ứng với dung dịch bari clorua 
2
Kẽm phản ứng với dung dich axit clohidric
3
Than (cacbon) phản ứng với oxi trong không khí 
4
Sắt phản ứng với oxi trong không khí
- HS quan sát 
+dd đồng (II) sunfat: màu xanh lam
+dd bari clorua: không màu
- HS quan sát
- Có phản ứng hóa học xảy ra.
- dấu hiệu: có xuất hiện kết tủa trắng đục.
- HS thảo luận nhóm hoàn thành phần còn lại của phiếu học tập.
- Báo cáo kết quả.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra:có chất mới tạo thành
+ sự thay đổi màu sắc.
+ tạo ra chất khí, chất kết tủa.
+ tỏa nhiệt và phát sáng (có thể),
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Kết quả học tập thông qua phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
STT
Phản ứng hóa học
Hiện tượng
1
Dung dịch đồng (II) sunfat phản ứng với dung dịch 
bari clorua 
Xuất hiện kết tủa trắng đục
2
Kẽm phản ứng với dung dich axit clohidric
Xuất hiện bọt khí
3
Than (cacbon) phản ứng với oxi trong không khí 
Cháy phát sáng và tỏa nhiệt.
4
Sắt phản ứng với oxi trong không khí
Thay đổi màu sắc từ 
màu xám trắng → màu nâu
Đánh giá:
+ Đánh giá bằng quan sát, nhận xét: GV quan sát mức độ hoàn thành phiếu học tập của HS, hoạt động học tập của HS, câu trả lời.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 PHÚT)
a. Mục tiêu:
- Củng cố, hoàn thiện, khắc sâu kiến thức:
+ Định nghĩa phản ứng hóa học.
+ Bản chất của phản ứng hóa học.
+ Điều kiện xảy ra phản ứng hóa học.
+ Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
- Tiếp tục rèn kỹ năng viết PTHH bằng chữ và cách đọc PTHH; phát triển các năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV tổ chức HS chơi trò chơi “Ngôi sao may mắn”
Luật chơi:
- Có 6 ngôi sao, trong đó có 5 ngôi sao ẩn chứa 5 câu hỏi tương ứng và 1 ngôi sao may mắn.
- Mỗi nhóm chọn lần lượt một ngôi sao.
+ Nếu nhóm chọn ngôi sao và trả lời chính xác câu hỏi ẩn sau ngôi sao thì được 10 điểm, nếu trả lời sai không được điểm. Thời gian suy nghĩ là 10 giây.
+ Nếu nhóm chọn ngôi sao ẩn sau là ngôi sao may mắn sẽ được cộng 10 điểm thưởng mà không phải trả lời câu hỏi và được chọn ngôi sao tiếp theo để tham gia trả lời câu hỏi.
+ Nếu nhóm chọn trả lời sai thì các nhóm khác dành quyền trả lời (bằng cách đưa tay). Nếu trả lời đúng thì được cộng 5 điểm, trả lời sai không được điểm.
Câu hỏi tương ứng:
Câu 1: Quá trình nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra? 
a/ Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
b/ Vành xe đạp bằng thép bị phủ một lớp gỉ màu nâu đỏ.
c/ Hòa tan mực vào nước.
d/ Khi nấu canh cua thì gạch cua nổi lên trên.
Câu 2: Trong một phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi gì? Kết quả là gì?
Câu 3: Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?
 Câu 4: Cho PTHH: 
Canxi hidroxit + cacbon đioxit Canxi cacbonat + nước
Xác định chất phản ứng, sản phẩm?
Câu 5: Nêu các dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
 c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: 
 + Kết quả trả lời câu hỏi của HS.
- Đánh giá hoạt động: 
	+ Thông qua câu trả lời của HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4 PHÚT)
a. Mục tiêu
- Dựa trên cơ sở kiến thức đã học, liên hệ về hiện tượng trong tự nhiên và chứng minh đó là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học.
- Viết PTHH hóa học bằng chữ của 3 phản ứng hóa học xảy ra trong đồi sống hằng ngày.
b. Nội dung hoạt động 
Học sinh giải quyết câu hỏi sau:
?1 Viết PTHH hóa học bằng chữ của 3 phản ứng hóa học xảy ra trong đồi sống hằng ngày?
?2 Trong lò than cháy đã xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon với oxi trong không khí tạo ra khí cacbonic.
a/ Viết PTHH bằng chữ của phản ứng hóa học trên
b/ Điều kiện để xảy ra phản ứng trên là gì?
c/ Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?
d/ Đề xuất phương án để than cháy nhanh và hiệu quả hơn?
c. Phương thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành nội dung theo yêu cầu. 
d. Sản phẩm: 
 	Bài báo cáo của học sinh trình bày trên giấy viết (hoặc trong vở bài tập).
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
	GV cho học sinh trình bày báo cáo trước lớp vào phút đầu giờ học tiết sau, cho học sinh khác kiểm tra đối chiếu với bài báo cáo của mình và trao đổi ý kiến. GV nhận xét và động viên khích lệ học sinh.
E. TÌM TÒI MỞ RỘNG (3 PHÚT)
a. Mục tiêu
- Dựa trên cơ sở kiến thức đã học, HS tìm hiểu một số phản ứng hóa học tạo nên những điều kì thú trong tự nhiên. 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
 b. Nội dung hoạt động 
 HS tìm hiểu các hiện tượng có liên quan đến sự biến đổi hóa học trong cuộc sống xung quanh (hoặc thông qua sách báo, mạng internet). Chọn một hiện tượng mà em cảm thấy thú vị và mô tả về hiện tượng đó.
c. Phương thức tổ chức hoạt động
- Giáo viên nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành nội dung theo yêu cầu. 
d. Sản phẩm hoạt động
 Bài báo cáo của học sinh trình bày trên giấy viết.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
	GV cho học sinh trình bày báo cáo trước lớp vào phút đầu giờ học tiết sau, cho học sinh khác kiểm tra đối chiếu với bài báo cáo của mình và trao đổi ý kiến. Gv nhận xét và động viên khích lệ học sinh.

File đính kèm:

  • doctiet 19 hoa 8.doc
Giáo án liên quan