Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 13, Bài 10: Hóa trị (Tiết 1) - Năm học 2019-2020

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định hóa trị của 1 nguyên tố hóa học (15p)

* Mục tiêu: -Nêu được hóa trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.

 - Nêu được: Hóa trị của H là I, của oxi là II, hóa trị của một số nguyên tố trong các hợp chất được xác định dựa theo hóa trị của O và H.

*Phương pháp : Đàm thoại

 * Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật tia chớp

* Phương tiện: Sgk,tư liệu

* Năng lực cần đạt: Năng lực làm chủ bản thân,Năng lực tự giải quyết vấn đề,năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực tính toán hóa học, năng lực hợp tác.

* Nội dung hoạt động:

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 13, Bài 10: Hóa trị (Tiết 1) - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7	 Ngày soạn: 02/10/2019
Tiết 13	 Ngày giảng:09/10/2019 
Bài 10: HÓA TRỊ (TIẾT 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Nêu được: Hóa trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.
	 - Nêu được: Hóa trị của H là I, của oxi là II, hóa trị của một số nguyên tố trong các hợp chất được xác định dựa theo hóa trị của O và H.
	- Trình bày được quy tắc hóa trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì:
	a.x = b.y (a,b là hóa trị của nguyên tố A,B)
(Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A và B là nhóm nguyên tử).
 2. Kĩ năng
	- Tính được hóa trị của NTHH hoặc nhóm n.tử theo CTHH cụ thể.
	- Lập được CTHH của hợp chất khi biết thành phần n.tố và hóa trị của n.tố.
3. Thái độ: Có hứng thú say mê học tập, nghiêm túc trong học tập
4. Trọng tâm
- Khái niệm hóa trị 
- Cách lập công thức hóa học của một chất dựa vào hóa trị 
5. Định hướng năng lực
 - Năng lực làm chủ bản thân
 - Năng lực tự giải quyết vấn đề
 - lập được kế hoạch học tập
 - Biết hợp tác các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao 
 -Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực tính toán.
II. Chuẩn bị 
1.Chuẩn bị của GV:sgk,tư liệu
2.Chuẩn bị của HS: Học sinh soạn trước bài ở nhà 
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra đánh giá
Nội dung
Nhận biết
(MĐ 1)
Thông hiểu
(MĐ 2)
Vận dụng
(MĐ 3)
Vận dụng cao (MĐ 4)
Hóa trị
Nêu quy tắc hóa trị
Bài tập
Xac định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp (2p) : GV kiểm tra chuẩn bị bài học của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ (4p)
?Viết CT dạng chung của đơn chất và hợp chất.
?Nêu ý nghĩa của CTHH.
- Trả lời : Viết CT dạng chung của đơn chất :An
 CT dạng chung của hợp chất. AxByCz
Ý nghĩa CTHH cho biết:
+ nguyên tố tạo ra chất
+ số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong hợp chất
+ PTK của chất
3. Các hoạt động 
 	Hoạt động 1 : Tình huống xuất phát.
 * Mục tiêu : HS phân loại các chất có trong VD.
 * Phương pháp:giải quyết vấn đề,động não
 * Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật động não
 * Phương tiện : sgk,tư liệu 
* Năng lực hình thành: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học.
* Nội dung hoạt động: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Hóa trị là những con số biểu thị khả năng đó. Biết được hóa trị ta sẽ hiểu và viết đúng cũng như lập công thức hóa học của hợp chất. Tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định hóa trị của 1 nguyên tố hóa học (15p)
* Mục tiêu: -Nêu được hóa trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.
	 - Nêu được: Hóa trị của H là I, của oxi là II, hóa trị của một số nguyên tố trong các hợp chất được xác định dựa theo hóa trị của O và H.
*Phương pháp : Đàm thoại 
 * Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật tia chớp
* Phương tiện: Sgk,tư liệu 
* Năng lực cần đạt: Năng lực làm chủ bản thân,Năng lực tự giải quyết vấn đề,năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực tính toán hóa học, năng lực hợp tác.
* Nội dung hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Người ta qui ước gán cho H hóa trị I. 1 nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nói đó là hóa trị của nguyên tố đó.
- Ví dụ: HCl
? Trong CT HCl thì Cl có hóa trị là bao nhiêu . 
Gợi ý: 1 nguyên tử Cl liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H?
- Tìm hóa trị của O,N và C trong các CTHH sau: H2O,NH3, CH4. Hãy giải thích?
- Ngoài ra người ta cũng dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi (oxi có hóa trị là II)
- Tìm hóa trị của các nguyên tố K,Zn,S trong các CT: K2O, ZnO, SO2.
- Giới thiệu cách xác định hóa trị của 1 nhóm nguyên tử.
Vd: trong CT H2SO4, H3PO4 hóa trị của các theo nhóm SO4 và PO4 bằng bao nhiêu?
- Hướng dẫn HS dựa vào khả năng liên kết của các theo nhóm nguyên tử với nguyên tử hiđro - Giới thiệu bảng 1,2 SGK - 42,43 gYêu cầu HS về nhà học thuộc.
¶Theo em, hóa trị là gì? 
- Kết luận gghi bảng.
- Theo dõi và ghi nhớ.
- Trong CT HCl thỡ Cl cú húa trị I. Vỡ 1 nguyờn tử Cl chỉ liờn kết được với 1 nguyên tử H.
- O có hóa trị II, N có hóa trị III và C có hóa trị IV.
- K có hóa trị I và 2 nguyên tử K liên kết với 1 nguyên tử oxi.
- Zn có hóa trị II và S có hóa trị IV.
- Trong công thức H2SO4 thì SO4 có hóa trị II . 
- Trong công thức H3PO4 thì PO4 có hóa trị III.
- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
I. HÓA TRỊ CỦA 1 NGUYÊN TỐ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG CÁCH NÀO?
1. Cách xác định
2. Kết luận
Hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử, được xác định theo hóa trị của H chọn làm 1 đơn vị và hóa trị của O chọn làm 2 đơn vị.
Vd:
+ NH3gN(III)
+ K2OgK (I)
Hoạt động 3: Tìm hiểu qui tắc về hóa trị (17p)
 * Mục tiêu : Trình bày được quy tắc hóa trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thỡ:
	a.x = b.y (a,b là hóa trị của nguyên tố A,B)
(Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A và B là nhóm nguyên tử).
 * Phương pháp : Hợp tác nhóm 
 * Phương tiện: sgk,tư liệu 
 * Năng lực cần đạt: Năng lực tự giải quyết vấn đề, lập được kế hoạch học tập, Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực tính toán hóa học, hợp tác.
 * Nội dung hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
?CT chung của hợp chất có 2 NTHH được viết như thế nào (Giả sử hóa trị của nguyên tố A là a và hóa trị của nguyên tố B là b)
- Hướng dẫn HS dựa vào bảng 1 SGK - 42 để tìm hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm( 2 bàn) để tìm được các giá trị x.a và y.b . tìm mối liện hệ giữa 2 giá trị đó qua bảng sau:
CTHH
x . a
y . b
Al2O3
P2O5
H2S
?So sánh các tích: x . a ; y . b trong các trường hợp trên.
gĐó là biểu thức của qui tắc hóa trị . hãy phát biểu qui tắc hóa trị?
 Gọi đại diện nhóm TL
 GV nhận xét
- GV bổ sung Qui tắc này đúng ngay cả khi A, B là 1 nhóm nguyên tử .
Vd: Zn(OH)2 
Ta có: x.a = 1.II và y.b = 2.I 
Vậy –OH có hóa trị là bao nhiêu?
 GV kêt luận
-Hoạt động theo nhóm trong 5’ 
- Đại diện nhóm TL
CTHH
x . a
y . b
Al2O3
2 . III
3 . II
P2O5
2 . V
5 . II
H2S
2 . I
1 . II
- Trong các trường hợp trên:
x . a = y . b
- Qui tắc: tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
– OH có hóa trị là I.
II. QUI TẮC HÓA TRỊ 
1. Quy tắc
Ta có biểu thức: 
x . a = y . b
Kết luận: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Củng cố (5p)
- Mục tiêu :HS củng cố kiến thức bài học thông qua 1 số bài tập 
- Phương pháp : giải quyết vấn đề
- Phương tiện dạy học : sgk,phiếu bài tập
- Nội dung
Câu 1:
a) Hóa trị của một nguyên tố (hay một nhóm nguyên tử ) là gì ?
b) Khi xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị?
a) Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).
b) Khi xác định hóa trị lấy hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị
Câu hỏi kiểm tra năng lực HS
Câu 1: Nêu quy tắc hóa trị(MĐ1). Trong CTHH tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số vfa hóa trị của nguyên tố kia
Câu 2: Khoanh tròn vào câu đúng(MĐ 2)
Hóa trị của C trong CHHH CH4 là:
 a. 2 b.4 c 5 d. 6
 - Hóa trị của S trong CHHH SO2 là:
 a. 2 b.4 c 5 d. 6 
Câu 3: (MĐ 2) - Tính hoá trị của S trong CTHH: H2S, (S hóa trị II)
 - Tính hoá trị của N trong CTHH: NO , NO2 (NO: N hóa trị II,NO2:N hóa trị IV	
5. Dặn dò (2p)
 - Học bài.
 - Làm bài tập 1,2,3,4 SGK - 37,38
 - Chuẩn bị bài mới

File đính kèm:

  • docxBai 10 Hoa tri_12709093.docx
Giáo án liên quan