Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 1 đến 18 - Năm học 2019-2020

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 1. Kiến thức: + Giúp HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và từ đó tạo ra được mọi chất. NT gồm hạt nhân mang điện dương, và vỏ tạo bởi các electron mang điện âm.

 + HS biết được hạt nhân cấu tạo bởi proton và nơtron (p và n), nguyên tử cùng loại có cùng số p. Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của NT.

 + HS biết được trong NT thì số e = p. Eletron luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp, nhờ e mà NT có thể liên kết với nhau.

 2. Kỹ năng: + Rèn luyện tính quan sát và tư duy cho HS.

 3. Thái độ: Hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho HS hứng thú học bộ môn.

II.PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

 1. Phương tiện: - SGK, Chuẩn KTKN, Giáo án

Chuẩn bị sẵn sơ đồ minh hoạ cấu tạo 3 NT: hidro, oxi, natri.

 2.Phương pháp: - Giảng giải, hỏi đáp, quan sát, hoạt động nhóm,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ôn định tổ chức: (1 phút)

 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

 3. Dạy học bài mới:

 Đặt vấn đề:

 Qua các thí dụ về chất thì có chất mới có vật thể vậy chất được tạo ra từ đâu? Để tìm hiểu vấn đề này hôm nay chúng ta học bài nguyên tử.

 

docx44 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 1 đến 18 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GK, Chuẩn KTKN, Giáo án
Chuẩn bị tranh vẽ (hình 1.8 trang 19 SGK và bảng 1 trang 42), ống nghiệm chứa 1ml nước cất.
 2.Phương pháp: - Giảng giải, hỏi đáp, quan sát, hoạt động nhóm, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ôn định tổ chức: (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: HS1: + NTHH là gì? Số gì đặc trưng cho NTHH?
 + Viết kí hiệu của các nguyên tố sau: Liti, Beri, Cacbon, Nitơ, Oxi, Magiê, Natri, Nhôm, Photpho, Lưu huỳnh.
 HS2: + Tìm số proton của các nguyên tố trên.
 3. Dạy học bài mới:
 Đặt vấn đề:
 Để cho các trị số về khối lượng của nguyên tử đơn giản, dễ sử dụng trong khoa học người ta dùng một khái niệm mà hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1:Nguyên tử khối:
- GV cho HS đọc thông tin về khối lượng nguyên tử ở Sgk để thấy được khối lượng nguyên tử được tính bằng gam thì số trị rất nhỏ bé.
- GV cho học sinh đọc thông tin các VD trong Sgk để đi đến kết luận.
*GV: Vì vậy, trong khoa học dùng một cách riêng để biểu thị khối lượng của nguyên tử.
- GV thông báo NTK của một số nguyên tử.
? Các giá trị này có ý nghĩa gì.
- HS trả lời: Cho biết sự nặng nhẹ giữa hai các nguyên tử .
? So sánh sự nặng nhẹ giữa nguyên tử H và C , O và S.
? Có nhận xét gì về khối luợng khối lượng tính bằng đ.v.C của các nguyên tử.
* Hoạt động 2:Định nghĩa: 
? Vậy NTK là gì.
* GV đặt vấn đề : Ghi như sau 
? Na = 24đ.v.C ; Al = 27đ.v.C có biểu đạt nguyên tử khối không.
- HS:Có. 
- GV giải thích : NTK được tính từ chổ gán cho nguyên tử C có khối lượng = 12 chỉ là hư số thường bỏ bớt chữ đ.v.C.
* Hoạt động 3:Tra cứu bảng các nguyên tố.
- GV hướng dẫn cho học sinh cách tra cứu bảng.
- GV nêu các nguyên tố để học sinh tìm NTK.
- Học sinh tra cứu theo 2 chiều:
+ Tên nguyên tố, tìm nguyên tử khối.
+ Biết nguyên tử khối,tìm tên và kí hiệu nguyên tố đó.
-GV cho học sinh làm bài tập 5 tại lớp.
II. Nguyên tử khối:
- NTK có khối lượng rất nhỏ bé. Nếu tính bằng gam thì có số trị rất nhỏ.
KL 1 nguyên tử C = 1,9926.g.
*Quy ước: Lấy 1/12 KLNT C làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị cac bon (viết tắt là đ.v.C).
1đ.v.C = Khối lượng nguyên tử C
 Ví dụ: C = 12 đ.v.C
 H = 1 đ.v.C
 O = 16 đ.v.C
 S = 32 đ.v.C
-KL tính bằng đ.v.Cchỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử NTK.
*Định nghĩa: 
 Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đ.v.C
* Vdụ: Na = 23 , Al = 27 , Fe = 56 ...
* Tra cứu bảng các nguyên tố: (Trang 42).
 - Mỗi nguyên tố có 1NTK riêng biệt. 
- Biết tên nguyên tố Tìm NTK.
- Biết NTK Tìm tên và kí hiệu nguyên tố.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Củng cố: - Cho 2 HS lên làm các bài 5, 6 tại lớp
 - Cho cả lớp nhận xét
 - GV nhận xét, bổ sung cần thiết
* GV gọi 2 HS lên giải BT 5,6.
 Bài tập 5: Nguyên tử magie:
 + Nặng hơn, bằng 2 lần nguyên tử cácbon
 + Nhẹ hơn, bằng 3/4 nguyên tử lưu huỳnh
 + Nhẹ hơn, bằng 8/9 nguyên tử nhôm
 Bài tập 6:X =2.14 = 28 X thuộc nguyên tố Silic, Si
- Dặn dò: Làm bài tập đầy đủ
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
 Xem trước nội dung phần I và II trong bài đơn chất và hợp chất và trả lời các câu hỏi sau: Đơn chất là gì? Cấu tạo? Hợp chất là gì? Cấu tạo?
Bài tập về nhà: 7, 8 (SGK) 
 * BT7: a) 1 đvC = 1,9926.10-23/12 = 1,66.10-24 g; 
Ngày soạn: 19/09/2019
Ngày dạy: 21/09/2019
Tiết 8 
Bài 6: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ (T1)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: + Giúp HS hiểu được đơn chất, hợp chất là gì 
 + HS phân biệt được đơn chất kim loại và phi kim
 + HS biết trong một mẫu chất thì các nguyên tử không tách rời mà liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau
 2. Kỹ năng: + Biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích, tổng hợp giải thích vấn đề à sử dụng ngôn ngữ hoá học chính xác: đơn chất và hợp chất
 3. Thái độ: Hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho HS hứng thú học bộ môn.
II.PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 1. Phương tiện: - SGK, Chuẩn KTKN, Giáo án
Chuẩn bị tranh vẽ các mô hình của: đồng kim loại, khí oxi, khí hidro, nước và muối ăn
 2.Phương pháp: - Giảng giải, hỏi đáp, quan sát, hoạt động nhóm, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ôn định tổ chức: (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: + Viết kí hiệu của các nguyên tố sau và cho biết nguyên tử khối tương ứng: Liti, Beri, Cacbon, Nitơ, Oxi, Magiê, Natri, Nhôm, Photpho, Lưu huỳnh.
 3. Dạy học bài mới:
 Đặt vấn đề:
 Nêu nhiệm vụ của tiết học: Tìm hiểu về đơn chất, hợp chất.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Đơn chất:
- GV đặt tình huống: Nói lên mối liên hệ giữa chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học.
? Nguyên tố hoá học có tạo nên chất không.
- HS đọc thông tin trong Sgk.
- GV thông báo: Thường tên của đơn chất trùng với tên của nguyên tố trừ ...
? Vậy đơn chất là gì. 
- GV giải thích : Có một số nguyên tố tạo ra 2,3 dạng đơn chất ( Ví dụ nguyên tố Cacbon).
- HS quan sát tranh vẽ các mô hình tượng trưng của than chì, kim cương.
- GV đặt ra tình huống: Than củi và sắt có tính chất khác nhau không? 
? Rút ra sự khác nhau về tính dẫn điện, dẫn nhiệt ,ánh kim của các đơn chất.
- GV cho học sinh thử tính dẫn điện và dẫn nhiệt của các kim loại Fe, Al, Cu.
- Học sinh rút ra nhận xét.
? Trong thực tế người ta dùng loại chất nào để làm chất cách điện. (Dùng C trong pin).
? Có kết luận gì về đơn chất.
-HS quan sát tranh mô hình kimloại Cu và phi kim khí H2, khí O2.
? So sánh mô hình sắp xếp kim loại đồng với oxi, hydro.
? Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng, oxi.
 Khoảng cách nào gần hơn.
 * Hoạt đông 2: Hợp chất:
- HS đọc thông tin Sgk.
? Các chất: H2O, NaCl, H2SO4...lần lượt tạo nên từ những NTHH nào.
- GV thông báo: Những chất trên là hợp chất.
? Theo em chất ntn là hợp chất.
- GV giải thích và dẫn VD về HCVC và HCHC.
- GV cho học sinh quan sát tranh vẽ mô hình tượng trưng của H2O, NaCl(hình 1.12, 1.13)
? Hãy quan sát và nhận xét đặc điểm cấu tạo của hợp chất.
I. Đơn chất:
1. Đơn chất là gì?
- Khí oxi tạo nên từ nguyên tố O.
- K.loại Natri tạo nên từ nguyên tố Na.
- K.loại nhôm tạo nên từ nguyên tố Al.
* Vậy khí oxi, kim loại Na, Al gọi là đơn chất.
* Định nghĩa: Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên.
- Đơn chất kim loại: Dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.
- Đơn chất phi kim: Không dẫn điện, dẫn nhiệt, không có ánh kim.
*Kết luận: Đ/c do 1 NTHH cấu tạo nên. Gồm 2 loại đơn chất :
+ Kim loại.
+ Phi kim.
2.Đặc điểm cấu tạo:
- Đơn chất KL: Nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.
- Đơn chất PK: Nguyên tử liên kết với nhau theo một số nhất định (Thường là 2).
II.Hợp chất:
1.Hợp chất là gì?
VD:
-Nước: H2O Nguyên tố H và O.
-M.ăn: NaCl Nguyên tố Na và Cl.
-A.sunfuric: H2SO4Nguyên tố H, S và O.
* Định nghĩa: Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên.
- Hợp chất gồm:
 + Hợp chất vô cơ: 
 H2O, NaOH, NaCl, H2SO4....
 + Hợp chất hữu cơ: 
 CH4 (Mê tan), C12H22O11 (đường),
 C2H2 (Axetilen), C2H4 (Etilen)....
2.Đặc điểm cấu tạo:
- Trong hợp chất: Nguyên tố liên kết với nhau theo một tỷ lệ và một thứ tự nhất định
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Củng cố- Cho 2 HS lên làm 3 (SGK) tại lớp
 - Cho cả lớp nhận xét
 - GV nhận xét, bổ sung cần thiết
Giải:
 Bài 3: 
 * Các đơn chất là: P, Mg vì tạo bởi 1 NTHH
 * Các hợp chất là: khí amoniac, axit clohidric, canxicacbonat, gluczơ vì mỗi chất trên đều do 2 NTHH tạo nên.
- Dặn dò: Làm bài tập đầy đủ
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
 -Xem trước nội dung phần II và IV trong bài đơn chất và hợp chất và trả lời các câu hỏi sau: Phân tử là gì? Cách tính phân tử khối?
 Bài tập về nhà: 1, 2 (SGK) và 6.1, 6.2, 6.3, 6.5 (SBT).
Ngày soạn: 22/09/2019
Ngày dạy: 24/09/2019
Tiết 9 
Bài 6: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ (T2)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: + Giúp HS hiểu được phân tử là gì, so sánh được hai khái niệm phân tử và nguyên tử, biết được trạng thái của chất
+ Biết tính thành thạo phân tử khối của một chất, so sánh nặng nhẹ của các phân tử.
+ Củng cố để hiểu kĩ hơn các khái niệm đã được học.1
 2. Kỹ năng: + Rèn kĩ năng tính toán	
 + Biết sử dụng hình vẽ, thông tin để phân tích à giải quyết vấn đề.
 3. Thái độ: Hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho HS hứng thú học bộ môn.
II.PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 1. Phương tiện: - SGK, Chuẩn KTKN, Giáo án
Chuẩn bị tranh vẽ 1.10, 1.11, 1.12, 1.13, 1.14
 2. Phương pháp: - Giảng giải, hỏi đáp, quan sát, hoạt động nhóm, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ôn định tổ chức: (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Làm bài tập 1; HS2: Làm bài tập 2
 3. Dạy học bài mới:
 Đặt vấn đề:
Ta đã biết có hai loại chất là đơn chất và hợp chất. Dù là đơn chất hay hợp chất cũng đều do các hạt nhỏ cấu tạo nên. Để biết đó là các hạt gì chúng ta cùng nghiên cứu bài này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1:Phân tử:
- GV treo tranh vẽ 1.11, 1.12, 1.13 Sgk.
- HS quan sát tranh vẽ mô hình tuợng trưng các phân tử hiđro, oxi, nước.
? Mẫu khí hiđro và mẫu khí oxi các hạt phân tử có cách sắp xếp như thế nào. Nhận xét.
? Tương tự, đối với nước, muối ăn.
? Vậy các hạt hợp thành của 1 chất thì như thế nào.
- GV: + Các hạt hợp thành của một chất thì đồng nhất như nhau về thành phần và hình dạng và kích thước.
+ Mỗi hạt thể hiện đầy đủ tính chất của chất và đại diện cho chất về mặt hóa học và được gọi là phân tử.
? Phân tử là hạt như thế nào.
- GV giải thích trường hợp phân tử các kim loại; phân tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử như Cu, Fe, Al, Zn, Mg....
- Cho học sinh nhắc lại định nghĩa NTK.
? Tương tự như vậy em hãy nêu định nghĩa PTK.
- GV lấy ví dụ giải thích.
 (H2O = 1.2 +16 = 18 đvC;
 CO2 = 12 + 16 . 2 = 44 đvC )
- Từ VD trên HS nêu cách tính PTK của 1 chất.
? Tính PTK các hợp chất sau: O2, Cl2,CaCO3; H2SO4, Fe2(SO4)3....
- HS nêu kết luận.
- Gọi 3 HS đọc phần kết ghi nhớ.
III. Phân tử:
1.Định nghĩa:
VD: - Khí hiđro, oxi : 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau.
- Nước : 2H liên kết với 1O.
- Muối ăn: 1Na liên kết với 1Cl.
* Định nghĩa: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
2.Phân tử khối:
* Định nghĩa: (skg) 
 VD:O2 = 2.16 = 32 đvC ; Cl2 = 71 đvC.
 CaCO3 = 100 đvC ; H2SO4 = 98 đvC.
*Kết luận: ( Sgk )
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Củng cố: * Cho HS nhắc lại nội dung chính của bài:
 + Phân tử là gi?
 + Phân tử khối là gì?
 + Khoảng cách các chất ở các thể rắn, lỏng, khí như thế nào?
* Cho HS làm bài tập 6
* GV nhận xét, bổ sung cần thiết
Giải:
 Bài tập 6: CO2 = 44, CH4 = 16, HNO3 = 63, KMnO4 = 158
- Dặn dò: Làm bài tập đầy đủ
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
 	Xem trước nội dung bài thực hành 2, ổn định chỗ ngồi trong PTN vào tiết thực hành sau và trả lời các câu hỏi sau: Chuyển động của chất rắn, lỏng, khí ntn?
Bài tập về nhà: 4, 5, 7 (SGK)
Ngày soạn: 25/09/2019
Ngày dạy: 27/09/2019
Tiết 10 
Bài 7: BÀI THỰC HÀNH 2: SỰ LAN TOẢ CỦA CHẤT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: 
 + HS nhận biết được phân tử là hạt hợp thành của hợp chất và phi kim.
 2. Kỹ năng: 
 + Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
 3. Thái độ: Tạo hứng thú học tập bộ môn, nghiêm túc trong khi làm thí nghiệm.
II.PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 1. Phương tiện: - SGK, Chuẩn KTKN, Giáo án
Chuẩn bị 4 bộ dụng cụ thí nghiệm: Kẹp, đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, giá ống nghiệm, nút cao su; hoá chất: Dung dịch amoniac đặc, tinh thể KMnO4, giấy quỳ tím, tin thể iôt, hồ tinh bột
 2.Phương pháp: - Giảng giải, hỏi đáp, quan sát, hoạt động nhóm, Thực hành 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ôn định tổ chức: (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 
 3. Dạy học bài mới:
 Đặt vấn đề:
 Sự lan toả của chất lỏng, rắn, khí khác nhau ntn thì hôm nay chúng ta cùng làm thí nghiệm để nghiên cứu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động1:
- GV làm thí nghiệm chứng minh sự lan toả của KMnO4.
* GV hướng dẫn :
- Cho KMnO4từ từ vào cốc nước. 
- Lấy thuốc tím vào tờ giấy gấp đôi.
- Khẽ đập nhẹ tay vào tờ giấy thuốc tím .
* GV giải thích: Trong nước KMnO4 phân ly thành ion K+ và MnO4-.Ta coi cả nhóm 2 ion đó là phân tử thuốc tím chuyển động.
Làm thí nghiệm về sự lan toả amoniăc.
* GV hướng dẫn:
1.Thí nghiệm 1:
- HS quan s¸t thao t¸c cña GV .
+ Cèc 1: Cho KMnO4 vµo quÊy ®Òu.
+ Cèc 2: LÊy KMnO4vµo giÊy gÊp ®«i.
- Cho KMnO4tõ tõ vµo níc.
* Yªu cÇu: Quan s¸t hiÖn tîng sù chuyÓn ®éng cña c¸c ph©n tö KMnO4.
* NhËn xÐt: Sù ®æi mµu cña níc ë nh÷ng chç cã KMnO4.
- So s¸nh mµu níc ë hai cèc 1 vµ 2.
* Hoạt động2:
Làm thí nghiệm về sự lan toả amoniăc.
* GV hướng dẫn:
1. Dùng ống hút nhỏ dd NH4OH lên mẫu giấy quỳ tím. 
2. Bỏ 1 mẫu quỳ tím tẩm nước vào gần đáy ống nghiệm. Lấy nút có dính bông được tẩm dd NH4OH , đậy ống nghiệm.
- Quan sát sự đổi màu của quỳ tím.
* Hoạt động 3:
* GV hướng dẫn học sinh làm bản tường trình thí nghiệm.
2.Thí nghiệm 2: 
- HS thao tác theo hướng dẫn.
* Yêu cầu: 
Quan sát sự đổi màu của quỳ tím.
* Nhận xét:
 Giấy quỳ tím tẩm nước đổi sang màu xanh.
- So sánh sự đổi màu quỳ tím ở 1 và 2.
3.Học sinh làm tường trình:
- HS ghi lại quá trình làm thí nghiẹm.
- Hiện tượng quan sát được.
- Nhận xét, kết luận và giải thích.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Củng cố: * Cho HS nhắc lại nội dung chính của bài:
 + Phân tử là gi?
 + Phân tử khối là gì?
 + Khoảng cách các chất ở các thể rắn, lỏng, khí như thế nào?
* Cho HS làm bài tập 6
* GV nhận xét, bổ sung cần thiết
Giải:
 Bài tập 6: CO2 = 44, CH4 = 16, HNO3 = 63, KMnO4 = 158
- Dặn dò: Làm bài tập đầy đủ
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
 	Hoàn thành nội dung thực hành, xem trước nội dung bài luyện tập (ôn lại nội dung các bài đã học) và trả lời các câu hỏi sau: Nguyên tử là gì? Phân tử là gì? Các kiến thức liên quan đến nguyên tử khối và phân tử khối....
Ngày soạn: 30/09/2019
Ngày dạy: 02/10/2019
Tiết 11 
Bài 8: BÀI LUYỆN TẬP 1
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: + Hệ thống hoá kiến thức về các khái niệm cơ bản: chất, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học, phân tử.
 + Củng cố: phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.
 2. Kỹ năng: + Rèn luyện kĩ năng phân biệt chất và vật thể, tách chất ra khỏi hỗn hợp, theo sơ đồ nguyên tử chỉ ra các thành phần cấu tạo nên nguyên tử, dựa vào bảng nguyên tử khối để tìm nguyên tử khối, phân tử khối và ngược lại
 3. Thái độ: Phải có hứng thú say mê học tập, nghiên cứu.
II.PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 1. Phương tiện: - SGK, Chuẩn KTKN, Giáo án
Sơ đồ trang 29 (SGK), bảng phụ ghi bài tập 
 2.Phương pháp: - Giảng giải, hỏi đáp, quan sát, hoạt động nhóm, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ôn định tổ chức: (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 
 3. Dạy học bài mới:
 Đặt vấn đề:
 Để hệ thống lại các kiến thức đã học hôm nay chúng ta cùng tiến hành luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*. Hoạt động 1:Kiến thức cần nhớ:
- GV cho HS nhắc lại các kiến thức đã học(Vật thể, chất, nguyên tử, phân tử).
- GV đưa sơ đồ câm , học sinh lên bảng điền các từ- cụm từ thích hợp vào ô trống.
 Vật thể
 (Tự nhiên, nhân tạo)
 (Tạo nên từ NTHH)
(Tạo nên từ 1 NTHH) (Tạo nên từ 2 NTHH trở lên)
(Hạt hợp thành các là (Hạt hợp thành các là
 ng. tử hay phân tử) phân tử)
* GV nhận xét, bổ sung và tổng kết các khái niệm trên.
- GV tổ chức cho HS trò chơi ô chữ để khắc sâu các khái niệm đã học.
- GV chia lớp theo nhóm, phổ biến luật chơi- cho điểm theo nhóm bằng viẹc trả lời câu hỏi.
*Câu 1: (8 chữ cái) Hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện.
*Câu 2: ( 6 chữ cái) Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau.
*Câu 3: (7 chữ cái) Khối lượng phân tử tập trung hầu hết ở phần này.
*Câu4: (8 chữ cái) Hạt cấu tạo nên nguyên tử, mang giá trị điện tích âm.
*Câu 5: (6 chữ cái) Hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử, mang giá trị điện tích dương.
*Câu6: (8 chữ cái) Chỉ tập trung những nguyên tử cùng loại( có cùng số proton trong hạt nhân).
- Các chữ cái gồm: Ư,H, Â,N, P, T.
Nếu học sinh không trả lời được thì có 1 gợi ý
- GV tổng kết, nhận xét.
* Hoạt động 2:Bài tập:
- GV đưa 1số bài tập lên bảng phụ, hương dẫn HS cách làm.
*Bài tập 1: Phân tử một hợp chất gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 4 nguyên tử hiđro, và nặng bằng nguyên tử oxi.
a, Tính NTK của X,cho biết tên và KHHH của nguyên tố X.
b, Tính % về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.
- GV hướng dẫn: a,+ Viết CT hợp chất. Biết NTK của oxi X.
b, Biết KLNT C trong phân tử, tìm % C.
b, +Từ PTK của hợp chất tìm được NTK của X.
+ Tìm X.
I. Kiến thức cần nhớ:
 1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm:
Vật thể (tự nhiên và nhân tạo)
Chất (tạo nên tử nguyên tố hoá học)
 Đơn chất Hợp chất
Tạo nên tử 1 Ntố Tạo nên tử 2 Ntố­
Kloại – Pkim HC Vô cơ – HC HCơ
VD: 
 2. Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử:
 a) 
 b) Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ...
Nguyên tử cùng số p gọi là nguyên tố hoá học. Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đvC
 c) Phân tử ...
N
g
u
y
e
n
t
U
h
o
n
o
p
h
a
t
n
h
a
n
e
l
e
c
t
r
o
n
p
r
o
t
o
n
n
g
u
y
e
n
t
o
Từ chìa khoá là : PHÂN Tử
II. Bài tập:
* BT 1,2 trang 30-31 HS trả lời ngay.
* BT1: Giải:
a, KLNT oxi là: 16 đvC.
 - Gọi hợp chất là: XH4.
 Ta có: XH4 = 16 đvC.
 X + 4.1 = 16 đvC.
 X = 16 -4 = 12 đvC.
 Vậy X là Cac bon, kí hiệu: C.
b, CTHH của hợp chất là CH4.
 KLPT CH4 = 12 + 4.1 = 16 đvC.
 KL nguyên tử C = 12 đvC.
 Vậy:
 % C = 
* BT2:( trang 31)
 Giải:
a, Gọi CTPT hợp chất là: X2O.
 Biết H2 = 2 đvC, mà X2O nặng hơn phân tử Hiđro 31 lần, nên: X2O = 2.31= 62 đvC.
 b, X2O = 2.X + 16 = 62 đvC.
 X = 
 Vậy X là Natri, kí hiệu: Na.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Củng cố: Cho học sinh nhắc lại 1 lần nữa các khái niệm quan trọng.
- Dặn dò: Làm bài tập đầy đủ
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
Xem trước bài nội dung của bài 9 và trả lời các câu hỏi : công thức hoá học dùng làm gì? ý nghĩa của công thức hoá học?
Bài tập về nhà: 5 (SGK).
Ngày soạn: 03/10/2019
Ngày dạy: 05/10/2019
Tiết 12 
Bài 9: CÔNG THỨC HOÁ HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: + Biết được CTHH dùng để biểu diễn chất, gồm một hay 2, 3... kí hiệu hoá học với các chỉ số ghi ở chân mỗi kí hiệu (khi chỉ số là 1 thì không ghi).
 + Biết cách ghi CTHH khi cho biết kí hiệu hay tên nguyên tố và số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong phân tử.
 + Biết được mỗi CTHH đều còn để chỉ 1 phân tử của chất. Từ CTHH xác định những nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố và phân tử khối.
 2. Kỹ năng: + Rèn luyện kĩ năng tính toán (tính phân tử khối). Sử dụng chính xác ngôn ngữ hoá học khi nêu ý nghĩa CTHH.
 3. Thái độ: Phải có hứng thú say mê học tập, nghiên cứu.
II.PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 1. Phương tiện: - SGK, Chuẩn KTKN, Giáo án
Tranh vẽ các mô hình tượng trưng của đồng, khí hidro, nước, muối ăn.
 2.Phương pháp: - Giảng giải, hỏi đáp, quan sát, hoạt động nhóm, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ôn định tổ chức: (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng kiểm tra:
+ Đơn chất là gì? Cho ví dụ?
+ Hợp chất là gì? Cho ví dụ?
 3. Dạy học bài mới
 Đặt vấn đề:
Các em đã biết người ta dùng KHHH để biễu diễn NTHH. Thế còn chất thì biễu diễn bằng cách nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động1:Công thức hoá học của đơn chất:
-GV treo tranh vẽ mô hình tượng trưng một mẫu đồng, khí oxi, khí hydro.
-Yêu cầu học sinh nhận xét số nguyên tử có trong 1 phân tử mỗi mẫu đơn chất trên.
?Hạt hợp thành của đơn chất là gì? Đơn chất được tạo nên từ mấy nguyên tố hoá học?
-HS: Hạt hợp thành đơn chất là nguyên tử hoặc phân tử. Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học tạo nên (Mẫu đơn chất kim loại đồng, Đơn chất oxi).
? Có đơn chất nào mà hạt hợp thành là phân tử không?(Phi kim là chất khí).
-Hãy viết công thức hoá học của đơn chất phi kim.
-HS viết công thức chung của đơn chất(Au..).
*Hoạt động2: Công thức hoá học của hợp chất:
- GV treo tranh mô hình mẫu nước, khí cacbonic, muối ăn.
- HS phân tích hạt hợp thành của các chất này.
- HS suy ra cách viết công thức hoá học của hợp chất từ công thức chung của đơn chất.
- HS nêu A,B,C,x,y,z..biểu diễn gì?
- GV lưu ý: Chỉ số là 1 thì không ghi.
- HS viết công thức hoá học của các mẫu trên.
* GV cho học sinh làm bài tập ở bảng phụ.(Phần công thức hoá học của hợp chất).
- Đại diện nhóm làm, nhóm khác nhận xét. Cách đọc t

File đính kèm:

  • docxGiao an hoc ki 1_12707531.docx
Giáo án liên quan