Giáo án Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Liên
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Biết được:
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
- Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí.
- Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng dụng cụ, hóa chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu ở trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất lỏng, chất khí.
- Viết tường trình thí nghiệm.
- PTNL : Thực hành thí nghệm , quan sát .
3. Thái độ:- - Giáo dục tính cẩn thận tự giác, trung thực trong giờ học.
4. Mục tiêu riêng giành cho HS Hoàn : các bước tiến hành một số thí nghiệm đơn giản B.Phương pháp: Thực hành, quan sát, nhận xét.
C.Chuẩn bị:
+ GV: - Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su, đũa thuỷ tinh, cốc tt.
- Hóa chất: KMnO4, iôt, quỳ tím, hồ tinh bột.
D.Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
1, a. Phân tử là gì? Tính phân tử khối của: CO2,HCl, Na2CO3.
b. Làm bài tập: 5, 6 (Sgk).
III.Bài mới:
* Đặt vấn đề: Ta ngửi được mùi thơm của hương hoa, mùi nước hoa đó là do chất thơm đã lan toả trong không khí. Mặc dù ta không nhìn thấy các phân tử chất thơm chuyển động.
* Triển khai bài:
độ lên đến khoảng 1500C sau đó PH3tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”.PH3, P2H4 xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động thực vật ở khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. Đó là nguồn photpho rất lýn để hình thành PH3,P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất. Chúng tích tụ lại và khi gặp điều kiện thuận lợi thì bốc cháy. Có một số chất hoá học được gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho màu của dung dịch thay đổi khi độ axit thay đổi. Trong rau muống(và vài loại rau khác) có chất chỉ thị này. Trong chanh có 7% axit citric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau.Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh lét là chứa chất kiềm canxi. IV/ Củng cố: HS làm BT trắc nghiệm nhanh theo nhóm : Gv chiếu bài tập trắc nghiệm và yêu cầu HS hoạt động trả lời nhanh vào phiếu học tập Sau đó yêu cầu các nhóm trao đổi chéo và tự chấm kết quả . Cho các hiện tượng sau : a.Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi . b.Bong bóng bay, bay lên trời rồi nổ tung. c.Nước chảy đá mòn . d. Đinh sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ . e. Mặt trời lên sương tan dần . g.Cháy rừng gây ô nhiễm môi trường . h.Đèn tín hiệu giao thông chuyển từ màu xanh sang màu đỏ . i.Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần k. Trứng để lâu ngày bị thối l. Vàng dát mỏng thành lá , kéo dài thành sợi . m. Đĩa vì thành nhiều mảnh . n. Thủy tinh nóng chảy thổi thành chai lọ. Trong các hiện tượng trên đâu là hiện tượng hóa học và hiện tượng vật lí . V/ Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập còn lại SGK. - Đọc trước bài : Phản ứng hóa học . Ngày soạn: 24 / 10 / 2019. Tiết 18: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (TIẾT 1) A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Học sinh biết được phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. - Biết được bản chất của phản úng hóa học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng viết phương trình chữ. Qua việc viết được phương trình chữ HS phân biệt được chất tham gia và tạo thành trong các phản ứng hóa học . - PTNL : sd ngôn ngữ , tính toán . 3.Thái độ:- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học B.Phương pháp: Đàm thoại, dẫn dắt,quan sát hiện tượng rút ra kết luận. C.Phương tiện: Bảng phụ. D.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: II. Bài cũ: . Sự khác nhau về bản chất giữa 2 hiện tượng vật lý và hóa học ? Cho ví dụ phân tích? III. Bài mới: * Đặt vấn đề: Chất có thể biến đổi thành chất khác. Sự biến đổi đó như thế nào, có sự thay đổi gì, khi nào thì xảy ra được và gọi là gì, nhận biết như thế nào. * Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1.Hoạt động 1: - Từ 2 thí nghiệm đã xét ở bài trước HS nhớ lại và trả lời. ? Fe và S có tác dụng với nhau không . Sinh ra chất nào. -GV:Quá trình biến đổi trên đã xảy ra PƯHH. - GV hướng dẫn HS cách viết và cách đọc, xác định được chất phản ứng và sản phẩm. ? Khi nung đường cháy thành than và nước , chất nào là chất tham gia, chất nào là chất tạo thành (hay sản phẩm). - GV đưa bài tập 3(50) lên bảng . Yêu cầu HS lên bảng làm. ? Trong PƯ trên chất phản ứng và chất sinh ra là những chất nào. * GV thông báo: Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng dần. 2. Hoạt động 2: * GV đặt vấn đề như phần đầu II. - GV cho HS quan sát hình 2.5 và trả lời câu hỏi. Hãy cho biết: ? Trước phản ứng (hình a) có những phân tử nào. Các nguyên tử nào liên kết với nhau. ? Trong phản ứng (hình b) các nguyên tử nào liên kết với nhau. So sánh số nguyên tử H và O trong p/ư (b) và trước p/ư (a ). ? Sau phản ứng (hình b) các nguyên tử nào liên kết với nhau . Kết quả tạo ra chất gì ? ? Em có nhận xét gì về tổng số nguyên tử trước phản ứng và sau phản ứng như thế nào ? I. Định nghĩa: * Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là PƯHH. * Tên chất phản ứng ® Tên các sản phẩm ( Chất tham gia) ( Chất sinh ra) VD: Phương trình chữ: Lưu huỳnh + sắt ® Sắt (II) sunfua. Đường ® Than + Nước * Bài tập 3: Parafin + oxi ® Nước + Cacbon đioxit. (Chất tham gia) (Chất sinh ra) II. Diễn biến của phản ứng hóa học : * Kết luận: “Trong PƯHH chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm phân tử này biến đổi thành phân tử khác”. IV. Củng cố: - HS đọc phần ghi nhớ. - GV hướng dẫn HS đọc phần đọc thêm. - HS trả lời: 1. Phản ứng hóa học là gi? Cho VD minh hoạ. 2. Hãy cho biết trong các quá trình biến đổi sau, hiện tuợng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học . Viết PT chữ của các PTPƯ. a, Đốt cồn ( rượu etylic) trong không khí tạo ra khí cacbonic và nước. b, Biến gỗ thành giấy, bàn ghế.... c, Đốt bột nhôm trong không khí, tạo ra nhôm oxit. d, Điện phân nước ta thu được khí H2 và khí O2. V. Dặn dò:- Học bài.và làm bài tập về nhà: 2, 5, 6 (Sgk). ---------------------------------------------------- Ngày soạn: 22 / 10 / 2019. Tiết 19: PHẢN ỨNG HÓA HỌC ( TIẾT 2) A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Học sinh biết được các điều kiện để có phản ứng hóa học - HS biết các dấu hiệu để nhận biết một phản ứng hóa học có xảy ra hay không. 2.Kỹ năng: - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PT chữ. Khả năng phân biệt được hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học , cách dùng các khái niệm hóa học - PTNL : sd ngôn ngữ hóa học năng lực tính toán , năng lực thực hành . . 3.Thái độ:- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học B.Phương pháp: Đàm thoại, liên hệ, kết luận. C.Chuẩn bị: - Bảng phụ. + GV: - Hóa chất: HCl, Zn, Fe, CuSO4 , BaCl2, H2SO4. - Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút, giá gỗ, kẹp gỗ... D.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: II. Bài cũ: 1. Phản ứng hóa học là gì? Cho ví dụ? 2. HS làm bài tập 2 (Sgk- 50). III. Bài mới: * Đặt vấn đề: Tiết trước ta đã nghiên cứu phản ứng Hóa học là gì. Muốn biết phản ứng Hóa học xảy ra như thế nào, dấu hiệu gì giúp ta nhận biết có PƯHH xảy ra ta tiếp tục nghiên cứu bài này. * Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1.Hoạt động 2: * GV làm thí nghiệm hình 2.6 Sgk. + TN: Cho 1ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa sẵn một vài mảnh kẽm. ? HS quan sát và nêu hiện tượng. - HS: Có bọt khí xuất hiện, mảnh Zn tan dần. ? ở TN trên muốn PƯHH xảy ra cần phải có điều kiện gì. - GV: Nếu diện tích tiếp xúc lớn thì phản ứng xảy ra càng nhanh. * GVđặt vấn đề: Nếu để P, C hoặc S trong không khí thì các chất có tự bốc cháy không. + TN: Cho P đỏ vào muôi sắt và đốt trên ngọn lửa đèn cồn. ? HS quan sát và nhận xét. ? Vậy ta cần phải làm thế nào để PƯ x. ra. - GV: Có một số phản ứng không cần đến nhiệt độ. VD: Phả ứng giữa Zn và HCl. * GV đặt vấn đề: Nhân dân ta thường hay nấu rượu, thì quá trình chuyển hóa từ tinh bột sang rượu cần có điều kiện gì? - HS: Có men rượu làm chất xúc tác. ? Chất xúc tác có tác dụng gì. - HS: Kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn.... - GV dẫn VD ở Sgk. ? Vậy khi nào thì có PƯHH xảy ra. - GVhướng dẫn HS làm bài tập 4 (Sgk) 2. Hoạt động 2: - GV nhắc lại các thí nghiệm đã tiến hành ở tiết 18. * GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: + Cho đinh Fe (hoặc Zn) vào dung dịch CuSO4. + Cho dd BaCl2 t/d với dd H2SO4. - HS làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra. ? Biết được PƯHH này xảy ra nhờ vào dấu hiệu nào. - HS: Có chất mới tạo ra. - GV: Ta có thể biết được nhờ vào trạng thái như : + Có chất khí bay ra (Cho Zn t/d với HCl) + Tạo thành chất rắn không tan như BaSO4 + Sự phát sáng (P, ga, nến cháy). + Màu sắc biến đổi ( Fe t/d với CuSO4) III. Khi nào thì phản ứng Hóa học xảy ra? - Các chất phản ứng tiếp xúc với nhau. - Cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó (tuỳ mỗi PƯ cụ thể) . - Một số phản ứng cần có mặt chất xúc tác. *Kết luận: Phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tiếp xúc với nhau, cung cấp nhiệt độ và chất xúc tác IV. Làm thế nào để nhận biết được có phản ứng hóa học xảy ra? * Dấu hiệu nhận biết: Có chất mới tạo ra. - Màu sắc. - Trạng thái. - Tính tan. - Sự toả nhiệt, phát sáng. IV. Cũng cố: 1. Khi nào thì PƯHH xảy ra? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết có chất mới xuất hiện? 2. Nhỏ vài gọt dung dịch HCl vào một cục đá vôi ( thành phần chính là Canxi cacbonat) ta thấy có xuất hiện bọt khí nổi lên. a, Dấu hiệu nào cho ta thấy có PƯHH xảy ra? b, Viết PT chữ của phản ứng, biết rằng sản phẩm là các chất: Canxiclorua, nước và Cacbon đioxit . V. Dặn dò: - Học bài - Đọc phần đọc thêm - Bài tập: 1, 4, 6 Sgk. ----------------------------------------- Ngày soạn:. 24/ 10 / 2019. Tiết 20 : BÀI THỰC HÀNH 3 DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học . - Nhận biết được dấu hiệu của phản ứng hóa học xảy ra. 2.Kỹ năng: - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng sử dụng dụng cụ hóa chất trong phòng thí nghiệm - PTNL : thực hành, năng lực sử dụng ngôn ngữ . 3.Thái độ:- Giáo dục tính cẩn thận , tỷ mỷ trong thực hành thí nghiệm. B.Phương pháp: -Thực hành, quan sát, nhận xét. C.Chuẩn bị: Dụng cụ, Hóa chất đủ cho 4 nhóm thực hành. + GV: - Hóa chất: KMnO4, dd Na2SO4, dd Ca(OH)2. - Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút, cốc tt, kẹp gỗ, đén cồn. D.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: II. Bài cũ: 1. Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học ? Cho ví dụ? Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra? III. Bài mới: *Đặt vấn đề:Trong bài thực hành này giúp ta phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học , dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra. * Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1.Hoạt động 1: - GV nêu tiến trình bài thực hành. - GV hướng dẫn HS làm thực hành và báo cáo kết quả thí nghiệm. * GV hướng dẫn làm thí nghiệm 1(Sgk). Lấy 1 lượng thuốc tím, chia 2 phần: + Phần I: Bỏ vào nước, lắc cho tan. + Phần II: Bỏ vào ống nghiệm, đun nóng. Để nguội, đổ nước vào, lắc cho tan. - GV làm mẫu: Hòa tan thuốc tím và đun thuốc tím. - GV ghi kết quả lên bảng. Sau đó cho HS làm thí nghiệm. ? Màu sắc của dd trong 2 ống nghiệm. ? HS phân biệt được 2 quá trình: Hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học . -Hướng dẫn HS viết phương trình chữ. 2.Hoạt động 2: *GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2(Sgk). a. Dùng ống thủy tinh thổi hơi thở vào: + ống 1: Đựng H2O. + ống 2: Đựng nước vôi trong. - HS quan sát và nhận xét. ? Trong hơi thở ra có khí gì. Khi thổi vào 2 ống có hiện tượng gì. - GV hướng dẫn HS viết phương trình chữ. *GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3(Sgk) b. Đổ dung dịch Natri cacbonat vào: + ống 1: Đựng nước. + ống 2: Đựng nước vôi trong. ? HS nêu dấu hiệu của PƯHH. - GV hướng dẫn HS viết phương trình chữ. - GV giới thiệu chất tham gia phản ứng và chất tạo thành sau phản ứng. * GV yêu cầu HS viết bản tường trình. I. Tiến hành thí nghiệm: 1.Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím) * HS quan sát, nhận xét, báo cáo kết quả. + ống 1: Chất rắn tan hết HTVL. + ống 2: Chất rắn không tan hết, lắng xuống đáy ống nghiệm HTHH. - Phương trình chữ: Kali pemanganat Kali pecmanganat + Mangan đioxit + oxi. 2.Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với canxi hiđroxit. * Nhận xét: - ống 1:Không có hiện tượng. - ống 2: Có PƯHH xảy ra. Nước vôi trong bị đục (Có chất rắn tạo thành). - Phương trình chữ: Cacbon đioxit + Canxi hiđroxit Canxi cacbonat + Nước * Nhận xét: + ống 1: Không có hiện tượng. + ống 2: Có phản ứng hóa học xảy ra. Có chất rắn không tan trong nước. - Phương trình chữ: Natri cacbonat + Canxi hiđroxit Canxi cacbonat + Natri hiđroxit. II. Bản tường trình: - Học sinh viết và nộp bản tường trình. IV. Củng cố: - GV hướng dẫn HS làm tường trình thực hành . - Cho các nhóm HS làm vệ sinh phòng thực hành . V. Dặn dò: - Về nhà ôn tập các kiến thức đã học ở các bài trước: Nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, hóa trị, phản ứng hóa học , dấu hiệu để phản ứng hóa học xảy ra. - Đọc bài : Định luật bảo toàn khối lượng. - Tiết sau nạp bản tường trình thực hành chấm lấy điểm TH . --------------------------------------------- Ngày soạn: 27 / 10 / 2019 Tiết 21: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - học sinh hiểu được nội dung của định luật, giải thích được định luật dựa vào bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hóa học - Biết vận dụng định luật để làm các bài tập hóa học . 2.Kỹ năng: - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PT chữ cho học sinh. - PTNL : sử dụng ngôn ngữ , năng lực tính toán . 3.Thái độ:- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học B.Phương pháp: Quan sát, mô tả, kết luận. C.Chuẩn bị: + GV: - Tranh vẽ 2.5 (Sgk- tr 48). - Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, đĩa cân và các quả cân. - Hóa chất: Dung dịch BaCl2 và dung dịch Na2SO4. - Bảng phụ ghi bài tập. D.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: II .Bài cũ: 1. Khi nào thì PƯHH xảy ra? Dấu hiệu để nhận biết có PƯHH xảy ra? Cho ví dụ? III. Bài mới: * Đặt vấn đề:Trong phản ứng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng và các chất tạo thành sau phản ứng được bảo toàn hay không? * Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1.Hoạt động 1: - GV giới thiệu 2 nhà bác học Lômônôxôp (Nga) và Lavoadie (Pháp). * GV làm thí nghiệm hình 2.7 (Sgk). + Đặt trên đĩa cân A 2 cốc (1) và (2) có chứa 2 dung dịch BaCl2 và Na2SO4. + Đặt quả cân lên đĩa B cho cân thăng bằng. - Gọi 1-2 HS dự đoán vị trí kim cân. ( Kim cân ở vị trí thăng bằng) - Sau đó GV đổ cốc 1 vào cốc 2, lắc cho dung dịch trộn vào lẫn nhau. ? HS quan sát hiện tượng. Nhận xét vị trí kim cân. ( Có chất rắn màu trắng xuất hiện - Đã có PƯHH xảy ra. Kim cân vẫn ở vị trí thăng bằng) Em hãy viết PT bằng chữ ? ? Trước và sau khi làm thí nghiệm, kim của cân vẫn giữ nguyên vị trí. Có thể suy ra điều gì. - GV thông báo: Đây chính là ý cơ bản của nội dung định luật bảo toàn khối lượng. - GV giới thiệu 2 nhà bác học Lômônôxôp (Nga) và Lavoadie (Pháp). 2.Hoạt động 2: ? HS nhắc lại nội dung định luật (1-2 HS). ? Trong PƯHH trên, theo em bản chất của phản ứng hóa học là gì. - HS trả lời. - GV bổ sung - GV: Giả sử có PƯ giữa chất A tác dụng với B tạo ra C và D thì công thức về khối lượng được viết như thế nào? - GV: Dùng ký hiệu khối lượng của các chất là m. ? HS viết tổng quát. 3.Hoạt động 3: * ĐVĐ: Để áp dụng trong giải toán, ta viết nội dung định luật thành biểu thức như thế nào? ? Từ phương trình chữ của PƯHH trên, áp dụng và viết công thức về khối lượng của PƯ. - HS lên bảng viết. - GV giải thích: Từ CT này, nếu biết KL của 3 chất ta tính được KL của các chất còn lại. BT1 : ( BT 2 SGK ) *Bài tập 2: Đốt cháy hoàn toàn 3,1g Photpho (P) trong không khí, ta thu được 7,1 g hợp chất Điphotpho pentaoxit (P2O5). a. Viết PT chữ của phản ứng. b. Tính khối lượng oxi đã phản ứng. - HS áp dụng định luật để giải bài tập. *Bài tập 3 : Nung CaCO3 thu được 112 kg vôi sống (CaO) và 88 kg khí cacbonic (CO2) a.Viết phương trình chữ của PƯ. b.Tính khối lượng của Caxi cacbonat đã PƯ. 1.Thí nghiệm : (Sgk). PƯHH : Bariclorua + Natri sunfat ® B Bari sunfat + Natriclorua. * Kết luận: Tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất tạo thành sau phản ứng. 2. Định luật : * Trong một PƯHH, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. * Giải thích : Trong phản ứng hóa học : liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử chất này biến đổi thành phân tử chất khác, còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi. Vì vậy tổng khối lượng của các chất được bảo toàn. Giả sử có PƯHH : A + B => C + D * Theo ĐLBTKL ta có biểu thức : mA + mB = mC + mD 3. Áp dụng: Phương trình phản ứng: Bari clorua + Natri sunfat ® Bari sunfat + Natri clorua. BaCl2 + Na2SO4 ® 2NaCl + BaSO4¯ (A) (B) (C) (D) Theo ĐLBTKL ta có : mBaCl2 + mNa2SO4= mNaCl + mBaSO4 =>mBaCl2 = mNaCl + mBaSO4 –mNa2SO4 = 20,8( g) a.Phương trình chữ: Photpho + Oxi Điphtpho pentaoxit. b. Theo ĐLBTKL ta có: * BT3 : HS tự làm vào vở IV.Củng cố: - HS đọc phần ghi nhớ. - Nêu định luật và giải thích. * BT1: Lưu huỳnh cháy theo sơ đồ phản ứng sau: Lưu huỳnh + Khí oxi ® Khí sunfurơ. Nếu có 48g lưu huỳnh cháy và thu được 96g khí sunfurô thì khối lượng oxi phản ứng là bao nhiêu ? * BT2: Cho 11,2g Fe tác dụng với dung dịch axit clhiđric HCl tạo ra 25,4g sắt (II) clorua FeCl2 và 0,4g khí hiđro H2.Khối lượng axit clohđric HCl đã dùng là bao nhiêu ? V. Dặn dò: - Học bài. - Làm bài tập: 1,2,3 (Tr 54 - Sgk). ------------------------------------ Ngày soạn: 10 / 11 / 2019 Tiết 22: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC ( NCBH ) A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Học sinh biết được phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn PƯHH , PƯHH gồm CTHH của các chất tham gia phản ứng và sản phẩm với hệ số thích hợp. 2.Kỹ năng: - Viết PTHH 3.Thái độ:- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học. 4. PTNL : sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán B.Phương pháp: -Đàm thoại, gợi mở, kết luận, quan sát kênh hình, giải thích C.Phương tiện: Máy chiếu D.Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định: 2.Bài cũ: Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng các chất? Viết biểu thức tổng quát. Đốt cháy hoàn toàn 9 gam magie trong không khí, ta thu được 15 gam hợp chất magie oxit. a) Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học trên? b) Tính khối lượng mà oxi cần dùng? 3.Bài mới: *Đặt vấn đề: Nếu ta dùng chữ để ghi lại phản ứng hóa học thì rất là lâu .Vì vậy người ta dùng PTHH để biểu diễn ngắn gọn PƯHH. * Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung -GV hướng dẫn học sinh : Dựa vào phương trình chữ: - Em hãy viết công thức hóa học các chất trong phản ứng (Biết rằng:Nước : H và O). -GV chiếu cho HS quan sát sơ đồ phản ứng giữa Hyđrô + oxi - Dựa vào số nguyên tử có ở 2 đĩa cân, em hãy cho biết cân sẽ lệch về bên nào? - Vì sao lại có sự chênh lệch đó ? - Theo em đó đúng với nội dung của định luật bảo toàn khối lượng chưa ? Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không đổi. Vậy để số nguyên tử ở 2 vế của PƯHH bằng nhau thì ta phải cân bằng PTHH. GV HD HS cân bằng PƯ Hyđrô + oxi 2H2 + O2 ® 2 H2O GV chiếu cho HS thấy trên đĩa cân đó thăng bằng . - GV lưu ý cho HS phân biệt hệ số và chỉ số. -Một số lưu ý khi cân bằng PTHH: - Không được thay đổi chỉ số trong các CTHH. - Hệ số phải viết cao bằng CTHH. VD: Không được viết 2O2 mà phải viết 2O2. - Nhóm nguyên tử (OH ), SO4 , CO3, PO4, NO3 thì xem cả nhóm như một đơn vị để cân bằng. GV chiếu bài tập BT1 :Cho các sơ đồ phản ứng sau hãy lập phương trình hóa học : Cu + AgNO3 --> Cu(NO3)2 + Ag BaCl2 + Na2SO4 ---> BaSO4 + NaCl Fe + Al2O3 ---> Fe2O3 + Al Na + O2 ----> Na2O Al + Cl2 ----> AlCl3 GV phát phiếu học tập cho các nhóm GV thu bài của các nhóm và đổi chéo cho nhau để chấm điểm GV chiếu đáp án lên để HS theo dõi và chấm điểm . GV gọi các nhóm lên đọc điểm của từng nhóm và nhận xét bài của nhóm đó. BT2 : Cho các phương trình hóa học sau hãy cho biết PTHH viết đúng , viết sai . Nếu sai thì sửa lại và cân bằng . 1. Zn + HCl ---à ZnCl2 + H2 2. Fe + O2 ---à Fe3O4 3. NA + Cl --à NaCL 4 . Mgo + H2SO4 à MgSO4 + H2o GV phát phiếu học tập cho các nhóm GV thu bài của các nhóm và đổi chéo cho nhau để chấm điểm GV chiếu đáp án lên để HS theo dõi và chấm điểm . GV gọi các nhóm lên đọc điểm của từng nhóm và nhận xét bài của nhóm đó. 1.Lập phương trình hóa học : a.Phương trình hóa học : *Phương trình chữ: Hyđrô + oxi ® Nước *Viết công thức hóa học các chất trong phản ứng: H2 + O2 ® H2O 2.Các bước lập phương trình hóa học : Bước 1 :Viết sơ đồ phản ứng: gồm CTHH của các chất tham gia và sản phẩm. Bước 2 : Cân bằng PTHH bằng cách chon hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tử ở 2 vế bằng nhau. Bước 3 : Hoàn thành PTHH và ghi điều kiện phản ứng ( nếu có ) 3 . Bài tập vận dụng : VD1 : Nhôm + ôxi à Nhôm ôxit 4 Al + 3O2 à 2 Al2O3 VD2 : Sắt (III) ôxit + axit sunfuric Sắt (III ) sunfát + Nước Fe2O3 +3 H2SO4 à Fe2(SO4)3 + 3 H2O VD3: Nátrihyđrôxit + Magiêclorua Magiêhyđrôxit + Nátriclorua 2 NaOH + MgCl2 à Mg(OH)2 + 2 NaCl 4.Luyện tập củng cố : HS Hoạt động nhóm Cu + 2 AgNO3 --> Cu(NO3)2 + 2 Ag BaCl2 + Na2SO4 --> BaSO4 + 2NaCl
File đính kèm:
- Giao an hoc ki 1_12707710.doc