Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài: Luyện tập về oxit - Trần Thị Huệ
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
Yêu câu HS trình bày kiến thức bằng bản
đồ tư duy đã chuẩn bị
HS ghi nhớ các kiến thức bằng bản đồ tư
duy
Hoạt động 2: Luyện tập (25’)
GV chiếu bài tập HS lựa chọn đáp án
đúng
Bài tập 1. Chọn câu đúng trong các câu
sau:
1. Cho các chất: C, CO, CO2, S, SO2, SO3,
FeO, Fe2O3, Fe, NaOH, MgCO3, HNO3.
a. Dãy các chất thuộc loại oxit:
A. CO, SO2, Fe2O3, CO2, FeO, SO3.
B. CO2, C, SO3, FeO, MgCO3, HNO3.
C. Fe2O3, HNO3, CO2, CO, SO2, SO3.
D. FeO, SO3, CO2, MgCO3, NaOH, Fe.
b. Cả hai chất đều thuộc loại oxit bazơ:
A. Fe2O3; CO C. SO3; CO2
B. FeO; SO2 D. Fe2O3; FeO
2. Cho 40 g một oxit sắt phản ứng hoàn
toàn với dung dịch axit HCl sau phản ứng
thu được 81,25 gam muối clorua. Oxit sắt
có công thức hoá học là:
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4
HS làm việc cá nhân chọn đáp án đúng
Gợi ý:
FexOy + 2yHCl -- > xFeCl2y/x + yH2O
GIÁO ÁN HÓA 8 TRẦN THỊ HUỆ Ngày soạn 3/4/2020 Ngày dạy Tiết 0 Lớp 8A8 8A2 Ngày 8/4 9/4 LUYÊN TẬP VỀ OXIT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức: HS biết được kĩ hơn - Định nghĩa oxit, cách gọi tên oxit, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim nhiều hóa trị - Cách lập CTHH của oxit, phân loại oxit. HS hiểu cách lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị của nguyên tố. HS vận dụng lập công thức hóa học oxit dựa vào các dữ kiện đề bài cho. b. Kĩ năng: Rèn các kĩ năng đọc tên oxit, phân loại oxit dựa vào thành phần. 2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh a. Các phẩm chất: HS tích cực trong hoạt động nhóm, trung thực, tự tin. b. Các năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. c. Các năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. II. CHUẨN BỊ GV: Chuẩn bị nội dung bài tập. - Máy chiếu. HS: Học thuộc các khái niệm về oxit. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động (10 phút) HS trình bày bản đồ tư duy về oxit GIÁO ÁN HÓA 8 TRẦN THỊ HUỆ B. Hoạt động luyện tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ Yêu câu HS trình bày kiến thức bằng bản đồ tư duy đã chuẩn bị HS ghi nhớ các kiến thức bằng bản đồ tư duy Hoạt động 2: Luyện tập (25’) GV chiếu bài tập HS lựa chọn đáp án đúng Bài tập 1. Chọn câu đúng trong các câu sau: 1. Cho các chất: C, CO, CO2, S, SO2, SO3, FeO, Fe2O3, Fe, NaOH, MgCO3, HNO3. a. Dãy các chất thuộc loại oxit: A. CO, SO2, Fe2O3, CO2, FeO, SO3. B. CO2, C, SO3, FeO, MgCO3, HNO3. C. Fe2O3, HNO3, CO2, CO, SO2, SO3. D. FeO, SO3, CO2, MgCO3, NaOH, Fe. b. Cả hai chất đều thuộc loại oxit bazơ: A. Fe2O3; CO C. SO3; CO2 B. FeO; SO2 D. Fe2O3; FeO 2. Cho 40 g một oxit sắt phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit HCl sau phản ứng thu được 81,25 gam muối clorua. Oxit sắt có công thức hoá học là: A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4 HS làm việc cá nhân chọn đáp án đúng Gợi ý: FexOy + 2yHCl -- > xFeCl2y/x + yH2O Bài tập 2. Cho công thức hoá học của các chất: MgO; Al; SO2; S; HCl; KOH; FeO; CO2; Pb; PbO2; P2O5; KMnO4; N2; Cu; Cl2. Hãy cho biết các công thức hoá học biểu diễn : a. oxit. d. đơn chất. b. oxit axit. e. hợp chất. c. oxit bazơ. f. kim loại. g. phi kim. Bài giải: - Oxit: SO2, CO2, P2O5, FeO, PbO2, MgO, CO. - Oxit axit: SO2, CO2, P2O5 - Oxit bazơ: FeO, PbO2, MgO. - Đơn chất: Al, S, Pb, N2, Cu, Cl2 - Hợp chất: SO2, CO2, P2O5, FeO, PbO2, MgO, CO, HCl, KOH, KMnO4. - Kim loại: Al, Pb, Cu. - Phi kim: S, N2, Cl2 Bài tập 3: Lập phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau và nhận xét về loại phản ứng và loại hợp chất của sản phẩm phản ứng. Na + ? Na2O Bài giải: a. 4Na + O2 2Na2O b. 2Mg + O2 2MgO c. 4P + 5O2 2P2O5 d. 4Al + 3O2 2Al2O3 GIÁO ÁN HÓA 8 TRẦN THỊ HUỆ Mg + O2 ? ? + O2 P2O5 Al + ? Al2O3 Nhận xét: Các phản ứng trên đều là phản ứng hoá hợp và sản phẩm phản ứng là các oxit. C. Hoạt động vận dụng (5’) Bài tập 4: Lập công thức hoá học của các oxit có thành phần như sau : a. Tỉ lệ số nguyên tử cacbon và oxi là 1: 2. b. Tỉ lệ về khối lượng giữa nguyên tố Fe và nguyên tố O là 2,625. c. Nguyên tố N chiếm 30,43%. Phân tử khối của oxit là 46 đvC. Bài giải a. CO2 b. Fe O m 2,625 m hay Fe O 56.n 16.n = 2,625 Fe O n 3 n 4 Vậy CTHH là Fe3O4 %mO = 100% – 30,43% = 69,57% c. NxOy 30,43 69,57 x : y : 2,17 : 4,35 14 16 1 : 2 mà x yN O M 46 . Công thức hoá học của oxit là NO2. - Bài tập về nhà: 26.1; 26.2 SBT D. Hoạt động tìm tòi và mở rộng (5 phút) Tìm hiểu về CO Cacbon monoxit, công thức hóa học là CO, là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của cacbon và các hợp chất chứa cacbon. CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên rất nguy hiểm vì người ta không cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí. CO có tính liên kết với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 250-280 lần so với oxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở oxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin. Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác thất thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê. Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say hoặc uống rượu say thì người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và tử vong. Ngày tháng 4 năm 2020 Kí duyệt của nhóm chuyên môn GIÁO ÁN HÓA 8 TRẦN THỊ HUỆ
File đính kèm:
- Giao an tong hop_12852774.pdf