Giáo án Hóa học lớp 12 - Tiết 38-70 - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Liên

Bài 34. CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: HS biết:

 - Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của crom.

 - Tính chất của các hợp chất của crom.

 2. Kĩ năng: Viết PTHH của các phản ứng biểu diễn tính chất hoá học của crom và hợp chất của crom.

II. TRỌNG TÂM:

- Tính chất hóa học của crom và các hợp chất của crom.

III. CHUẨN BỊ:

 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Máy chiếu

 - Dụng cụ, hoá chất: Chén sứ, giá thí nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn.

 - Tinh thể K2Cr2O7, dung dịch CrCl3, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, tinh thể (NH4)2Cr2O7

IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:

 1. Ổn định lớp: (1’) Chào hỏi, kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: (2’) Chúng ta đã tìm hiểu về sắt hôm nay sẽ tìm hiểu một nguyên tố cũng thuộc nhóm VIIIB đó chính là crom. Vậy thuộc cùng một nhóm crom có những tính chất gì giống và khác với sắt. bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu.

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm cấu hình electron và vị trí của ccrom trong BTH, tính chất vật lí của crom. (11’)

- GV dùng bảng tuần hoàn và yêu cầu HS xác định vị trí của Cr trong bảng tuần hoàn.

- HS viết cấu hình electron nguyên tử của Cr.

- HS nghiên cứu tính chất vật lí của Cr trong SGK theo sự hướng dẫn của GV.

 I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

- Ô 24, nhóm VIB, chu kì 4.

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d54s1 hay [Ar]3d54s1.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Crom là kim loại màu trắng bạc, có khối lượng riêng lớn (d = 7,2g/cm3), t0nc = 18900C.

- Là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thuỷ tinh.

 

doc112 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 12 - Tiết 38-70 - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Liên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó kết tủa keo.	
 Câu 29. Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau:
X + 2YCl3 → XCl2 + 2YCl2
Y + XCl2 → YCl2 + X.
Phát biểu đúng là:
A. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y. B. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.
	C. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.	 D. Kim loại X khử được ion Y2+.
 Câu 30. Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng hoá học xảy ra là: 
	A. Nước vôi trong từ trong chuyển thành đục.
	B. Có kết tủa trắng, kết tủa không tan trong CO2 dư. 
	C. Có kết tủa trắng, kết tủa tan trong CO2 dư.
	D. Nước vôi trong từ đục chuyển thành trong.
 Câu 31. Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm kín chúng trong:
	A. Dung dịch HCl.	B. Nước.	C. Dung dịch NaOH.	D. Dầu hỏa.
 Câu 32. Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là:
	A. 1,8.	B. 2,4. C. 1,2.	D. 2.
 Câu 33. Phản ứng nào sau đây: Chứng minh nguồn gốc tạo thành thạch nhũ trong hang động? 
	A. Ca(HCO3)2 ® CaCO3 + CO2 + H2O	B. CaCO3 + CO2 + H2O D Ca(HCO3)2
	C. Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3	D. Ca(OH)2 + CO2 ® Ca(HCO3)2
 Câu 34. Cho các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, KOH. Hiđroxit có tính bazơ yếu nhất là:
	A. Ba(OH)2.	B. Mg(OH)2.	C. KOH.	D. NaOH.	
 Câu 35. Có các chất: (1) dd NH3, (2) CO2, (3) dd HCl, (4) dd KOH, (5) dd Ba(OH)2 
Những chất có thể tạo kết tủa Al(OH)3 khi cho vào dung dịch nhôm clorua là:
	A. 1, 4, 5.	B. 1, 3, 4.	C. 2, 3, 4.	D. 1, 2, 3.	
 Câu 36. Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,03mol N2O và 0,01 mol NO . Giá trị m là:
	A. 1,35 gam.	B. 2,43 gam.	C. 8,1 gam.	D. 13,5 gam.
 Câu 37. Cách nào sau đây dùng để điều chế Natri kim loại? 
	A. Điện phân NaCl nóng chảy.	B. Điện phân dung dịch NaCl có màng.
	C. Khử Na2O bằng khí H2.	D. Điện phân dung dịch NaOH
 Câu 38. Hoà tan hết 7,6 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kỳ liên tiếp bằng lượng dư dung dịch HCl thì thu được 5,6 lít khí (đktc). Hai kim loại đó là: 
	A. Ca và Sr.	B. Be và Mg.	C. Mg và Ca.	D. Sr và Ba.
 Câu 39. Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm, thu được 0,896lít khí (ở đktc) ở anot và 1,84 gam kim loại ở catot. Công thức của muối đã điện phân là: 
	A. LiCl.	B. KCl.	C. CsCl.	D. NaCl.
Câu 40. Chất nào sau đây được dùng để bó bột khi gãy xương?
A. Thạch cao sống. B. Thạch cao nung. C. Vôi sống. D. Thạch cao khan.
V. ĐÁP ÁN
Đáp án mã đề: 150
	01. ; - - -	11. - - = -	21. ; - - -	31. - - - ~
	02. - - - ~	12. - - - ~	22. - / - -	32. - - - ~
	03. ; - - -	13. - - = -	23. - - - ~	33. - / - -
	04. - / - -	14. - - - ~	24. - - = -	34. - / - -
	05. - - - ~	15. - - = -	25. - / - -	35. ; - - -
	06. - / - -	16. - / - -	26. - / - -	36. - / - -
	07. ; - - -	17. - - = -	27. ; - - -	37. ; - - -
	08. - - - ~	18. - - = -	28. ; - - -	38. - - = -
	09. ; - - -	19. - - = -	29. - / - -	39. - - - ~
	10. ; - - -	20. - - = -	30. - - = -	40. - - - ~
Đáp án mã đề: 184
	01. ; - - -	11. - / - -	21. - - = -	31. - / - -
	02. - - = -	12. ; - - -	22. ; - - -	32. - - = -
	03. - / - -	13. - - - ~	23. - - - ~	33. ; - - -
	04. - - = -	14. ; - - -	24. - / - -	34. - / - -
	05. - - - ~	15. - / - -	25. - - = -	35. - - - ~
	06. - - = -	16. - - - ~	26. - / - -	36. - / - -
	07. - - = -	17. - - - ~	27. - - = -	37. ; - - -
	08. ; - - -	18. - - = -	28. - - - ~	38. - - - ~
	09. ; - - -	19. - / - -	29. - - = -	39. ; - - -
	10. - - - ~	20. - - - ~	30. - / - -	40. ; - - -
Đáp án mã đề: 218
	01. ; - - -	11. - / - -	21. - - - ~	31. ; - - -
	02. - / - -	12. ; - - -	22. - / - -	32. - - = -
	03. - / - -	13. - / - -	23. - - = -	33. - - - ~
	04. ; - - -	14. - / - -	24. - - = -	34. - / - -
	05. - - - ~	15. - - = -	25. ; - - -	35. - - - ~
	06. - / - -	16. ; - - -	26. ; - - -	36. - - = -
	07. - - - ~	17. - - - ~	27. - - = -	37. ; - - -
	08. - - - ~	18. - - - ~	28. - / - -	38. ; - - -
	09. - - - ~	19. ; - - -	29. - / - -	39. - - = -
	10. - - = -	20. - - - ~	30. - - = -	40. - - = -
Đáp án mã đề: 252
	01. - - = -	11. ; - - -	21. - / - -	31. - - - ~
	02. ; - - -	12. ; - - -	22. ; - - -	32. - - = -
	03. - - = -	13. - - - ~	23. ; - - -	33. - - = -
	04. - - = -	14. - - - ~	24. - - = -	34. - / - -
	05. - - - ~	15. - - - ~	25. ; - - -	35. ; - - -
	06. - - = -	16. - - = -	26. - / - -	36. - / - -
	07. - / - -	17. - - - ~	27. ; - - -	37. - / - -
	08. - - - ~	18. - / - -	28. - - = -	38. ; - - -
	09. - - - ~	19. - / - -	29. - / - -	39. - / - -
	10. - - - ~	20. ; - - -	30. - - - ~	40. - - = -
CHƯƠNG 7: CROM-SẮT- ĐỒNG 
 TIẾT 52
BÀI 31. SẮT
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Giúp HS biết
 - Vị trí, cấu tạo nguyên tử của sắt.
 - Tính chất vật lí và hoá học của sắt.
 2. Kĩ năng: 
 - Viết PTHH của các phản ứng minh hoạ tính chất hoá học của sắt.
 - Giải được các bài tập về sắt.
II. CHUẨN BỊ: 
 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
 - Dụng cụ, hoá chất: bình khí O2 và bình khí Cl2 (điều chế trước), dây sắt, đinh sắt, dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch CuSO4, ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm, kẹp sắt,
III. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: (1’) Chào hỏi, kiểm diện. 
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề (2’)
- Sắt là một kim loại phổ biến có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, vậy sắt có những tính chất vật lí và tính chất hóa học như thế nào bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
b. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu hình electron và vị trí của sắt trong BTH (5’) 
Mục tiêu. HS biết đặc điểm cấu tạo và vị trí của sắt trong BTH
- GV; Cho ZFe=26 viết cấu hình electron của sắt. Từ đó xác định vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn.
- HS viết cấu hình electron của Fe2+, Fe3+; suy ra tính chất hoá học cơ bản của sắt.
I – VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ 
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2 hay [Ar]3d64s2
- Ô thứ 26, nhóm VIIIB, chu kì 4.
ð Sắt dễ nhường 2 electron ở phân lớp 4s trở thành ion Fe2+ và có thể nhường thêm 1 electron ở phân lớp 3d để trở thành ion Fe3+.
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất vật lí của sắt (5’) 
Mục tiêu. HS biết tính chất vật lí của sắt
- HS nghiên cứu SGK để biết được những tính chất vật lí cơ bản của sắt.
II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Là kim loại màu trắng hơi xám, có khối lượng riêng lớn (d = 8,9 g/cm3), nóng chảy ở 15400C. Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có tính nhiễm từ.
Hoạt động 3. Tìm hiểu tính chất hóa học của sắt (25’)
Mục tiêu. HS biết và hiểu tính chất hóa học của sắt
- GV? Sắt có tính chất hóa học gì?
- GV yêu cầu HS xác định xem khi nào thì sắt thị oxi hoá thành Fe2+, khi nào thì bị oxi hoá thành Fe3+ ?
- HS tìm các thí dụ để minh hoạ cho tính chất hoá học cơ bản của sắt.
- GV biểu diễn các thí nghiệm:
 + Fe cháy trong khí O2.
 + Fe cháy trong khí Cl2.
 + Fe tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng.
- HS quan sát các hiện tượng xảy ra. Viết PTHH của phản ứng.
- GV yêu cầu HS hoàn thành các PTHH:
 + Fe + HNO3 (l) →
 + Fe + HNO3 (đ) →
 + Fe + H2SO4 (đ) →
- HS viết PTHH của phản ứng: Fe + CuSO4 →
III – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 
Có tính khử trung bình.
Với chất oxi hoá yếu: Fe → Fe2+ + 2e
Với chất oxi hoá mạnh: Fe → Fe3+ + 3e
1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với lưu huỳnh
b) Tác dụng với oxi
c) Tác dụng với clo
2. Tác dụng với dung dịch axit
a) Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng
b) Với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nóng
Fe khử hoặc trong HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng đến số oxi hoá thấp hơn, còn Fe bị oxi hoá thành .
- Fe bị thụ động bởi các axit HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội.
3. Tác dụng với dung dịch muối 
Hoạt động 4. Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của sắt (3’)
Mục tiêu. HS biết trạng thái tự nhiên của sắt
- HS nghiên cứu SGK để biết được trạng thái thiên nhiên của sắt.
IV. TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN
- Chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ trái đất, đứng hàng thứ hai trong các kim loại (sau Al).
 - Trong tự nhiên sắt chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất có trong các quặng: quặng manhetit (Fe3O4), quặng hematit đỏ (Fe2O3), quặng hematit nâu (Fe2O3.nH2O), quặng xiđerit (FeCO3), quặng pirit (FeS2).
 - Có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.
 - Có trong các thiên thạch.
4. Cũng cố - dặn dò (4’)
a. Cũng cố (3’)
 1. Các kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuSO4 ?
A. Na, Mg, Ag.	B. Fe, Na, MgP	C. Ba, Mg, Hg.	D. Na, Ba, Ag
 2. Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+ ?
A. [Ar]3d6	B. [Ar]3d5P	C. [Ar]3d4	D. [Ar]3d3
 3. Cho 2,52g một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84g muối sunfat. Kim loại đó là
A. Mg	B. Zn	C. FeP	D. Al
 4. Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50g trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml H2 (đkc) thi khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là
	A. Zn	B. FeP	C. Al	D. Ni
b. Dặn dò (1’)
 1. Bài tập về nhà: 1 → 5 trang 141 (SGK)
 2. Xem trước bài HỢP CHẤT CỦA SẮT
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết 53
Bài 32. HỢP CHẤT CỦA SẮT
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
 * HS biết:
 - Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất sắt (II) và hợp chất sắt (III).
 - Cách điều chế Fe(OH)2 và Fe(OH)3.
 * HS hiểu: Nguyên nhân tính khử của hợp chất sắt (II) và tính oxi hoá của hợp chất sắt (III).
 2. Kĩ năng: 
 - Từ cấu tạo nguyên tử, phân tử và mức oxi hoá suy ra tính chất.
 - Giải được các bài tập về hợp chất của sắt.
 3. Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh
II. TRỌNG TÂM
- Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất sắt (II) và hợp chất sắt (III).
III. CHUẨN BỊ: Đinh sắt, mẩu dây đồng, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch FeCl3.
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: (1’) Chào hỏi, kiểm diện. 
2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Tính chất hoá học cơ bản của sắt là gì? Dẫn ra các PTHH để minh hoạ.
3. Bài mới.
a. Đặt vấn đề (1’) 
- Ở tiết trước chúng ta đã nghiên cứu về kim loại sắt hôm nay sẽ nghiên cứu về một số hợp chất quan trọng của sắt.
b. Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu hợp chất của sắt (II) (20’)
- GV ?: Em hãy cho biết tính chất hoá học cơ bản của hợp chất sắt (II) là gì ? Vì sao ?
- HS nghiên cứu tính chất vật lí của sắt (II) oxit.
- HS viết PTHH của phản ứng biểu diễn tính khử của FeO.
- GV giới thiệu cách điều chế FeO. 
- HS nghiên cứu tính chất vật lí của sắt (II) hiđroxit.
- GV biểu diễn thí nghiệm điều chế Fe(OH)2.
- HS quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích vì sao kết tủa thu được có màu trắng xanh rồi chuyển dần sang màu nâu đỏ.
- HS nghiên cứu tính chất vật lí của muối sắt (II).
- HS lấy thí dụ để minh hoạ cho tính chất hoá học của hợp chất sắt (II).
- GV giới thiệu phương pháp điều chế muối sắt (II).
- GV ?: Vì sao dung dịch muối sắt (II) điều chế được phải dùng ngay ?
I. HỢP CHẤT SẮT (II)
Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất sắt (II) là tính khử.
Fe2+ → Fe3+ + 1e
1. Sắt (II) oxit
 a. Tính chất vật lí: (SGK)
 b. Tính chất hoá học 
3FeO + 10H+ + → 3Fe3+ + NO­ + 5H2O
 c. Điều chế
2. Sắt (II) hiđroxit
 a. Tính chất vật lí : (SGK)
 b. Tính chất hoá học 
Thí nghiệm: Cho dung dịch FeCl2 + dung dịch NaOH
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2¯ + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
 c. Điều chế: Điều chế trong điều kiện không có không khí.
3. Muối sắt (II)
 a. Tính chất vật lí : Đa số các muối sắt (II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.
Thí dụ: FeSO4.7H2O; FeCl2.4H2O
 b. Tính chất hoá học 
 c. Điều chế: Cho Fe (hoặc FeO; Fe(OH)2) tác dụng với HCl hoặc H2SO4 loãng.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2­
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
- Dung dịch muối sắt (II) điều chế được phải dùng ngay vì trong không khí sẽ chuyển dần thành muối sắt (III).
Hoạt động 2. Tìm hiểu hợp chất của sắt (III) (16’)
- GV ?: Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (III) là gì ? Vì sao ?
- HS nghiên cứu tính chất vật lí của Fe2O3.
- HS viết PTHH của phản ứng để chứng minh Fe2O3 là một oxit bazơ.
- GV giới thiệu phản ứng nhiệt phân Fe(OH)3 để điều chế Fe2O3.
- HS tìm hiểu tính chất vật lí của Fe(OH)3 trong SGK.
- GV ?: Chúng ta có thể điều chế Fe(OH)3bằng phản ứng hoá học nào ?
- HS nghiên cứu tính chất vật lí của muối sắt (III).
- GV biểu diễn thí nghiệm:
 + Fe + dung dịch FeCl3.
 + Cu + dung dịch FeCl3.
- HS quan sát hiện tượng xảy ra. Viết PTHH của phản ứng.
II. HỢP CHẤT SẮT (III)
Tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.
Fe3+ + 1e → Fe2+
Fe3+ + 2e → Fe
1. Sắt (III) oxit
 a. Tính chất vật lí: (SGK)
 b. Tính chất hoá học
- Fe2O3 là oxit bazơ
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Fe2O3 + 6H+ → 2Fe3+ + 3H2O
- Tác dụng với CO, H2
 c. Điều chế
- Fe3O3 có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit dùng để luyện gang.
2. Sắt (III) hiđroxit
- Fe(OH)3 là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước, dễ tan trong dung dịch axit tạo thành dung dịch muối sắt (III).
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
- Điều chế: dung dịch kiềm + dung dịch muối sắt (III).
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3¯ + 3NaCl
3. Muối sắt (III)
- Đa số các muối sắt (III) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.
Thí dụ: FeCl3.6H2O; Fe2(SO4)3.9H2O
- Muối sắt (III) có tính oxi hoá, dễ bị khử thành muối sắt (II)
4. Cũng cố -Dặn dò (4’)
a. Cũng cố (3’)
 1. Viết PTHH của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau:
 2. Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đkc), dung dịch thu được cho bay hơi được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6g. Thể tích khí H2 đã giải phóng là
A. 8,19	B. 7,33	C. 4,48P	D. 3,23
 3. Khử hoàn toàn 16g Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khi đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng (g) kết tủa thu được là
A. 15	B. 20	C. 25	D. 30P
 b. Dặn dò (1’)
 1. Bài tập về nhà: 1 → 5 trang 145 (SGK)
 2. Xem trước bài HỢP KIM CỦA SẮT
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 54
 Bài 33. HỢP KIM CỦA SẮT
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: HS biết
 - Thành phần, tính chất và ứng dụng của gang, thép.
 - Nguyên tắc và quy trình sản xuất gang, thép.
 2. Kĩ năng: Giải các bài tập liên quan đến gang, thép.
II. TRỌNG TÂM
- Thành phần, tính chất và ứng dụng của gang, thép.
III. CHUẨN BỊ: Đinh sắt, mẩu dây đồng, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch FeCl3. Máy chiếu.
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: (1’) Chào hỏi, kiểm diện. 
2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất sắt (II) và sắt (III) là gì ? Dẫn ra các PTHH để minh hoạ.
 3. Bài mới
a. Đặt vấn đề (1’) 
- Trong cuộc sống những vật liệu được dùng bằng sắt đó thường không phải là sắt nguyên chất ví dụ như gang thép, đó chính là hợp kim của sắt. Vậy hợp kim của sắt có thành phần như thế nào bài học hôm nay cùng tìm hiểu.
b. Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu về gang (20’)
- GV đặt hệ thống câu hỏi:
 - Gang là gì ?
- Có mấy loại gang ?
- GV bổ sung, sửa chữa những chổ chưa chính xác trong định nghĩa và phân loại về gang của HS. 
- GV nêu nguyên tắc sản xuất gang.
- GV thông báo các quặng sắt thường dung để sản xuất gang là: hematit đỏ (Fe2O3), hematit nâu (Fe2O3.nH2O) và manhetit (Fe3O4).
- GV dùng hình vẻ 7.2 trang 148 để giới thiệu về các phản ứng hoá học xảy ra trong lò cao.
- HS viết PTHH của các phản ứng xảy ra trong lò cao.
I. GANG
1. Khái niệm: Gang là hợp kim của sắt và cacbon trong đó có từ 2 – 5% khối lượng cacbon, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các nguyên tố Si, Mn, S,
2. Phân loại: Có 2 loại gang
a) Gang xám: Chứa cacbon ở dạng than chì. Gẫngms được dùng để đúc bệ máy, ống dẫn nước, cánh cửa,
b) Gang trắng
 - Gang trắng chứa ít cacbon hơn và chủ yếu ở dạng xementit (Fe3C).
 - Gang trắng (có màu sáng hơn gang xám) được dùng để luyện thép.
3. Sản xuất gang
a) Nguyên tắc: Khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.
b) Nguyên liệu: Quặng sắt oxit (thường là hematit đỏ Fe2O3), than cốc và chất chảy (CaCO3 hoặc SiO2).
c) Các phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang
- Phản ứng tạo chất khử CO
- Phản ứng khử oxit sắt
 - Phần trên thân lò (4000C)
 - Phần giữa thân lò (500 – 6000C)
 - Phần dưới thân lò (700 – 8000C)
- Phản ứng tạo xỉ (10000C)
CaCO3 → CaO + CO2­
CaO + SiO2 → CaSiO3
d) Sự tạo thành gang (SGK)
Hoạt động 2. Tìm hiểu về thép (17’)
- GV đặt hệ thống câu hỏi: 
+ Thép là gì ?
+ Có mấy loại thép ?
- GV bổ sung, sửa chữa những chổ chưa chính xác trong định nghĩa và phân loại về thép của HS và thông báo thêm: Hiện nay có tới 8000 chủng loại thép khác nhau. Hàng năm trên thế giới tiêu thụ cỡ 1 tỉ tấn gang thép.
- GV nêu nguyên tắc của việc sản xuất thép.
- GV: Về các phương pháp luyện thép giảm tải về nhà HS tự tìm hiểu thêm.
II. THÉP
1. Khái niệm: Thép là hợp kim của sắt chứa từ 0,01 – 2% khối lượng cacbon cùng với một số nguyên tố khác (Si, Mn, Cr, Ni,)
2. Phân loại
 a) Thép thường (thép cacbon)
 - Thép mềm: Chứa không quá 0,1%C. Thép mềm dễ gia công, được dùng để kép sợi,, cán thành thép lá dùng chế tạo các vật dụng trong đời sống và xây dựng nhà cửa.
 - Thép cứng: Chứa trên 0,9%C, được dùng để chế tạo các công cụ, các chi tiết máy như các vòng bi, vỏ xe bọc thép,
 b) Thép đặc biệt: Đưa thêm vào một số nguyên tố làm cho thép có những tính chất đặc biệt.
 - Thép chứa 13% Mn rất cứng, được dùng để làm máy nghiền đá.
 - Thép chứa khoảng 20% Cr và 10% Ni rất cứng và không gỉ, được dùng làm dụng cụ gia đình (thìa, dao,), dụng cụ y tế.
 - Thép chứa khoảng 18% W và 5% Cr rất cứng, được dùng để chế tạo máy cắt, gọt như máy phay, máy nghiền đá, 
3. Sản xuất thép
 a) Nguyên tắc: Giảm hàm lượng các tạp chất C, Si, S, Mn,có trong thành phần gang bằng cách oxi hoá các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách khỏi thép.
4. Cũng cố - dặn dò (3’)
a. Cũng cố
 1. Nêu những phản ứng chính xảy ra trong lò cao.
2. Khử hoàn toàn 17,6g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4,Fe2O3 đến Fe cần vừa đủ 2,24 lít CO (đkc). Khối lượng sắt thu được là
A. 15	B. 16P	C. 17	D. 18
 b. Dặn dò 
 1. Bài tập về nhà: 1 → 6 trang 151 (SGK) (BỎ BÀI TẬP SỐ 2)
 2. Xem trước bài LUYỆN TẬP: HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA SẮT
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 55
LUYỆN TẬP: HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA SẮT
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: HS hiểu:
 - Vì sao tính chất hoá học cơ bản của hợp chất sắt (II) là tính khử, của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.
 2. Kĩ năng: Giải các bài tập về hợp chất của sắt.
 3. Thái độ: Học sinh chủ động tư duy, sáng tạo để giải bài tập
II. CHUẨN BỊ: Các bài tập có liên quan đến sắt và hợp chất của sắt.
III. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: (1’) Chào hỏi, kiểm diện. 
2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Nêu những phản ứng chính xảy ra trong lò cao.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 (15’) 
- HS dựa vào các kiến thức đã học để hoàn thành các phản ứng.
- GV lưu ý HS phản ứng (d) có nhiều phương trình phân tử nhưng có cùng chung phương trình ion thu gọn.
Hoạt động 2 (15’)
- GV đặt câu hỏi: Các kim loại trong mỗi cặp có sự giống và khác nhau như thế nào về mặt tính chất hoá học ?
- HS phân biệt mỗi cặp kim loại dựa vào tính chất hoá học cơ bản của chúng. 
Hoạt động 3: (10’)
- HS tự giải quyết bài toán.
- GV: nhận xét, đánh giá
Bài 1: Điền CTHH của các chất vào những chổ trống và lập các PTHH sau:
a) FeO + H2SO4 (đặc) → SO2­ + 
b) Fe3O4 + HNO3 (đặc) → NO2­ +  
c) FeO + HNO3 (loãng) → NO­ + 
d) FeS + HNO3 → NO­ + Fe2(SO4)3 + 
e) Fe2O3 +.... → Fe
f) FeS2 + O2 → 
Giải
a) 2FeO + 4H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2­ + 4H2O
b) Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2­ + 5H2O
c) 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO­ + 5H2O
d) FeS + HNO3 → Fe2(SO4)3 + NO­ + Fe(NO3)3 + H2O
e) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
f) 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
Bài 2: Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt 3 mẫu hợp kim sau: Al – Fe, Al – Cu và Cu – Fe. 
Giải
- Cho 3 mẫu hợp kim trên tác dụng với dung dịch NaOH, mấu nào không thấy sủi bọt khí là mẫu Cu – Fe.
- Cho 2 mẫu còn lại vào dung dịch HCl dư, mẫu nào tan hết là mẫu Al – Fe, mẫu nào không tan hết là mẫu Al – Cu.
Bài 3: Biết 2,3g hỗn hợp gồm MgO, CuO và FeO tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Khối lượng muối thu được là
A. 3,6g	B. 3,7g	C. 3,8g	D. 3,9gP
Giải
nH2SO4 = 0,02 (mol)
mmuối = 2,3 + 0,02(96 – 16) = 3,9g
4. Cũng cố - dặn dò (1’)
a. Cũng cố: Trong tiết luyện tập.
b. Dặn

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 12 hoc ki 2.doc
Giáo án liên quan