Giáo án Hóa học lớp 12 - Tiết 13-37 - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Liên

CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

Tiết 26

BÀI 17. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

a. Học sinh biết:

- Vị trí của các kim loại trong bảng tuần hoàn.

- Cấu tạo của nguyên tử kim loại.

- Các loại mạng tinh thể kim loại.

- Đặc điểm của liên kết kim loại.

b. Học sinh hiểu:

Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại và mạng tinh thể kim loại ảnh hưởng trực tiếp

đến tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại.

2. Kĩ năng

Rèn cho học sinh các kĩ năng:

- Viết cấu hình e của nguyên tử và ion kim loại.

- Xác định vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn dựa vào cấu hình e.

3. Thái độ

Học sinh có các thái độ tích cực:

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.

- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa

học.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án.

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

2. Chuẩn bị của học sinh

Ôn tập về:

- Cấu hình e của nguyên tử và ion.

- Từ cấu hình e xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Liên kết hoá học.

III. TRỌNG TÂM

- Cấu hình e của nguyên tử, ion và vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn.

- Cấu tạo của nguyên tử kim loại.

IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY

1. Ổn định lớp (1’)

- Kiểm tra sĩ số

2. Bài cũ

- Kiểm tra trong quá trình dạy học

3. Triển khai bài

a. Đặt vấn đề (1’)

- GV giới thiệu chương 5

 

docx83 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 12 - Tiết 13-37 - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Liên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? Gọi tên
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề (1’)
- Ở tiết trước chúng ta đã nghiên cứu một số polime dùng làm chất dẻo, hôm nay sẽ nghiên cứu một số polime dùng làm cao su.
b. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu về polime được dùng làm cao su (35’)
Mục tiêu: HS biết khái niệm cao su và một số polime dùng làm cao su; phân loại cao su
- GV cho HS quan sát một mẫu dây cao su, 
kéo dây cao su sau đó thả ra. Yêu cầu HS kết 
hợp với việc tìm hiểu SGK nhận xét:
+ Thế nào là tính đàn hồi?
+ Khái niệm về cao su?
- HS quan sát thí nghiệm và trả lời các câu 
hỏi.
- GV cho HS nghiên cứu SGK để nêu các cơ 
sở phân loại cao su và cách phân loại cao su.
- HS đọc SGK nêu các cơ sở phân loại cao su.
- GV giới thiệu: cao su thiên nhiên có trong cây hevea brasilensis có nguồn gốc từ Nam 
Mĩ được trồng nhiều ở nước ta.
- GV giới thiệu cấu trúc của cao su thiên 
nhiên:
Cao su thiên nhiên có cấu hình cis. Hệ số
trùng hợp n có giá trị từ 1500 đến 15000.
- GV làm một số thí nghiệm thử tính chất vật 
lí của cao su, yêu cầu HS nhận xét tính chất 
vật lí của cao su.
- HS quan sát thí nghiệm từ đó nêu tính chất 
vật lí của cao su.
- GV liên hệ nước ta do điều kiện đất đai và khí hậu rất thuận tiện cho việc trồng cây sao su, cây công nghiệp có giá trị cao.
- GV giới thiệu cho HS bản chất của quá trình lưu hóa.
- GV gọi HS viết phản ứng tổng hợp cao su 
buna, cao su isopren và cao su buna – N, cao 
su buna – S.
- HS viết phương trình.
- GV chữa bài và tổng kết.
III. CAO SU
1. Khái niệm
- Tính đàn hồi là tính bị biến dạng khi chịu 
tác dụng của lực bên ngoài và trở lại dạng 
ban đầu khi lực đó thôi tác dụng.
- Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.
2. Phân loại
- Cao su được phân loại dựa theo nguồn gốc 
của cao su và theo cơ sở này thì cao su được 
chia thành cao su thiên nhiên và cao su tổng 
hợp.
- Cao su thiên nhiên:
ð Cao su thiên nhiên là polime của isopren:
- Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi, không dẫn điện và nhiệt, không thấm khí và nước, không tan trong nước, etanol, axeton,nhưng tan trong xăng, benzen.
 - Cao su thiên nhiên tham gia được phản ứng cộng (H2, HCl, Cl2,) do trong phân tử có chứa liên kết đôi. Tác dụng được với lưu huỳnh cho cao su lưu hoá có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó hoà tan trong các dung môi hơn so với cao su thường.
 - Bản chất của quá trình lưu hoá cao su (đun nóng ở 1500C hỗn hợp cao su và lưu huỳnh với tỉ lệ khoảng 97:3 về khối lượng) là tạo cầu nối −S−S− giữa các mạch cao su tạo thành mạng lưới.
- Cao su tổng hợp:
+ Cao su Buna.
+ Cao su Buna – S.
+ Cao su Buna – N.
4. Cũng cố (3’)
1. Kết luận nào sau đây không hoàn toàn đúng ?
A. Cao su là những polime có tính đàn hồi.
B. Vật liệu compozit có thành phần chính là polime.
C. Nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.
D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
 2. Tơ tằm và nilon-6,6 đều
A. có cùng phân tử khối.	B. thuộc loại tơ tổng hợp.
C. thuộc loại tơ thiện nhiên.	D. chứa các loại nguyên tố giống nhau trong phân tử.
 3. Phân tử khối trung bình của poli(hexametylen ađipamit) là 30.000, của sao su tự nhiên là 105.000.
Hãy tính số mắt xích (trị số n) gần đúng trong CTPT mỗi loại polime trên. 
5. Dặn dò (1’)
1. Bài tập về nhà: 1, 3, 5, 6 trang 72-73 (SGK).
2. Xem trước bài LUYỆN TẬP POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 23
BÀI 15. LUYỆN TẬP: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố cho HS các kiến thức:
- Các phương pháp điều chế polime.
- Một số polime thường gặp.
2. Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng:
- So sánh phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.
- Viết phản ứng tổng hợp polime.
- Giải các bài tập: xác định hệ số polime hoá n; phân loại polime.
3. Thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa 
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bài tập vận dụng.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập các bài: 
+ Đại cương polime.
+ Vật liệu polime.
- Đọc và chuẩn bị nội dung, bài tập bài luyện tập.
III. TRỌNG TÂM
- Phân loại polime.
- Phản ứng tổng hợp polime.
- Tính hệ số polime hoá.
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp (1’)
- Kiểm tra sĩ số....
2. Bài cũ
- Kiểm tra trong quá trình giảng dạy.
3. Bài mới
a. Vào bài (1’)
- Ôn tập kiến thức về polima và vật liệu polime
b. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS 
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Ôn tập lại lí thuyết (12’)
Mục tiêu. Giúp HS nắm vững lú thuyết polime
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn chia lớp
thành các nhóm học tập, yêu cầu HS các 
nhóm thảo luận nội dung: liệt kê các polime 
thường gặp theo 2 cơ sở phân loại:
+ Theo nguồn gốc.
+ Theo cấu trúc.
- HS thảo luận nhóm.
- GV tổ chức cho đại diện HS các nhóm trình bày.
- Đại diện HS các nhóm trình bày.
- GV tổ chức cho HS thảo luận trong toàn 
lớp.
- HS cả lớp thảo luận.
- GV tổng kết.
- GV thông báo: ngoài 2 cách phân loại trên, 
bài tập còn có thể hỏi về phân loại polime 
dựa vào phản ứng tổng hợp hoặc đặc điểm 
cấu tạo (tơ poliamit.).
- GV: nêu các loại tơ poliamit thường gặp?
- HS trả lời.
- GV bổ sung và tổng kết.
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng
- HS trả lời
- GV yêu cầu HS liệt kê những polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp và những polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng.
- HS là vào vở.
A. LÍ THUYẾT
1. Phân loại polime
2. Phân biệt phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng
Hoạt động 2. Làm bài tập về polime (30’)
Mục tiêu. Giúp HS nắm vững kiến thức về polime
- GV trình chiếu các câu bài tập lên bảng, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm làm bài tập.
- Học sinh thảo luận theo bàn.
- GV gọi đại diện bàn trình bay.
Bài 1: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
B. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền gọi là monome. P
C. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp.
D. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc phản ứng trùng ngưng.
Bài 2: Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên ?
A. Tơ visco, tơ tằm, sao su buna, keo dán gỗ.
B. Tơ visco, tơ tằm, phim ảnh. P
C. Cao su isopren, tơ visco, nilon-6, keo dán gỗ.
D. Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat.
Bài 3: Cho biết các monome được dùng để điều chế các polime sau:
Giải
a) CH2=CH−Cl	b) CF2=CF2
c) CH2=C(CH3)−CH=CH2 	d) H2N-[CH2]6-COOH
Câu 4. 
a) Viết các PTHH của phản ứng điều chế các chất theo sơ đồ sau:
 - Stiren → polistiren
 - Axit -aminoenantoic (H2N-[CH2]6-COOH) → polienantamit (nilon-7)
b) Để điều chế 1 tấn mỗi loại polime trên cần bao nhiêu tấn monome mỗi loại, biết rằng hiệu suất của cả 2 quá trình điều chế là 90%.
Giải
a) PTHH
b) Khối lượng monome mỗi loại
Theo (1), muốn điều chế 1 tấn polistiren cần 
(tấn) stiren (H = 90%)
Theo (2), 145 tấn H2N-[CH2]-COOH điều chế 127 tấn polime.
mH2N[CH2]6COOH = 
Vì H=90%→mH2N[CH2]6COOH thực tế =1,14. 
4. Cũng cố
- Đã cũng cố trong các bài tập.
5. Dặn dò (1’)
- Học bài cũ và chuẩn bị bài thực hành.
- Chuẩn bị 1 nhóm 1 quả trứng gà.
- Chuẩn bị ống nhựa PVC.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 24
BÀI 16. THỰC HÀNH
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN VÀ VẬT LIỆU POLIME
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Củng cố cho HS các kiến thức:
- Tính chất vật lí của protein: bị đông tụ khi đun nóng.
- Phản ứng đặc trưng của protein: phản ứng màu biure.
- Tính chất của vật liệu polime khi đun nóng.
2. Về kĩ năng
Rèn luyện cho HS các kĩ năng:
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành các thí nghiệm an toàn và thành công.
- Quan sát và giải thích hiện tượng thí nghiệm.
- Kĩ năng viết bài tường trình hoá học.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa 
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
a. Dụng cụ:
- Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
- Đèn cồn, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm.
- Kẹp hoặc panh sắt.
b. Hoá chất:
- Dung dịch lòng trắng trứng 10%.
- Dung dịch NaOH 30%, CuSO4 2%.
- Các mẩu nhỏ: PE, PVC, sợi len, vải sợi xenlulozơ.
2. Chuẩn bị của học sinh
Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài thực hành ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ THỰC HÀNH
1. Ổn định lớp (1’)
- Kiểm tra sĩ số...
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh
3. Triển khai bài
a. Đặt vấn đề (1’)
- Để chứng minh cho một số tính chất của polime hôm nay chúng ta sẽ làm một số thí nghiệm
b. Bài thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS 
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu các thí nghiệm (7’)
Mục tiêu. HS nắm được nội dung các thí nghiệm để biết cách làm thí nghiệm.
- GV chia HS trong lớp thành 3 nhóm.
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết thực hành 
và nhấn mạnh những điểm cần lưu ý khi tiến 
hành thí nghiệm: các thí nghiệm về phản ứng 
của glyxin với chất chỉ thị và phản ứng màu 
của protein phải được thực hiện trên hõm sứ
với lượng nhỏ hóa chất.
- HS nắm được các chú ý.
- GV giao cho 3 nhóm HS thảo luận, yêu cầu 
mỗi nhóm HS chuẩn bị nội dung của một thí 
nghiệm với các nội dung: cách tiến hành, hiện 
tượng dự đoán và giải thích.
- HS thảo luận theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm HS cử đại diện lên 
bảng trình bày.
- Đại diện các nhóm HS trình bày.
- GV cho HS toàn lớp thảo luận về cách tiến 
hành các thí nghiệm, các hiện tượng được dự
đoán và giải thích các hiện tượng xảy ra.
- HS thảo luận trong toàn lớp.
- GV bổ sung và kết luận.
Thí nghiệm 1. Sự đông tụ của protein khi 
đun nóng
- Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm 2 -3ml dung dịch lòng trắng trứng, đun nóng 
trên ngọn lửa đèn cồn cho đến sôi khoảng 1 
phút. - Hiện tượng: xuất hiện hiện tượng đông tụ.
- Giải thích: Lòng trắng trứng có thành phần 
chính là protein. Khi đun nóng, peotein bị
đông tụ lại.
Thí nghiệm 2. Phản ứng màu biure
- Cách tiến hành: cho vào ống nghiệm 1ml 
dung dịch lòng trắng trứng, 1ml dung dịch 
NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2% 
lắc đều.
- Hiện tượng: dung dịch màu tím được hình 
thành.
- Giải thích: 
CuSO4 + 2NaOH ® Cu(OH)2 + Na2SO4
Protein đã phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra phức 
chất màu tím.
Thí nghiệm 3. Tính chất của một số vật liệu 
polime khi đun nóng
- Cách tiến hành: Dùng 4 kẹp sắt kẹp 4 mẫu 
vật riêng rẽ là PE, PVC, sợi len và bông. Hơ 
các mẫu vật trên gần ngọn lửa.
- Dự đoán hiện tượng: các mẫu vật trên đều bị
cháy trong đó sợi len cháy khét. - Hiện tượng: xuất hiện hiện tượng đông tụ.
- Giải thích: Lòng trắng trứng có thành phần 
chính là protein. Khi đun nóng, peotein bị
đông tụ lại.
Hoạt động 2. HS tiến hành làm thí nghiệm (29’)
Mục tiêu. HS biết cách làm thí nghiệm
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- GV quan sát HS làm thí nghiệm và uốn nắn 
các em các kĩ năng thực hành thí nghiệm với 
lượng nhỏ hóa chất.
- GV: nêu hiện tượng quan sát được, so sánh 
với hiện tượng dự đoán và giải thích?
- HS trả lời.
- GV kết luận.
Hoạt động 3. Công việc sau buổi thực hành (5’)
Mục tiêu. HS thu dọn, rửa dụng cụ thí nghiệm. 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ thực 
hành.
- GV yêu cầu HS làm vệ sinh phòng thí 
nghiệm.
- HS làm vệ sinh phòng thí nghiệm.
- GV nhắc HS về làm tường trình thí nghiệm 
và ôn tập chương 3, 4 chuẩn bị kiểm tra 45 
phút.
- GV hướng dẫn HS nội dung và hình thức 
kiểm tra 45 phút.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 25
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 02
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Qua bài kiểm tra, đánh giá kiến thức mà học sinh đã nắm được về:
- Amin.
- Amino axit.
- Peptit và protein.
- Polime.
2. Kĩ năng
Đánh giá các kĩ năng mà học sinh đã được rèn luyện:
- Làm bài trắc nghiệm.
- Giải các bài tập trọng tâm về amin, amino axit, peptit, protein và polime.
3. Thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Trung thực.
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa 
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Đề kiểm tra.
- Đáp án và biểu điểm.
2. Chuẩn bị của học sinh
Ôn tập lí thuyết và các dạng bài tập trọng tâm của chương 3, 4.
III. HÌNH THỨC
- 40 câu trắc nghiệm (100%)
IV. MA TRẬN, ĐỀ, ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA
1. Ma trận
 NỘI DUNG
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
TỔNG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Chương 3. 
Amin – amino axit - protein
 Amin
- Biết khái niệm, phân loại và gọi tên amin.
- Hiểu tính chất hóa học của amin.
- Xác định bậc của amin.
- Xác định số đồng phân của amin.
- So sánh tính bazơ của các amin.
- Nhận biết được amin với những hợp chất khác.
- Xác định công thức cấu tạo của amin dựa vào bài toán đốt cháy, định luật bảo toàn khối lượng.
Số câu
Số điểm
2
0,5đ
4
1đ
2
0,5đ
2
0,5đ
10
2,5đ
 Aminno axit
- Biết khái niệm, ứng dụng của amino axit.
- Hiểu tính chất hóa học điển hình của amin.
- Bài tập xác định công thức của amin dạng đơn giản.
- Bài tập xác định công thức của amin dạng phức tạp hơn.
Số câu
Số điểm
3
0,75đ
3
0,75đ
2
0,5đ
2
0,5đ
10
2,5đ
Peptit và protein
- Biết peptit, protein và vai trò của chúng.
- Biết tính chất vật lí của peptit và protein.
- Nhận biết được peptit và protein.
- Xác định được số mắt xích trong đoạn peptit, protein.
- Xác định được phần trăm các nguyên tố vi lượng có trong protein.
Số câu
Số điểm
3
0,75đ
3
0,75đ
2
0,5đ
8
2đ
Tổng số câu
Tỏng số điểm
8
2đ
10
2,5đ
6
1,5đ
4
1đ
28
7đ
Chương 4. Polime và vật liệu polime
Đại cương về polime
- Biết khái niệm, phân loại, đặc điểm cấu tạo và tính chất của polime.
- Phân biệt được phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.
- Xác định số mắt xích tạo nên polime.
Số câu
Số điểm
4
1đ
1
0,25đ
1
0,25đ
6
1,5đ
Vật liệu polime
- Biết khái niệm, ứng dụng của chất dẻo, cao su, tơ, vật liệu compozit.
- Chỉ ra tên gọi của polime.
- Phân loại được tơ thiên nhiên, tơ hóa học (tổng hợp và nhân tạo) ; cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp.
- Xác định được tên monome tạo nên polime.
- Xác định được phần trăm các nguyên tố vi lượng có trong polime.
Số câu
Số điểm
3
0,75đ
2
0,5đ
1
0,25đ
6
1,5đ
Tổng số câu
Tổng số điểm
7
1,75đ
3
0,75đ
2
0,5đ
12
3đ
 Tổng số câu
 Tổng số điểm
 Tổng tỉ lệ %
15
3,75đ
37,5%
13
3,25đ
32,5%
8
2đ
20%
4
1
10%
40
10đ
100%
2. Đề, đáp án
CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Tiết 26
BÀI 17. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
a. Học sinh biết:
- Vị trí của các kim loại trong bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo của nguyên tử kim loại.
- Các loại mạng tinh thể kim loại.
- Đặc điểm của liên kết kim loại.
b. Học sinh hiểu:
Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại và mạng tinh thể kim loại ảnh hưởng trực tiếp 
đến tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại.
2. Kĩ năng
Rèn cho học sinh các kĩ năng:
- Viết cấu hình e của nguyên tử và ion kim loại.
- Xác định vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn dựa vào cấu hình e.
3. Thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa 
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
2. Chuẩn bị của học sinh
Ôn tập về:
- Cấu hình e của nguyên tử và ion.
- Từ cấu hình e xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Liên kết hoá học.
III. TRỌNG TÂM
- Cấu hình e của nguyên tử, ion và vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo của nguyên tử kim loại.
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp (1’)
- Kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ 
- Kiểm tra trong quá trình dạy học
3. Triển khai bài
a. Đặt vấn đề (1’)
- GV giới thiệu chương 5
b. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn (7’)
Mục tiêu. HS biết vị trí của kim loại tỏng BTH
- GV đặt vấn đề: trong gần 120 nguyên tố hoá
học đã được tìm thấy thì phần lớn là các
nguyên tố kim loại. Vậy trong bảng tuần hoàn
các nguyên tố, kim loại nằm ở vị trí nào?
- GV treo bảng tuần hoàn, yêu cầu HS quan
sát, chỏ rõ ô màu nào tương ứng với các
nguyên tố kim loại.
- HS quan sát bảng tuần hoàn và trả lời.
- GV: trong bảng tuần hoàn, kim loại nằm ở
vị trí nào?
- HS trả lời.
- GV bổ sung và tổng kết.
I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
Trong bảng tuần hoàn, kim loại nằm ở:
- Nhóm IA (trừ H).
- Nhóm IIA.
- Nhóm IIIA (trừ B).
- Một phần các nhóm IVA, VA và VIA.
- Tất cả các nhóm B (từ IB đến VIIIB).
- Họ lantan và họ actini.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo nguyên tử kim loại (8’)
Mục tiêu. HS biết cấu tạo nguyên tử kim loại
- GV: Cho biết nguyên tử kim loại có mấy e lớp ngoài cùng?
- HS trả lời.
- GV: Viết cấu hình e nguyên tử của các 
nguyên tố sau và cho biết nguyên tố nào 
thuộc loại kim loại, giải thích: 11Na, 19K, 15P, 
17Cl, 12Mg, 13Al, 16S, 26Fe.
- HS vận dụng viết cấu hình e và xác định 
nguyên tố kim loại dựa vào số e ở lớp ngoài 
cùng.
- GV: dựa vào cấu hình e, cho biết đặc điểm 
chung về vị trí trong bảng tuần hoàn của các 
nguyên tố: 11Na, 15P, 17Cl, 12Mg, 13Al, 16S?
- HS nhận xét: các nguyên tố này đều thuộc 
cùng một chu kì.
- GV: em hãy so sánh điện tích hạt nhân và 
bán kính nguyên tử của kim loại với phi kim 
thuộc cùng chu kì?
- HS nhận xét.
- GV kết luận đặc điểm cấu tạo của nguyên tử 
kim loại.
II. CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ KIM 
LOẠI
1. Cấu tạo nguyên tử
- Nguyên tử kim loại có từ 1, 2 đến 3e ở lớp 
ngoài cùng.
- Trong cùng một chu kì, nguyên tử của 
nguyên tố kim loại có bán kính lớn hơn và 
điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với các nguyên 
tố phi kim.
 Hoạt động 3. Tìm hiểu liên kết kim loại (5’)
Mục tiêu. HS biết liên kết trong kim loại
GV: Ở trạng thái rắn và lỏng các nguyên tử kim loại liên kết với nhau bắng một loại liên kết gọi là liên kết kim loại.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết khái niệm liên kết kim loại.
HS nghiên cứu SGK trả lời.
Liên kết kim loại
Liên kết kim loại là liên kết được hình 
thành giữa các nguyên tử và ion trong mạng 
tinh thể kim loại do có sự tham gia của các e 
tự do.
Hoạt động 4. Làm một số bài tập về kim loại (20’)
Mục tiêu. HS làm được một số bài tập về kim loại
Gv cho HS đọc bài tập 5,6. Gọi 1 hs đứng tại chỗ trả lời.
HS trả lời.
GV cho HS thảo luận theo bàn làm bài tập số 7,8 sau đó gọi đại diên 1 HS lên bảng trình bày.
HS lên bảng trình bày.
Bài tập 5. Đáp án D
Bài tập 6. Đáp án B
Bài tập 7.
Hướng dẫn giải
Gọi kim loại cần tìm là: M có nguyên tử khối M
nNaOH = 0,03.1=0,03 mol
2NaOH + H2SO4 à Na2SO4 + H2O
0,03 0,015
à 
M + H2SO4 à MSO4 + H2
1,44/M 0,06
à1,44/M = 0,06 à M = 1,44/0,06= 24
à Mg. à đáp án C
Bài tập 8. 
 nH2 = 0,6/2= 0,3 mol
gọi chung 2 kim loại đó là kim loại M
M + 2HCl à MCl2 + H2
 0,6 0,3
à mHCl = 0,6.36,5 = 21,9g
Áp dụng ĐLBTKL
mkim loại + mHCl = mmuối + mH2
à mmuối = mkim loại + mHCl - mH2 
 = 15,4 + 21,9 – 0,6 = 36,7gà đáp án A
4. Cũng cố (2’)
GV yêu cầu HS nhắc lại vị trí của kim loại trong BTH, đặc điểm cấu tạo nguyên tử, khai niệm liên kết kim loại.
5. Dặn dò (1’)
- Học bài và làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị phần “ Tính chất của kim loại” của bài 18.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 27
BÀI 18. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
a. Học sinh biết:
- Các tính chất vật lí chung của kim loại.
- Một số tính chất vật lí riêng của kim loại.
- Các kim loại: dẻo nhất, dẫn điện tốt nhất, dẫn nhiệt tốt nhất, cứng nhất, nặng nhất, nhẹ nhất 
và nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
b. Học sinh hiểu:
- Nguyên nhân gây ra tính chất vật lí chung của kim loại là do các e tự do chuyển động trong 
toàn khối tinh thể kim loại.
- Kim loại có một số tính chất vật lí riêng vì các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể khác nhau.
2. Kĩ năng
Rèn cho học sinh các kĩ năng:
- Giải thích các tính chất vật lí chung của kim loại dựa vào cấu tạo mạng tinh thể kim loại.
- So sánh đặc điểm vậ

File đính kèm:

  • docxgiáo án chương amin.docx
Giáo án liên quan