Giáo án Hóa học Khối 8 - Bài 24: Tính chất của Oxi - Trường THCS Thái Văn Lung
3. ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI
3.1. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
- Nguyên liệu: KCl, KMnO4.
- Nguyên tắc: Đun nóng hóa chất ở nhiệt độ cao.
- Cách thu khí: Đẩy không khí (đặt đứng bình) hoặc đẩy nước.
UBND QUẬN THỦ ĐỨC TRƯỜNG THCS THÁI VĂN LUNG LÝ THUYẾT HÓA HỌC Khối 8 CHƯƠNG 4. OXI & KHÔNG KHÍ Bài 24. TÍNH CHẤT CỦA OXI 1. TÍNH CHẤT CỦA OXI KHHH: O CTHH khí oxi: O2 NTK O = 16 đvC PTK O2 = 32 đvC 1.1. Tính chất vật lý - Khí oxi là chất khí, không màu, không mùi. - Khí oxi ít tan trong nước (kiến thức này giúp các em giải thích cho việc thu khí oxi bằng cách đẩy nước). - 2 O /KK 32 d 1 29 ⇒ Khí oxi nặng hơn không khí 1,103 lần (kiến thức này giúp các em giải thích cho việc thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, đặt đứng bình). - Hóa lỏng ở -1830C, oxi lỏng có màu xanh nhạt. 1.2. Tính chất hóa học 1.2.1. Tác dụng với phi kim a) Với lưu huỳnh - Hiện tượng: Lưu huỳnh cháy sáng với ngọn lửa màu xanh nhạt, tạo ra chất khí mùi hắc. S + O2 0 tSO2 b) Với phopho - Hiện tượng: P cháy sáng tạo ra khói trắng. 4P + 5O2 0 tP2O5 1.2.2. Tác dụng với kim loại (trừ Au (vàng), Ag (bạc), Pt (Platin)) * Với kim loại sắt - Hiện tượng: Sắt cháy sáng, tạo ra hạt màu nâu là oxit sắt từ Fe3O4. 3Fe + 2O2 0 tFe3O4 1.2.3. Tác dụng với hợp chất CH4 + 2O2 0 tCO2 + 2H2O Một số phương trình mở rộng: a) Cacbon cháy trong khí oxi: C + O2 0 tCO2 b) Đồng đốt trong khí oxi: 2Cu + O2 0 t2CuO c) Nhôm đốt trong khí oxi: 4Al + 3O2 0 t2Al2O3 Luyện tập viết một số phương trình khác nữa nhé! Zn + O2 0 t Mg + O2 0 t Na + O2 0 t P + O2 0 t S + O2 0 t Cu + O2 0 t K + O2 0 t CH4 + O2 0 t C3H6 + O2 0 t C4H10 + O2 0 t Viết xong, các em nhớ cân bằng phương trình hóa học nha 2. ỨNG DỤNG CỦA KHÍ OXI SỰ HÔ HẤP SỰ ĐỐT NHIÊN LIỆU 3. ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI 3.1. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm - Nguyên liệu: KCl, KMnO4. - Nguyên tắc: Đun nóng hóa chất ở nhiệt độ cao. - Cách thu khí: Đẩy không khí (đặt đứng bình) hoặc đẩy nước. 2KMnO4 0 tK2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 0 t2KCl + 3O2 3.2. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp a) Từ không khí Hóa lỏng không khí ở -1960C thu khí N2, sau đó thu khí O2 ở -1830C. b) Điện phân (đp) nước 2H2O ®p 2H2 + O2 Góc giải trí - Thơ vui về khí oxi Đố em chỉ được từng câu thơ nói về ứng dụng nào của khí oxi? Baét ta ñem nhoát vaøo bình, Khi thì cöùu giuùp sinh linh con ngöôøi. Khi treâu saét, theùp löûa cöôøi Khi thì döôùi bieån, cuøng ngöôøi nhaùi bôi. Em hãy xem hình và trả lời câu hỏi sau: Hình 1. a) Em hãy viết phương trình hóa học của thí nghiệm điều chế khí oxi trong hình. b) Em hãy nêu phương pháp điều chế khí oxi trong thí nghiệm này? (đẩy nước hay đẩy không khí) c) Dựa vào tính chất nào của khí oxi mà người ta dùng phương pháp ở câu b)? d) Kết thúc thí nghiệm, người ta buộc phải tháo ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn, em hãy cho biết lý do? Hình 2. a) Em hãy viết phương trình hóa học của thí nghiệm điều chế khí oxi trong hình. b) Em hãy nêu phương pháp điều chế khí oxi trong thí nghiệm này? (đẩy nước hay đẩy không khí) c) Dựa vào tính chất nào của khí oxi mà người ta dùng phương pháp ở câu b)? Hình 3. Em hãy quan sát thật kĩ 4 hình ảnh lắp thiết bị thực hành thí nghiệm điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, em hãy cho biết hình ảnh nào lắp đúng, hình ảnh nào lắp sai? Giải thích? BÀI 25. SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY 1. SỰ OXI HÓA Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hóa. VD: S + O2 0 tSO2 3Fe + 2O2 0 tFe3O4 2. PHẢN ỨNG HÓA HỢP Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. VD: Na2O + H2O 2NaOH 4P + 5O2 0 t2P2O5 3. PHẢN ỨNG PHÂN HỦY Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó từ 1 chất ban đầu sinh ra 2 hay nhiều chất mới. VD: 2KClO3 0 t 2KCl + 3O2 MgCO3 0 tMgO + CO2 Bài 26. OXIT 1. Định nghĩa Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi. VD: oxit sắt từ (Fe3O4), kẽm oxit (ZnO), lưu huỳnh đioxit (SO2),. 2. Công thức Công thức chung: n II x yM O Theo quy tắc hóa trị: n . x = II . y 3. Phân loại Gồm 2 loại chính: 3.1. Oxit axit Oxit axit thường là oxit của phi kim (C, P, S, N, Si) và tương ứng với 1 axit. VD: SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3 P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4 CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3 3.2. Oxit bazơ Oxit bazơ là oxit của kim loại (Fe, Cu, Zn, Al, Na, Ca) và tương ứng với 1 bazơ. VD: Na2O tương ứng với bazơ NaOH. CuO tương ứng với bazơ Cu(OH)2. Fe2O3 tương ứng với bazơ Fe(OH)3. 4. Gọi tên **Kim loại: Tên oxit = Tên kim loại + (kèm theo hóa trị, nếu kim loại nhiều hóa trị) + oxit VD: Na2O gọi là natri oxit. (Em chú ý Natri chỉ có 1 hóa trị là hóa trị I) FeO gọi là sắt(II) oxit. (Em chú ý Sắt có đến 2 hóa trị phổ biến là hóa trị II và III, em xác định hóa trị sắt dựa vào quy tắc hóa trị đã học ở HK1) CuO gọi là đồng(II) oxit. (Em chú ý đồng có đến 2 hóa trị là hóa trị I và II, em xác định hóa trị đồng dựa vào quy tắc hóa trị đã học ở HK1) **Phi kim: Tên oxit = Tiền tố + tên phi kim + tiền tố + oxit Em ghi nhớ tiền tố quy đổi như sau: gặp số 1 – mono, 2 – đi, 3 – tri, 4 – tetra, 5 – penta, và thường số 1 – mono được đơn giản đi, không gọi. VD: NO2: nitơ đioxit. (Ở đây, chỉ số của N là 1 đổi thành mono, được đơn giản hóa) P2O3: điphotpho trioxit Luyện tập phân loại và gọi tên một số oxit nào! CaO, Fe2O3, CO2, SO3, K2O, Ag2O, MgO, N2O5, Na2O, BaO Oxit bazơ Oxit axit CaO . . . . Canxi oxit . . . . . . . . . . . . . . P2O5, FeO, CO2, SO2, Na2O, SiO2, CuO, N2O5, Al2O3, ZnO Oxit bazơ Oxit axit P2O5 . . . . Điphotpho pentaoxit . . . . . . . . . . . . . . ****** Chúc các em học tốt ******
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_khoi_8_bai_24_tinh_chat_cua_oxi_truong_thcs.pdf