Giáo án Hóa học 9 - Tuần học 15

Bài 23: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA

NHÔM VÀ SẮT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Khắc sâu kiến thức hoá học của nhôm và sắt cho HS.

2. Kỹ năng:

 Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành hoá học và kĩ năng quan sát cho HS.

3. Thái độ:

 GD thái độ cẩn thận kiên trì trong học tập và thực hành hoá học.

 II. Chuẩn bị:

- Giáo viên:

+ Dụng cụ : Đèn cồn, giá, kẹp sắt, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, nam châm.

+ Hoá chất: Bột Al, Fe, S, dd NaOH.

- Học sinh: Học bài làm bài tập + Đọc trước bài mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tuần học 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/11/2015 
Tiết thứ 29	Tuần 15
Bài 22: LUYỆN TẬP CHƯƠNG II. KIM LOẠI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Củng cố khái niệm về sự ăn mòn kim loại.
 - Ôn tập hệ thống lại các kiến thức cơ bản, so sánh được tính chất của nhôm với sắt và so sánh với tính chất chung của kim loại.
2. Kỹ năng:
 - HS biết vận dụng dãy HĐHH của KL để xét và viết chính xác các PTPƯ.
 - Rèn kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng.
3. Thái độ:
 GD thái độ yêu thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu bộ môn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
Học sinh: Học bài làm bài tập + Đọc trước bài mới.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
 - Sự ăn mòn kim loại là gì ? 
 - Nêu các yếu tố bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ. 
 - Nhắc lại các TCHH của kim loại?
 - Viết dãy HĐHH của kim loại?
 - Nêu ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại?
 - So sánh TCHH của nhôm và sắt?
 BT1: Viết PTHH biểu diễn sự biến đổi sau:
a.
 Al Al(SO4)3 AlCl3 
 Al(OH)3 Al2O3
Al Al2O3 Al(NO3)3 
b. 
Fe FeCl2 Fe(OH)2 FeSO4
 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3
 Fe3O4 Fe
Trả lời.
Viết dãy HĐHH
So sánh sự giống và khác nhau.
Thảo luận nhóm rồi chữa.
I. Kiến thức cần nhớ.
1. Tính chất hoá học của kim loại.
 - Tác dụng với phi kim. 
 - Tác dụng với dd axit.
 - Tác dụng với dd muối.
Dãy HĐHH của KL:
K Na Mg Al Zn Fe Pb H
Cu Ag Au.
2. Tính chất hoá học của kim loại nhôm và sắt có gì giống và khác nhau:
 Giống: đều có t/c của KL, đều không PƯ được với HNO3, H2SO4 đặc nguội.
 Khác: Al tác dụng được với kiềm còn sắt không, Al chỉ có hoá trị III còn sắt có hai hoá trị là II và III.
3. Hợp kim của sắt.
4. Sự ăn mòn kim loại. 
 Hoạt động 2: BÀI TẬP 
GV cho đề bài yêu cầu HS suy nghĩ làm bài sau đó gọi HS lên chữa. GV bổ sung.
HS làm bài.
II. Bài tập
 BT1: Có các kim loại: Al, Fe, Cu, Ag. Hãy cho biết kim loại nào tác dụng được với:
dd HCl.
Dd NaOH
 Dd CuSO4
dd AgNO3
 BT2: Hoà tan 0,54g một kim loại R hoá trị III bằng 50ml dd HCl 2M. Sau PƯ thu được 0,672 lit khí (đktc).
Xác định R.
Tính CM của dd thu được sau PƯ.
MR=27 =>R là Al
CM AlCl3=0,4M
CMHCl dư = 0,8M
4.Củng cố:
 GV yêu cầu HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đẫhọc ở chương II.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà. 
 - BTVN: 1-7 tr.69 SGK
 - Đọc trước bài mới.
IV.Rút Kinh Nghiệm.
Ngày soạn: 15/11/2015 
Tiết thứ 30	Tuần 15
Bài 23: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA
NHÔM VÀ SẮT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Khắc sâu kiến thức hoá học của nhôm và sắt cho HS.
2. Kỹ năng:
 Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành hoá học và kĩ năng quan sát cho HS.
3. Thái độ:
 GD thái độ cẩn thận kiên trì trong học tập và thực hành hoá học.
 II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
+ Dụng cụ : Đèn cồn, giá, kẹp sắt, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, nam châm.
+ Hoá chất: Bột Al, Fe, S, dd NaOH.
Học sinh: Học bài làm bài tập + Đọc trước bài mới.
III. Các bước lên lớp.
 1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM 
 GV hướng dẫn HS lấy vỏ lon bia, lấy một ít bột nhôm vào, rắc vào ngọn lửa đèn cồn đang cháy.
 Quan sát, nhận xét hiện tượng?
 GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm.
 - Dùng thìa nhỏ lấy bột Fe và bột S theo tỉ lệ 4 muỗng : 7 muỗng vào tờ giấy, trộn thật đều, đổ vào ống nghiệm.
 - Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
 Quan sát và nhận xét hiện tượng?
HS làm theo hướng dẫn.
Báo cáo kết quả.
HS lấy nam châm hút hỗn hợp. 
TN1: Tác dụng của nhôm với oxi.
 4Al+3O2 2Al2O3
Nhôm cháy trong oxi sáng như sao.
TN2: Sắt tác dụng với S.
 - Trước khi thí nghiệm: sắt màu trắng xám, bị nam châm hút. Bột S màu vàng.
 - Đun nóng thí nghiệm, PƯ toả nhiều nhiệt, sản phẩm không bị nam châm hút.
Fe + S FeS
 Hoạt động 2: Nhận biết 
Hoạt động 2:
 GV đưa yêu cầu của bài nhận biết.
 Trình bày PPHH nhận biết ?
 GV đưa dụng cụ, hoá chất yêu cầu HS tiến hành TN.
Dựa vào TCHH khác nhau giữa Al và Fe là Al có thể tan trong kiềm còn sắt thì không. Vì vậy ta có thể dùng dd NaOH để nhận biết.
HS tiến hành nhận biết.
TN3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe đựng trong hai lọ không dán nhãn.
 BL:
Lấy một ít bột mỗi loại vào ống nghiệm làm mẫu thử.
Nhỏ 4 giọt dd NaOH vào từng mẫu thử.
Mẫu thử nào tan thì là Al.
4.Củng cố:
 - GV hướng dẫn HS làm bản tường trình báo cáo kết quả thí nghiệm.
 - Hướng dẫn HS vệ sinh phòng thực hành theo mẫu.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà. 
 - BTVN: 
 - Đọc trước bài mới.
IV.Rút Kinh Nghiệm:
Duyệt tuần 15
Ngày 16/11/2015

File đính kèm:

  • docTuần 15.doc
Giáo án liên quan