Giáo án Hóa học 9 - Trường THCS Phú Thạnh

Tuần 21

Tiết 40 Bài 31. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC Ngày soạn: 16/01/2015

Ngày dạy: 24/01/2015

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được:

- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tính hạt nhân nguyên tử. Lấy ví dụ minh hoạ.

- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ.

- Quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì và nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ.

- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó.

2. Kĩ năng:

- Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ thể, nhóm I và VII, chu kì 2, 3 và rút ra nhận xét về ô nguyên tố, về chu kỳ và nhóm.

- Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) suy ra vị trí và tính chất hoá học cơ bản của chúng và ngược lại.

- So sánh tính kim loại hoặc tính phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận (trong số 20 nguyên tố đầu tiên).

 

doc157 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Trường THCS Phú Thạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu về cacbon oxit CO(13’).
-GV: Yêu cầu HS nêu CTHH, PTK của cacbon oxit.
-GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và nêu các tính chất vật lí của CO.
-GV giới thiệu: CO ở diều kiện thường không phản ứng với nước, kiềm, axit=> CO là một oixt trung tính.
-GV: Giới thiệu thí nghiệm CO tác dung với CuO và O2
-GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng sảy ra. 
-GV: Vậy CO có những ứng dụng gì?
-HS: Oxitcacbon: CO.
 PTK: 28.
-HS: Tìm hiểu thông tin và nêu các tính chất vật lí.
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS: Quan sát thí nghiệm SGK và nêu hiện tượng sảy ra.
-HS: Viết PTHH:
 CO + CuO Cu + CO2
-HS: Tìm hiểu thông tin và nêu các ứng dụng của CO.
I. CACBON OXIT: 
- Công thức phân tử: CO
- Phân tử khối: 28
1. Tính chất vật lí:
- Chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí, rât độc.
2. Tính chất hoá học: 
a. CO là oxit trung tính:
Ở điều kiện thường, CO không phản ứng với nước, kiềm, axit. 
b. CO là chất khử:
 CO + CuO Cu + CO2 
 CO + O2 CO2
3 Ứng dụng: (SGK)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cacbonđioxit CO2(17’).
-GV: Yêu cầu HS nêu CTHH và PTK của CO2.
-GV: Yêu cầu HS tìm hiểu SGk và nêu các tính chất vật lí của CO2.
-GV: Biểu diễn thí nghiệm CO2 tác dụng với nước.
-GV hỏi: Tại sao giấy quỳ lại chuyên sang màu tím sau khi đun nóng dung dịch?
-GV: Gọi HS viết PTHH. 
-GV: Ngoài nước ra CO2 còn tác dụng được với chất gì nữa?
-GV: Yêu cầu HS viết PTHH sảy ra.
-GV: Gọi HS nêu ứng dụng của CO2
-HS: CTHH:CO2
 PTK: 40
-HS: Tìm hiểu SGk và trả lời yêu cầu của GV.
-HS: Quan sát thí nghiệm và nêu các hiện tượng thu được.
-HS: H2CO3 không bền dễ bị phân huỷ thanh CO2 và H2O nên khi đun nóng dung dịch thu được se làm quỳ tím từ đỏ chuyển sang tím.
-HS: Viết PTHH sảy ra:
 CO2 + H2O H2CO3
-HS: Tác dụng với dung dịch bazơ, oxit bazơ..
-HS: Viết PTHH sảy ra.
-HS: Nêu các ứng dụng của CO2 như SGK.
II. CACBONĐIOXIT:
- Công thức phân tử:CO2
- Phân tử khối bằng 40
1. Tính chất vật lí:
CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống và sự cháy
2. Tính chất hoá học:
a. Tác dụng với nước
CO2 + H2O H2CO3
b. Tác dung với dung dịch bazơ
CO2 + NaOH " NaHCO3
CO2 + NaOH " Na2CO3 + H2O
c. Tác dụng với oxit bazơ
CO2 + CaO " CaCO3
3. Ứng dụng: 
 (SGK)
4. Củng cố (6’): GV yêu cầu HS đọc: “Em có biết?”.
 GV hướng dẫn HS làm bài tập 2, 5 SGK/87.
5. Nhận xét và dặn dò:(1')
a. Nhận xét: - Nhận xét thái độ học tập của học sinh.
 - Đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh.
b. Dặn dò: Bài tập về nhà:1,3,4 SGK/ 87. 
 Chuẩn bị bài ôn tập học kì I.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 18 Ngày soạn: 10/12/2013
Tiết 35 Ngày dạy: 20/12/2013
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
 - Củng cố các kiến thức về các loại hợp chất vô cơ, kiến thức về kim loại.
 - Vận dụng vào làm các bài tập liên quan.
2. Kĩ năng: 
 - Rèn kĩ năng viết PTHH, giải các bài tập hoá học.
3. Thái độ: 
 - Có ý thức học bài chăm chỉ chuẩn bị kiểm tra học kì I.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Sơ đồ chuyển đổi giữa các loại hợp chất hữu cơ và hợp chất hữu cơ với kim loại.
 Bài tập vận dụng.
b. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học từ đầu năm.
2. Phương pháp:
 - Hỏi đáp, làm việc nhóm, làm việc cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
* Giới thiệu bài:(1') Chúng ta đã được tìm hiểu kiến thức về các loại hợp chất vô cơ, về kim loại. Nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức hơn, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ(20’).
-GV: Hướng dẫn HS cùng tìm hiểu sự chuyển đổi giữa kim loại thành các loại hợp chất vô cơ.
-GV: Đưa các chuỗi phản ứng dạng chữ và yêu cầu HS hoàn thành:
a. Kim loại Muối.
b. Kim loại Bazơ Muối(1) Muối(2).
c. Kim loại O. bazơ Bazơ Muối(1) Muối(2).
d. Kim loại O. bazơ Muối(1) Bazơ Muối(2) Muối(3)
-GV: Hướng dẫn lấy các chất tương ứng.
-GV: Tiếp tục đưa một số chuỗi khác và yêu cầu HS hoàn thành:
a. Muối Kim loại
b. Muối Bazơ O. bazơ Kim loại
c. Bazơ Muối Kim loại
d. O. bazơ Kim loại
-HS: Cùng nhau thảo luận, trao đổi và hoàn thành chuỗi trên:
a. Fe FeCl2
b. Na NaOH NaCl NaNO3
c. Ca CaO Ca(OH)2 Ca(NO3)2 CaSO4
d. Cu CuO CuCl2 Cu(OH)2 CuSO4 Cu(NO3)2
-HS: Tương tự các chuỗi đã làm, hoàn thành các chuỗi GV đã cho:
a. CuSO4 Cu
b. FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe
c. Cu(OH)2 CuSO4 Cu
d. CuO Cu 
Hoạt động 2: Luyện tập (22’)
Bài tập: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
CuO CuCl2 CuSO4 Cu(OH)2 CuO
Bài tập 1.a(SGK/71)
-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập và yêu cầu HS lên bảng hoàn thành chuỗi phản ứng trên.
Bài tập 3(SGK/72)
-GV: Hướng dẫn:
+ Dùng dung dịch NaOH. Nhận biết chất nào?
+ Dùng HCl. Nhận biết chất nào?
+ Viết các PTHH sảy ra.
Bài tập 9(SGK/72)
+ Viết PTHH sảy ra.
+ Dựa vào PTHH tính khối lượng mol của các chất.
+ Lập phương trình ẩn x. Giải và suy ra x.
-HS: Làm bài tập vào vở bài tập trong 3’.
(1) CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
(2) CuCl2 + H2SO4 CuSO4 + 2HCl
(3) CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
(4)Cu(OH)2 CuO + H2O
Bài tập 1.a(SGK/71)
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 6H2O
Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 2FeCl3 + 3BaSO4
Bài tập 3(SGK/72)
-HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV:
+ Dùng NaOH nhận biết Al:
2NaOH + 2Al + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2
+ Dùng HCl nhận biết Fe:
Fe + HCl FeCl2 + H2
+ Kim loại còn lại là Cu.
Bài tập 9(SGK/72)
FeClx + xAgNO3 xAgCl + Fe(NO3)x 
(56 + 35,5x) x(108 + 35,5)
 3,25g 8,61g
=> 8,61(56 + 35,5) = 3,25x(108 + 35,5)
Giải phương trình có x = 3
=> CTHH của muối sắt là: FeCl3
4. Dặn dò (1’):
 Yêu cầu HS làm bài tập 2, 4, 5, 7, 8 SGK/72.
 Ôn tập kiến thức thật kĩ chuẩn bị kiểm tra học kì I.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................
Tuần 18 Ngày soạn: 15/12/2012
Tiết 36 Ngày thi : /12/2012
THI HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 
1. Kiến thức : 
 Chủ đề 1: Tính chất hóa học của bazơ, một số bazơ quan trọng.
 Chủ đề 2: Tính chất hóa học của muối; một số muối quan trọng.
 Chủ đề 3: Phân bón hóa học.
 Chủ đề 4: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vơ cơ.
 Chủ đề 5: Tổng hợp các nội dung trên.
2. Kĩ năng:
 a) Giải câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
 b) Viết phương trình hóa học và giải thích.
 c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng và tính toán hóa học.
3. Thái độ:
 a) Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề.
 b) Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Kết hợp cả hai hình thức TNKQ (30%) v TNTL (70%) 	
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở
mức cao hơn
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. OXIT
- Viết được PTHH của axit.
- Biết phương pháp điều chế ,trong phịng thí nghiệm.
- Biết được ứng dụng của SO2 
 Trình bày được phương pháp điều chế CaO, SO2 trong phịng thí nghiệm
Số câu 
2(10,11)
2(9,12)
4
Số điểm
0.5
0.5
1.0
2. AXIT 
- Viết được PTHH của axit
- Khả năng phản ứng của dung dịch axit.
- Nhận biết dung dịch axit bằng thuốc thử
Số câu
2(5,8)
1(6)
3
Số điểm
0.5
0.25
0.75
3. BAZƠ
- Viết được PTHH của bazơ
- Nhận biết dung dịch bazơ bằng thuốc thử
Số câu 
1(4)
1(1)
2
Số điểm
0.25
0.25
0.5
4. MUỐI
- Nhận biết được muối sunfat
- Tính được phần trăm các nguyên tố chứa trong phân bón.
Số câu 
1(7)
1(2)
2
Số điểm
0.25
0.25
0.5
5. PHÂN BÓN HÓA HỌC
- Xác định được các nguyên tố dinh dưỡng chứa trong phân bón.
Số câu 
1(3)
1
Số điểm
0.25
0.25
6. KIM LOẠI
- Viết được PTHH.
- Xác định kim loại chứa trong muối
Số câu 
1(15)
1(16)
2
Số điểm
1.5
1.5
3.0
7. TỔNG HỢP CÁC NỘI DUNG TRÊN
- Viết được PTHH thực hiện chuỗi biến hóa 
- Nhận biết axit, bazơ, muối.
Số câu 
1(13)
1(14)
2
Số điểm
2.0
2.0
4.0
Tổng số câu
7
6
3
16
Tổng số điểm %
3.0
(30%)
3.25
(32.5%)
3.75
(37.5%
10.0 
(100%)
IV. ĐỀ KIỂM TRA: 
 Đề 1:
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN :(3.0)
Hãy khoanh tròn vào đầu chữ cái (A,B,C,D) đứng trước câu trả lời đúng: 
Câu 1. Dung dịch bazơ làm cho quỳ tím chuyển thành màu:
A. Xanh; B. Đỏ; C. Vàng; D. Nâu.
Câu 2: Tỷ lệ % của nguyên tố photpho có trong loại phân bón Canxi photphat (Ca3(PO4)2) là:
A. 20%;	 B. 25%;	 C. 30%; 	 D. 35%.
Câu 3. Phân bón N.P.K là hỗn hợp của các muối nào sau đây?
A. KCl, NH4NO3, NH4Cl;	B. KNO3, Ca3(PO4)2, NH4NO3;
C. NH4Cl, KNO3, NH4NO3; 	D. (NH4)2HPO4, NH4NO3, NH4Cl.
Câu 4. Trong các bazơ sau, bazơ nào bị nhiệt phân huỷ?
A. Cu(OH)2; 	 B. NaOH;	C. KOH;	 D. Ca(OH)2.
Câu 5. Phản ứng của cặp chất nào sau đây là phản ứng trung hòa?
A. Muối và muối; B. Muối và bazơ; C. Axit và bazơ; D. Muối và axit.
Câu 6. Trong 4 cặp chất sau, cặp chất nào có thể tác dụng được với nhau tạo kết tủa màu 
trắng:
A. CuO và NaOH. B. K2SO4 và HCl. C. CuCl2 và NaCl. D. H2SO4 và BaCl2.
Câu 7. . Dung dịch nào sau đây có thể dùng để nhận biết muối natri sunfat Na2SO4?
A. BaCl2; B. NaCl; C. KCl; D. ZnCl2. 
Câu 8. Dung dịch Axit sunfuric H2SO4 tác dụng với kim loại đồng Cu sinh ra khí nào sau đây?
A. H2; B. NO2 ; C. CO2; D. SO2 .
Câu 9. Canxi oxit được dùng để khử chua đất trồng vì nó tác dụng được với:
A. H2O; B. CO2; C. HCl; D. SO2.
Câu 10. Nguyên liệu chính để sản xuất canxi oxit CaO là gì?
A. CaCO3; B. CaCl2; C. CaSO4; D. Ca(NO3)2. 
Câu 11. Ứng dụng chính của lưu huỳnh đioxit là gì?
A. Sản xuất lưu huỳnh; B. Sản xuất O2; C. Sản xuất H2SO4; D. Sản xuất H2O.
Câu 12. Cặp chất nào sau đây được dùng để điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm?
A. Na2SO3 và H2SO4 ; B. Na2SO3 và NaCl; 
C. Na2SO3 và NaOH; D. K2SO4 và HCl.
 II. TỰ LUẬN(7.0)
 Câu 13: (2.0)Hãy hoàn thành chuỗi phản ứng sau và ghi rõ điều kiện (nếu có):
 Fe(NO3) Fe(OH)3 Fe2O3 Fe FeCl2
Câu 14: (2.0) Có 4 lọ không nhãn đựng các dung dịch sau: H2SO4, NaCl, NaOH và Na2SO4. Hãy tiến hành các thí nghiệm nhận biết từng dung dịch đựng trong mỗi lọ.
Câu 15. (1,5đ) Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho:
a. Kẽm vào dung dịch Magie clorua.
b. Đồng vào dung dịch bạc nitrat.
c. Sắt vào dung dịch magie clorua.
d. Nhôm vào dung dịch đồng(II)sunfat
Viết các phương trình hóa học xảy ra(nếu có).
Câu 16. (1,5đ) Cho 10,8 gam một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại A, biết A có hóa trị III.
Đề 2:
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN :(3.0)
Hãy khoanh tròn vào đầu chữ cái (A,B,C,D) đứng trước câu trả lời đúng: 
Câu 1. Dung dịch bazơ làm cho quỳ tím chuyển thành màu:
A. Xanh; B. Đỏ; C. Vàng; D. Nâu.
Câu 2. Dung dịch nào sau đây có thể dùng để nhận biết muối natri sunfat Na2SO4?
A. BaCl2; B. NaCl; C. KCl; D. ZnCl2. 
Câu 3. Phân bón N.P.K là hỗn hợp của các muối nào sau đây?
A. KCl, NH4NO3, NH4Cl;	B. KNO3, Ca3(PO4)2, NH4NO3;
C. NH4Cl, KNO3, NH4NO3; 	D. (NH4)2HPO4, NH4NO3, NH4Cl.
Câu 4. Trong các bazơ sau, bazơ nào bị nhiệt phân huỷ?
A. Cu(OH)2; 	 B. NaOH;	C. KOH;	 D. Ca(OH)2.
Câu 5. Dung dịch Axit sunfuric H2SO4 tác dụng với kim loại đồng Cu sinh ra khí nào sau đây?
A. H2; B. NO2 ; C. CO2; D. SO2 .
Câu 6. Trong 4 cặp chất sau, cặp chất nào có thể tác dụng được với nhau tạo kết tủa màu 
trắng:
A. CuO và NaOH. B. K2SO4 và HCl. C. CuCl2 và NaCl. D. H2SO4 và BaCl2.
Câu 7. Tỷ lệ % của nguyên tố photpho có trong loại phân bón Canxi photphat (Ca3(PO4)2) là:
A. 20%;	 B. 25%;	 C. 30%; 	 D. 35%.
Câu 8. Phản ứng của cặp chất nào sau đây là phản ứng trung hòa?
A. Muối và muối; B. Muối và bazơ; C. Axit và bazơ; D. Muối và axit
Câu 9. Nguyên liệu chính để sản xuất canxi oxit CaO là gì?
A. CaCO3; B. CaCl2; C. CaSO4; D. Ca(NO3)2. 
Câu 10. Cặp chất nào sau đây được dùng để điều chế khí SO2 trong phịng thí nghiệm?
A. Na2SO3 và H2SO4 ; B. Na2SO3 và NaCl; 
C. Na2SO3 và NaOH; D. K2SO4 và HCl.
Câu 11. Canxi oxit được dùng để khử chua đất trồng vì nó tác dụng được với:
A. H2O; B. CO2; C. HCl; D. SO2.
Câu 12. Ứng dụng chính của lưu huỳnh đioxit là gì?
A. Sản xuất lưu huỳnh; B. Sản xuất O2; C. Sản xuất H2SO4; D. Sản xuất H2O.
 II. TỰ LUẬN(7.0)
 Câu 13: (2.0) Có 4 lọ không nhãn đựng các dung dịch sau: H2SO4, NaCl, NaOH và Na2SO4. Hãy tiến hành các thí nghiệm nhận biết từng dung dịch đựng trong mỗi lọ.
 Câu 14: (2.0)Hãy hoàn thành chuỗi phản ứng sau và ghi rõ điều kiện (nếu có):
 Fe(NO3) Fe(OH)3 Fe2O3 Fe FeCl2
Câu 15. (1,5đ) Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho:
a. Kẽm vào dung dịch Magie clorua.
b. Đồng vào dung dịch bạc nitrat.
c. Sắt vào dung dịch magie clorua.
d. Nhôm vào dung dịch đồng(II)sunfat
Viết các phương trình hóa học xảy ra(nếu có).
Câu 16. (1,5đ) Cho 10,8 gam một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại A, biết A có hóa trị III.
V. ĐÁP ÁN:(Hướng dẫn chấm)
Đề 1:
A.Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng
Đáp án
A
B
B
A
C
D
A
C
C
A
C
A
3.0
Mỗi câu đúng được 0,25 đ
B. Tự luận:
Phần/ câu
Đáp án chi tiết
	Biểu điểm
Câu 13
(1) Fe(NO3)3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaNO3
(2) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
(3) Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
(4) Fe + 2HCl FeCl2 + H2
2.0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 14
- Trích mỗi lọ một ít hóa chất làm thuốc thử.
- Cho 4 mẫu quỳ tím vào mỗi lọ đựng hóa chất trên:
+ Quỳ tím hóa đỏ là H2SO4.
+ Quỳ tím hóa xanh là NaOH.
+ Quỳ tím không đổi màu là lọ đựng NaCl và Na2SO4.
- Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào hai lọ không đổi màu quỳ tím
+ Nếu lọ nào xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4.
Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl.
+ Lọ còn lại không có hiện tượng là NaCl.
2.0đ
0,25đ.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 15
a. Không hiện tượng.
b. Hiện tượng: Có kim loại màu xám bám vào dây Cu, dung dịch chuyển dần thành màu xanh, Cu tan dần.
 Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
c. Không hiện tượng.
d. Hiện tượng: Al tan dần, có kim loại màu đỏ bám vào dây nhôm, dung dịch nhạt màu dần.
 2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3+ 3Cu
1.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu16
a. Gọi A là kí hiệu hóa học và khối lượng mol của nguyên tố A.
 2A + 3Cl2 2ACl3
Theo PTHH: nA = nACl
=> = 
 53,4A = 10,8(A + 106,5) => A = 27(g)
=> A là Nhôm(Al)
1.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Đề 2:
A.Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng
Đáp án
A
A
B
A
C
D
B
 C
A
A
C
C
3.0
Mỗi câu đúng được 0,25 đ
B. Tự luận:
Phần/ câu
Đáp án chi tiết
	Biểu điểm
Câu 13
- Trích mỗi lọ một ít hóa chất làm thuốc thử.
- Cho 4 mẫu quỳ tím vào mỗi lọ đựng hóa chất trên:
+ Quỳ tím hóa đỏ là H2SO4.
+ Quỳ tím hóa xanh là NaOH.
+ Quỳ tím không đổi màu là lọ đựng NaCl và Na2SO4.
- Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào hai lọ không đổi màu quỳ tím
+ Nếu lọ nào xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4.
Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl.
+ Lọ còn lại không có hiện tượng là NaCl.
2.0đ
0,25đ.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ 
Câu 14
(1) Fe(NO3)3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaNO3
(2) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
(3) Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
(4) Fe + 2HCl FeCl2 + H2
2.0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 15
a. Không hiện tượng.
b. Hiện tượng: Có kim loại màu xám bám vào dây Cu, dung dịch chuyển dần thành màu xanh, Cu tan dần.
 Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2+ 2Ag
c. Không hiện tượng.
d. Hiện tượng: Al tan dần, có kim loại màu đỏ bám vào dây nhôm, dung dịch nhạt màu dần.
 2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3+ 3Cu
1.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 16
a. Gọi A là kí hiệu hóa học và khối lượng mol của nguyên tố A.
 2A + 3Cl2 2ACl3
Theo PTHH: nA = nACl
=> = 
 53,4A = 10,8(A + 106,5) => A = 27(g)
=> A là Nhôm(Al)
1.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Thống kê chất lượng:
LỚP
TỔNG SỐ
8, 9, 10
ĐIỂM >5
ĐIỂM < 5
0, 1, 2, 3
9/1
9/2
9/3
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 20
Tiết 37
Bài 29. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
Ngày soạn: 10/01/2015
Ngày dạy: 15/01/2015
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- H2CO3 là axit yếu, không bền
- Tính chất hoá học của muối cacbonat (tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, bị nhiệt phân huỷ)
- Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng: 
- Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các phương trình hoá học.
3. Thái độ: 
- Giúp HS yêu thích môn học.
4. Trọng tâm:
- Tính chất hóa học của H2CO3, và muối cacbonat. 
5. Năng lực cần hướng tới:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực thực hành hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
- Thí nghiệm: NaHCO3 và Na2CO3 + ddHCl, Na2CO3 +ddCa(OH)2, Na2CO3 +dd CaCl2.
- Tranh vẽ: Chu trình cacbon trong tự nhiên .
b. Học sinh: Xem trước bài mới.
2. Phương pháp:
- Trực quan, hỏi đáp, làm việc nhóm, làm việc cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’ 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
* Giới thiệu bài:(1') Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu xong tính chất của oxit cacbon.Vậy thì axit cacbonat và muối cacbonat có tính chất và ứng dụng gì? Để trả lời câu hỏi này ta vào bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Axit cacbonic(7’).
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- GV: Gọi HS đọc phần 1 SGK/88 sau đó yêu cầu HS tóm tắt lại.
- GV: Thuyết trình về tính chất hoá học của H2CO3.
- HS: Đọc phần 1 SGK/88.
- HS: Nghe giảng.
I. AXITCACBONIC:
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí (SGK/88)
2. Tính chất hoá học 
- H2CO3 là một axit yếu, làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- H2CO3 là một axit không bền:
H2CO3 CO2 + H2O 
Hoạt động 2. Muối Cacbonat(23’).
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực thực hành hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 
- GV giới thiệu: Có 2 loại muối: cacbonat trung hoà và cacbonat axit
- GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về các muối cacbonat và gọi tên 
- GV: Nhận xét
- GV giới thiệu về tính tan của muối cacbonat .
- GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm:
NaHCO3+ Na2CO3 +ddHCl
- GV: Gọi HS nêu nhận xét
- GV: Cho dung dịch K2CO3 +dd Ca(OH)2
- GV: Gọi HS nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra 
- GV giới thiệu: Muối hidro cacbonat tác dụng với kiềm thành muối trung hoà và nước
- GV: Gọi HS viết phương trình phản ứng
- GV: Cho Na2CO3 + CaCl2 
- GV: Gọi HS nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK/90 và nêu ứng dụng.
- HS: Nghe giảng.
- HS: Trả lời:
- Muối cacbonat trung hoà
- HS: Nghe giảng.
- HS: Tiến hành thí nghiệm. 
- HS: Nhận xét .
- HS: Quan sát.
-HS: Trả lời.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Trả lời.
-HS: Quan sát.
-HS: Trả lời .
- HS: Đọc SGK.
II. MUỐI CACBONAT:
1. Phân loại : 2 loại 
- Muối cacbonat trunghoà
MgCO3: Magiêcacbonat
- Muối cacbonat axit
2. Tính chất 
a. Tính tan 
- Đa số các muối cacbonat không tan trong nước, trừ muối: Na2CO3, K2CO3.
- Hầu hết các muối hidrocacbonat đều tan trong nước
b. Tính chất hoá học 
+ Tác dụng với axitmuối mới + CO2
NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2
Na2CO3 + 2HCl2NaCl + H2O + 
CO2
+Tác dụng với dung dịch bazơ
K2CO3 + Ca(OH)2 2KOH + CaCO3(trắng)
NaHCO3 + NaOH Na2CO3+ H2O
+ Tác dụng với dung dịch muối
Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2NaCl
+ Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ
3. Ứng dụng: (SGK)
Hoạt động 3. Chu trình cacbon trong tự nhiên(5’) 
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
- GV:Treo tranh vẽ 3.17 phóng to.
- GV: Giới thiệu chu trình của Cacbon trong tự nhiên thể hiện trong hình 3.17.
-HS: Quan sát và nghe giảng.
- Nghe giảng và ghi bài.
III. CHU TRÌNH CACBON TRONG TỰ NHIÊN(SGK)
4. Củng cố (7’): Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán.
 Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành chuỗi phản ứng hoá học sau: 
5. Nhận xét và dặn dò:(1')
a. Nhận xét: - Nhận xét thái độ học tập của học sinh.
 - Đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh.
b. Dặn dò: Bài tập về nhà:1,2,3,4,5 SGK/ 91. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_9_soan_theo_dinh_huong_nang_luc_hoc_sinh_20150726_102735.doc