Giáo án Hóa học 9 - Tiết 52, Bài 42: Luyện tập chương 4 Hiddrocacbon, Nhiên liệu
GV : Cung cấp bảng phụ, giới thiệu nội dung thảo luận nhóm.
- Phân công nhiệm vụ: Nhóm 1 (Metan), nhóm 2(Etilen), nhóm 3 ( Axetilen ), nhóm 4 ( Benzen ).
GV : Cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm hoàn thành các nội dung : Công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo, phản ứng đặc trưng, viết ptpư của 1 loại hiđrocacbon trong bảng hệ thống kiến thức cần nhớ.
GV: Đánh giá đáp án của các nhóm.
→ Sử dụng làm kiến thức bài ghi của bảng chính.
- GV cho đại diện mỗi nhóm nêu ứng dụng của từng loại hiđrocacbon tương ứng với phần đã phân công thảo luận.
GV : Nhận xét và cho HS ghi bài.
Tiết 52 : Bài 42 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4 : HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU I. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Củng cố công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học ( phản ứng đặc trưng ), ứng dụng chính của metan, etilen, axetilen, benzen. Cách điều chế. - Hệ thống hóa thành phần của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và các sản phẩm chưng cất dầu mỏ, nhiên liệu – các loại nhiên liệu 1.2. Kĩ năng - Viết CTCT một số hiđrocacbon. - Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của các hiđrocacbon tiêu biểu và hiđrocacbon có cấu tạo tương tự. - Phân biệt một số hiđrocacbon. - Viết PTHH thực hiện sơ đồ chuyển hóa. - Lập CTPT của hiđrocacbon theo phương pháp định lượng, tính toán theo phương trình hóa học. ( Bài tập tương tự bài 4/sgk ). - Lập CTPT hiđrocacbon dựa vào tính chất hóa học ( BT tương tự bài tập 3/sgk ). 1.3. Thái độ - Niềm say mê học tập môn Hóa học, ý thức tự giác, trung thực, tinh thần hợp tác với các bạn, tích cực xây dựng bài. 1.4 Phát triển năng lực - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực phân tích, tổng hợp các vấn đề. - Năng lực quan sát. - Năng lực tính toán. - Năng lực tư duy. II. Chuẩn bị của giáo viên (GV) và học sinh (HS) 1. Giáo viên ( GV ) - Câu hỏi và bài tập giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức. 2. Học sinh ( HS ) - Ôn tập tính chất hóa học của các hiđrocacbon đã được học. III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ ( Không kiểm tra ) 3. Bài mới : ( 1 phút ) GV : Em hãy nhắc lại tên gọi của 4 hợp chất hiđrôcacbon chúng ta đã học ? HS trả lời : Metan, etilen,axetilen, benzen. GV : Các hiđrocacbon trên có mối quan hệ với nhau thế nào? Giống và khác nhau ra sao? Có chuyển hóa qua lại được hay không ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 42: Luyện tập chương 4 : Hiđrocacbon. Nhiên liệu.” Hoạt động 1 : I. Kiến thức cần nhớ ( 15 phút ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV : Cung cấp bảng phụ, giới thiệu nội dung thảo luận nhóm. - Phân công nhiệm vụ: Nhóm 1 (Metan), nhóm 2(Etilen), nhóm 3 ( Axetilen ), nhóm 4 ( Benzen ). GV : Cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm hoàn thành các nội dung : Công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo, phản ứng đặc trưng, viết ptpư của 1 loại hiđrocacbon trong bảng hệ thống kiến thức cần nhớ. GV: Đánh giá đáp án của các nhóm. → Sử dụng làm kiến thức bài ghi của bảng chính. - GV cho đại diện mỗi nhóm nêu ứng dụng của từng loại hiđrocacbon tương ứng với phần đã phân công thảo luận.. GV : Nhận xét và cho HS ghi bài. HS : Lắng nghe. HS : Thảo luận nhóm và hoàn thành các nội dung theo yêu cầu của GV. HS : Các nhóm tự nhận xét, bổ sung đáp án của nhau. HS : Trả lời HS : Lắng nghe và ghi bài. Tiết 52 : Bài 42 : Luyện tập chương 4 : Hiđrocacbon. Nhiên liệu. I. Kiến thức cần nhớ Hoạt động 2 : II. Luyện tập ( 27 phút ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Dạng 1 : Nhận biết. ( 5 phút ) BT : Có ba bình đựng ba chất khí : CH4, C2H4, O2. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết mỗi khí trên. Viết PTHH ( nếu có ). GV : Gọi 1 HS đọc đề. GV : Để giải được bài tập dạng nhận biết các em phải dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của các chất. GV : Gọi 1 HS trình bày phương pháp nhận biết. GV : Gọi 1 HS nhận xét. GV nhận xét và bổ sung. Cho HS về nhà trình vào vở và viết PTHH. HS : Đọc đề. HS : Trình bày phương pháp nhận biết. Dự đoán câu trả lời của HS: - Dẫn lần lượt các khí vào dung dịch nước vôi trong. Khí làm đục nước vôi trong là CO2. - Dẫn hai khí còn lại qua dd nước Br2 → Khí làm mất màu da cam của nước Br2 là C2H4, khí còn lại không có pư là CH4. HS : Nhận xét. Lắng nghe. GV sửa bài, về nhà trình bày bài vào vở. Dạng 1 : Nhận biết BT : Có ba bình đựng ba chất khí : CH4, C2H4, CO2. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết mỗi khí trên. Viết PTHH ( nếu có ). Dạng 2 : Bài tập chuỗi phản ứng. ( 10 phút ) P.E BT : Hoàn thành chuỗi phản ứng sau : C6H6 6 5 4 CaC2 → 1 C2H2→ 2 C2H4 CH4 → 3 C2H4Br2 GV : Cho HS thảo luận nhóm trong vòng 5 phút và làm bài tập vào bảng phụ. GV : Cho 1 nhóm nhanh nhất dán bài lên bảng. GV : Nhận xét, sửa bài làm của các nhóm. HS : Thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập vào bảng phụ. HS : Dán bài tập lên bảng. HS : Quan sát, lắng nghe. Dạng 2 : Bài tập chuỗi phản ứng. P.E BT : Hoàn thành chuỗi phản ứng sau : C6H6 6 5 4 CaC2 → 1 C2H2→ 2 C2H4 CH4 → 3 C2H4Br2 Giải : t0 1. CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2 2. C2H2 + H2 Pd/PbCO3 C2H4 15000C 3. C2H4 + Br2 C2H4Br2 Làm lạnh nhanh 4. 2CH4 C2H2 + 3H2 p, t0, xt 5. 3C2H2 C6H6 p, t0, xt 6. nCH2=CH2 -(CH2 – CH2)n- P.E Dạng 3 : Đi tìm CTPT của hợp chất hữu cơ ( 12 phút ) Bài tập 3 : (BT4.SGK/133) GV : Gọi 1 HS đọc đề bài. - Gọi 1 HS nêu cách giải. GV : Hướng dẫn HS các bước làm bài tập lập CTPT của hợp chất hữu cơ : + Đặt CTPT của hchc cần tìm là : CxHy + Tính mC, mH dựa vào số mol của CO2 và H2O, mO = mhchc – (mC + mH) ( nếu có). + Lập tỉ lệ để tìm ra x và y. + Biện luận để tìm ra CTPT của hchc.” GV : Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập. Chấm vở 5 HS giải nhanh nhất. GV : Sửa bài. HS : 1 HS đọc đề bài. Cả lớp lắng nghe. - 1 HS nêu cách giải bài tập. HS : Giải bài tập. HS : Kiểm tra kết quả. Bài tập 3 : ( BT4.SGK/133) a) nC = nCO2 = mC = n.M = 0,2. 12 = 2,4g nH = 2.nH2O = 2. mH = 0,6 .1 = 0,6 g Ta có: mH + mC = 2,4 + 0,6 = 3g a Trong hchc A không có O. Vậy A chỉ chứa 2 nguyên tố: C và H b) Gọi CTTQ của A là: CxHy x:y = = 0,2 : 0,6 = 1 : 3 CT nguyên của A có dạng (CH3)n Vì MA < 40 a 15.n < 40 → n < 2,67 Vì n nguyên nên : Chọn n=1 → CTPT : CH3 (loại) + Chọn n=2 a CTPT: C2H6 ( nhận ) c) Chất A không làm mất màu dung dịch brom. askt d) Phương trình hóa học của A tác dụng clo khi có ánh sáng : C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl IV. Củng cố : Bài tập : ( dự phòng ) Để đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí metan cần phải dùng bao nhiêu lít không khí chứa 20% thể tích khí oxi ? Giải : nCH4 = 0,1 (mol) CH4 + 2O2 → to CO2 + 2H2O TPT : 1 mol 2 mol TĐB : 0,1 mol 0,2 mol O2 V = 0,2 x 22,4 = 4,48 ( lít ) Vì không khí chứa 20% thể tích khí oxi nên Vkk = 4,48 x = 22,4 ( lít ) V. Hướng dẫn về nhà : ( 2 phút ) - Các nội dung ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết : + Ôn tập tính chất hóa học của các hiđrocacbon đã được học trong chương 4. + Ôn tập các dạng bài tập : Nhận biết, chuỗi phản ứng, tìm CTPT của hợp chất hữu cơ. VI. Rút kinh nghiệm ..
File đính kèm:
- Bai_42_Luyen_tap_chuong_4_Hidrocacbon_Nhien_lieu.doc