Giáo án Hóa học 9 - Tiết 5: Tính chất hóa học của axit

Một trong những nhiệm vụ của môn Hóa học là nghiên cứu khả năng phản ứng của các chất.

Vậy các em hãy suy nghĩ và thảo luận nhóm nêu suy nghĩ của mình vào bảng phụ để dự đoán khả năng phản ứng của các chất(có thể đúng,có thể sai) để trả lời câu hỏi đưa ra ở tình huống xuất phát : Axit có TCHH nào?

 

 

docx9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 5: Tính chất hóa học của axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HÓA HỌC 9
 CHUYÊN ĐỀ : BÀN TAY NẶN BỘT
Bài dạy minh họa : Tiết 5 : TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA A XIT
Giáo viên thực hiện : Đào Thị Kim Tiến
Đơn vị : Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai – Hà Nội
Mục tiêu
Kiến thức : HS biết được
Tính chất hóa học của axit : Làm quỳ tím đổi thành màu đỏ, tác dụng với kim loại, tác dụng với bazơ, tác dụng với oxit bazơ …
Dựa vào tính chất hóa học chia axit thành 2 loại là axit mạnh và a xit yếu
Kỹ năng
Tiến hành thí nghiệm, quan sát, giải thích hiện tượng
Nhận biết dung dịch axit
Phân biệt được axit mạnh và axit yếu
Thái độ
Giáo dục tính cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm, giáo dục lòng yêu thích và say mê khoa học.
Giải thích một số hiện tượng trong đời sống.
Chuẩn bị
1.Giáo viên
- Hóa chất: Dung dịch axit : HCl, H2SO4l ; Zn, Cu(OH)2; CuO; giấy quỳ tím …
- Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút, kẹp ống nghiệm, kẹp sắt nhỏ, giá ống nghiệm, muôi sắt, chổi rửa…
- Bảng phụ
2. Học sinh
- Ôn lại các loại chất 
- Đọc trước cách tiến hành thí nghiệm
Phương pháp
-PPBTNB : Sử dụng phương pháp thí nghiệm, quan sát,trao đổi nhóm và nghiên cứu tài liệu
- PP khác: Đàm thoại,phân tích tổng hợp, vấn đáp gợi mở
IV. Hoạt động dạy và học
1.Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (3’)
Đối tượng
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
Đại trà
Kể tên 5 chất là a xit mà em biết, viết công thức hóa học của 5 axit đó?
A xit clohiđric: HCl
A xit sunfuric: H2SO4
A xit nitric : HNO3
A xit photphoric : HNO3
A xit sunfuhiđric : H2S
2
2
2
2
2
10 đ
3.. Bài mới :
Ở lớp 8 các em đã học về định nghĩa, phân loại axit, vậy lên lớp 9 các em sẽ tiếp tục học gì về a xit. 
.nhưng chúng có một số TCHH giống nhau, vậy em nào hãy cho cô biết tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nội dung gì?
*Các hoạt động dạy và học
 I-Tính chất hóa học
Thời gian
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Nội dung
 Bước 1: Tình huống xuất phát
1’
Các em đã biết có rất nhiều các axit khác nhau , chúng khác nhau về tên gọi, vậy axit có những TCHH nào giống nhau, có mấy loại a xit?
-Nghe và ghi vào vở
 Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của HS( nêu biểu tượng ban đầu )
5’
Hãy nhớ lại kiến thức đã học và cho biết:Có mấy loại chất,đó là những loại chất nào? 
Một trong những nhiệm vụ của môn Hóa học là nghiên cứu khả năng phản ứng của các chất.
Vậy các em hãy suy nghĩ và thảo luận nhóm nêu suy nghĩ của mình vào bảng phụ để dự đoán khả năng phản ứng của các chất(có thể đúng,có thể sai) để trả lời câu hỏi đưa ra ở tình huống xuất phát : Axit có TCHH nào?
-Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
-Ghi lại ý kiến của HS lên bảng, cần chú trọng đến các quan niệm sai.
Quan điểm đúng:
-Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ( Lớp 8)
-Tác dụng với kim loại(lớp 8)
-Tác dụng với bazơ
-Tác dụng với oxit bazơ(bài trước)
- Tác dụng với muối
Sai:
-Axit tác dụng với oxit bazơ
-Axit tác dụng với phi kim
-Axit tác dụng với nước.
-Đơn chất: KL( Zn,Mg,Al,Fe,Cu) và phi kim ( C,S,O2,H2…
-Hợp chất(Axit:HCl,H2SO4…, bazơ:NaOH,Cu(OH)2…, muối:NaCl,CaCO3…, nước,oxit axit: SO2,CO2…, oxitbazơ : CuO, Fe2O3…)
Thảo luận nhóm , nêu ý kiến ban đầu bằng cách viết những ý kiến của nhóm vào bảng phụ. Đại diện nhóm dán bảng dự đoán .
Các ý kiến có thể viết ra:
-Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ
-Tác dụng với kim loại
-Tác dụng với phi kim
-Tác dụng với a xit
-Tác dụng với bazơ
-Tác dụng với oxit axit
-Tác dụng với oxit bazơ
-Tác dụng với muối
 Bước 3: Đề xuất câu hỏi (giả thuyết và phương án kiểm chứng)
5’
Các em hãy trao đổi thảo luận và đưa ra những giả thuyết về hiện tượng hoặc dấu hiệu khi các PƯHH xảy ra cho các ý kiến các em vừa dự đoán.
Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Nhận xét chung, chốt lại các câu hỏi đúng:
1.Axit làm đổi màu giấy quỳ tím ?
2.Tác dụng với kim loại ?
3.Tác dụng với bazơ ?
4.Tác dụng với oxit bazơ ?
5.Tác dụng với muối ?
Theo các em để trả lời được những câu hỏi trên ta phải làm gì?
Buổi học này các em sẽ tiến hành 4 TN (1,2,3,4) để tìm hiểu về TCHH chung của a xit
Thảo luận nhóm đề xuất giả thuyết. Các giả thuyết có thể đưa ra:
-Các axít khác nhau làm quỳ tím đổi thành màu đỏ có giống nhau không ?
-Axit tác dụng với kim loại, phi kim nào,với a xit , bazơ, muối nào,với oxit nào, có hiện tượng gì?
-Kiểm chứng giả thuyết bằng cách làm thí nghiệm.
 Bước 4: Đề xuất thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu
5’
15’
1.Đề xuất thí nghiệm:
Khi tiến hành 4 TN trên các em phải dùng các loại hóa chất và dụng cụ nào? Cách tiến hành?
Tập hợp các đề xuất TN. Hướng dẫn HS lựa chọn hóa chất, dụng cụ phù hợp với ĐK cơ sở vật chất của nhà trường mà GV đã chuẩn bị sẵn.
Nêu rõ mục đích TN .
Lưu ý HS tiến hành thí nghiệm dễ thực hiện, an toàn, tránh đổ vỡ, tiết kiệm hóa chất.
2. Tiến hành thí nghiệm
Yêu cầu HS tiến hành TN,quan sát và ghi lại hiện tượng, PTHH của mỗi TN vào bảng phụ, 
Bao quát lớp, đi tới các nhóm để hướng dẫn,điều chỉnh các sai lầm, giúp đỡ HS (nếu cần).
Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả TN bằng cách treo bảng phụ rồi gọi đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày kết quả TN của nhóm mình.
Có thể đề xuất nhiều hóa chất và cách tiến hành thí nghiệm khác nhau
Ghi chép lại hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành TN vào vở thực hành.Có thể: 
-Nhỏ 1 giọt a xit HCl(hoặc H2SO4) vào giấy quỳ tím.
-Nhỏ axít HCl(hoặc H2SO4) vào ống nghiệm đựng viên kẽm(Zn)
-Nhỏ H2SO4(hoặc HCl) vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2
-Nhỏ HCl(hoặc H2SO4) vào ống nghiêm đựng CuO.
Kiểm chứng các giả thuyết của mình bằng cách tiến hành TN theo nhóm, ghi lại hiện tượng quan sát được và PTHH vào vở thực hành và bảng phụ.
Đại diện các nhóm treo bảng phụ và trình bày kết quả TN
 Bước 5: Kết luận và hệ thống hóa kiến thức.
5’
Tổ chức cho HS đối chiếu kết quả giữa các nhóm và với giả thuyết (dự đoán)đã đưa ra. Khẳng định những dự đoán đúng, loại bỏ những dự kiến sai. Gọi đại diện nhóm HS lựa chọn và rút ra kết luận về TCHH của a xit.
Khắc sâu kiến thức bằng cách đối chiếu với ý kiến ban đầu.
Ghi nhanh kết luận đúng của HS lên bảng
*Lưu ý HS: HNO3và H2SO4đ tác dụng được với nhiều kim loại nhưng nói chung không giải phóng khí hiđro(học ở THPT)
Đại diên nhóm rút ra kết luận :
-Axit làm giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
-Axít tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
-Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
-Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
TCHH của a xit:
-Axit làm giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
-Axít tác dụng với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
-Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
-Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
-Axit tác dụng với muối.(bài sau)
 II- Axit mạnh và axit yếu
3’
Dựa vào màu sắc của giấy quỳ tím khi tác dụng với axit có thể chia axit thành mấy loại?VD?
Chốt đáp án đúng
Nhớ lại TN 1 thảo luận nhóm, đại diện phát biểu.
-A xit mạnh: HCl,H2SO4,HNO3…
-Axit yếu: H2S,H2CO3,… 
4.Củng cố
-Được trực tiếp làm những thí nghiệm các em biết được những điều gì về axit?
- GV chiếu bảng chuẩn kiến thức, phát cho HS dán vào vở thực hành:
 Bảng chuẩn kiến thức
Câu hỏi
Thí nghiệm
Hiện tượng,PTHH
Kết luận kiến thức mới
Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu gi?
TN1: Nhỏ 1 giọt dd HCl vào mẩu giấy quỳ tím
Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ
A xit làm đổi màu chất chỉ thị màu: Đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ
Dung dịch axit tác dụng với những kim loại nào?Sản phẩm là gì?
TN2: Nhỏ dd HCl vào ống đựng viên kẽm(Zn)
Viên kẽm bị hòa tan đồng thời có bọt khí không màu bay ra
Zn + 2HClàZnCl2+ H2
A xit tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
Dung dịch axit tác dụng với các loại bazơ nào?Sản phẩmlà gì?
TN3: Nhỏ dd H2SO4 vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 
Cu(OH)2 bị hòa tan tạo thành dd màu xanh lam
H2SO4 + Cu(OH)2 à
CuSO4 + H2O
A xit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước(phản ứng trung hòa)
Dung dịch axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành sản phẩm nào?
TN4: Nhỏ dd HCl vào ống đựng CuO
CuO tan tạo thành dd có màu xanh
2HCl + CuO à CuCl2 + H2O
A xit tác dụng với o xit bazơ tạo thành muối và nước
Có mấy loại axit,đó là những loại axit nào?
A xit mạnh: HCl, H2SO4
A xit yếu: H2S,H2CO3
-BT 1: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 4 dd không màu bị mất nhãn: NaCl,NaOH,HCl
Đáp án
Lấy ở mỗi lọ 1- 2 giọt dd lần lượt nhỏ vào mẩu giấy quỳ tím.Nếu:
-Dung dịch nào làm giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ thì đó là dd HCl
-Dung dịch nào làm giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh thì đó là dd NaOH
-Dung dịch nào không làm đổi màu giấy quỳ tím thì đó là dd NaCl
-Bài 3(SGK/14)
Đáp án:
MgO + 2HNO3 à Mg(NO3)2 + H2O
CuO + 2HCl à CuCl2 + H2O
Al2O3 + 3H2SO4 à Al2(SO4)3 + 3H2O
Fe + 2HCl à FeCl2 + H2
Zn + H2SO4l àZnSO4 + H2 
5.Dặn dò
-BTVN: 1,2,4 (SGK/14)
-Đọc mục “ Em có biết”
-Đọc trước bài : Một số axit quan trọng

File đính kèm:

  • docxPPBTNB Tiet 5 Tinh chat hoa hoc cua axit.docx
Giáo án liên quan