Giáo án Hóa học 9 tiết 49 bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên

I. DẦU MỎ

1. Tính chất vật lí

- Lỏng, sánh, màu nâu đen.

- Không tan trong nước

- Nhẹ hơn nước

Hoạt động 2: Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ(10’).

2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ

- Mỏ dầu thường có 3 lớp:

+ Lớp khí mỏ dầu (khí đồng hành): thành phần chính CH4.

+ Lớp dầu lỏng: là hỗn hợp phức tạp của nhiều hidrocacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác.

+ Lớp nước mặn.

– Cách khai thác: Khoan những lổ khoan xuống lớp dầu lỏng (còn gọi là giếng dầu), sau đó phải bơm nước hoặc khí xuống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 tiết 49 bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26 Ngày soạn: 06/02/2015
Bài 40. DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN 
Tiết : 49 Ngày dạy: 09/02/2015	
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được: 
- Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
- Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Đọc trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng.
- Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên. 
3. Thái độ: 
- Có ý thức học tập tốt để phục vụ đất nước.
4. Trọng tâm: 
- Thành phần dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu
- Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
- Ích lợi và cách khai thác, sử dụng dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí dầu mỏ .
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
- Năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh 
a. Giáo viên: 
- Tranh vẽ dầu mỏ và cách khai thác dầu mỏ.
- Sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của các sản phẩm .
b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – Đàm thoại - Trực quan – Vấn đáp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp (1’): 
Lớp
Tên HS vắng học
Lớp
Tên HS vắng học
9A1
9A4
9A2
9A5
9A3
2. Kiểm tra bài cũ (7’):
- Viết công thức cấu tạo, nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học benzen. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài mới: Dầu mỏ và khí thiên nhiên có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Vậy dầu mỏ và khí thiên nhiên có tính chất và thành phần như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tính chất vật lí của dầu mỏ (5’).
-GV:Cho HS quan sát mẫu dầu mỏ. Sau đó gọi HS nhận xét về trạng thái, màu sắc, tính tan của dầu mỏ.
-GV: Chốt nội dung
-HS: Quan sát và nhận xét: 
Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, màu nâu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
-HS: Lắng nghe và ghi vở.
I. DẦU MỎ 
1. Tính chất vật lí 
- Lỏng, sánh, màu nâu đen.
- Không tan trong nước
- Nhẹ hơn nước
Hoạt động 2: Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ(10’).
GV: Cho HS quan sát H4.16 ‘‘Mỏ dầu và cách khai thác’. GV thuyết trình: Trong tự nhiên dầu mỏ tập trung thành từng vùng lớn, ở sâu trong lòng đất tạo thành mỏ dầu .
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 4-16 SGK và nêu cấu tạo của mỏ dầu.
- GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế và nêu cách khai thác dầu mỏ.
-HS: Quan sát và nghe giảng.
-HS: Quan sát hình và trả lời.
-HS: Trả lời. 
Cách khai thác dầu mỏ: Khoan thành giếng, sau đó phải bơm nước hoặc khí xuống.
2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ
- Mỏ dầu thường có 3 lớp:
+ Lớp khí mỏ dầu (khí đồng hành): thành phần chính CH4.
+ Lớp dầu lỏng: là hỗn hợp phức tạp của nhiều hidrocacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác.
+ Lớp nước mặn.
– Cách khai thác: Khoan những lổ khoan xuống lớp dầu lỏng (còn gọi là giếng dầu), sau đó phải bơm nước hoặc khí xuống.
Hoạt động 3. Các sản phẩm chế biến dầu mỏ(5’).
- GV: Cho HS xem bộ mẫu: Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ và quan sát hình 4.17. 
- GV: Yêu cầu HS nêu tên các sản phẩm chưng cất từ dầu mỏ và ứng dụng của chúng.
- GV cung cấp: Để tăng lượng xăng, người ta sử dụng phương pháp crăckinh ( nghĩa là bẻ gãy phân tử ) để chế biến dầu nặng ( dầu điezen) thành xăng và các sản phẩm khí có giá trị trong công nghiệp như : metan, etilen...
-HS: Quan sát mẫu vật, hình ảnh và nêu cách chưng cất dầu mỏ.
-HS: Nêu tên sản phẩm dựa vào hình 4.17 và ứng dụng của chúng. 
-HS: Nghe giảng và ghi bài 
3 . Các sản phẩm chế biến dầu mỏ
- Các sản phẩm chế biến dầu mỏ gồm :
- Khí đốt
- Xăng
- Dầu thắp
- Dầu điezen
- Dầu mazut
- Nhựa đường. 
Hoạt động 4. Khí thiên nhiên (5’).
-GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK biểu đồ hình 4.18 
- GV: Yêu cầu HS cho biết:
1. Khí thiên nhiên có ở đâu? Thành phần chính?
2. Cách khai thác?
3. Ứng dụng?
-HS: Quan sát biểu đồ trong SGK . 
- HS: Trả lời:
1. Có trong lòng đất. Thành phần chính: CH4(95%).
2. Khoan xuống mỏ khí.
3. Là nguyên liệu, nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
II. KHÍ THIÊN NHIÊN 
- Có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất. Thành phần chủ yếu là khí metan (95%).
- Là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.
Hoạt động 5. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam (5’).
-GV: Cho HS thảo luận nhóm:
1. Sự phân bố?
2. Đặc điểm của dầu mỏ ở nước ta?
3. Các mỏ khai thác?
- HS: Đọc SGK trang 128 và trả lời các câu hỏi của GV dựa vào thông tin SGK mà các em đã tìm hiểu.
4. Củng cố(6’): 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 SGK/ 129
5. Nhận xét - Dặn dò về nhà(1’): 
- Nhận xét thái độ học tập của HS trong tiết học.
- Làm bài tập về nhà:1,2,3 SGK/ 129 và chuẩn bị bài “ Nhiên liệu”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • dochoa_9_tiet_49_20150726_102830.doc