Giáo án Hóa học 9 tiết 37: Axit cacbonic và muối cacbonat
HOẠT ĐỘNG 2: Muối cacbonnat (Thời gian: 25)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Tính chất hóa học của muối cacbonnat muối cacbonnat: Tác dụng với dung dịch axit, với dung dịch muối khác , với dung dịch bazo, bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí CO2.
- Kỹ năng: Tiến hành các thí nghiệm để chứng minh tính chất của muối cacbonnat tác dụng với dung dịch axit, dung dịch muối, dung dịch kiềm.Biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị phân huỷ của muối cacbonnat
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thực hành, quan sát thí nghiệm vấn đáp
- Phương tiện: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn khí, dd K2CO3, Ca(OH)2, Na2CO3, CaCl2, NaHCO3
(3) Các bước của hoạt động:
AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT Bài 29 – Tiết 37 Tuần 20 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: * HS biết: - Axit cacbonnic là 1 axit rất yếu, không bền. * HS hiểu: - Tính chất hóa học của muối cacbonnat muối cacbonnat: Tác dụng với dung dịch axit, với dung dịch muối khác , với dung dịch bazo, bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí CO2. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: Tiến hành các thí nghiệm để chứng minh tính chất của muối cacbonnat tác dụng với dung dịch axit, dung dịch muối, dung dịch kiềm. - HS thực hiện thành thạo: Biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị phân huỷ của muối cacbonnat. 1.3. Thái độ: - Thói quen: GD HS yêu thích môn học. Muối cacbonnat có ứng dụng trong đời sống và sản xuất. - Tính cách: Giáo dục HS phương pháp học tập bộ môn. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Tính chất hóa học của H2CO3 muối cacbonat. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn khí, dd K2CO3, Ca(OH)2, Na2CO3, CaCl2, NaHCO3. 3.2. Học sinh: Xem trước kiến thức. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS. 4.2. Kiểm tra miệng: Không 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1: Axit cacbonnic. (Thời gian: 10’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Axit cacbonnic là 1 axit rất yếu, không bền (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Vấn đáp - Phương tiện: (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Axit cacbonnic. GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK GV: Nước tự nhiên và nước mưa có hoà tan khí CO2: 100cm3 nước hoà tan được 90cm3 khí CO2. GV: Trong nước mưa có chất gì? HS: Có H2CO3. GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về tính chất vật lý của axit cacbonnic. GV:Axit cacbonnic là 1 axit mạnh hay yếu? HS: Axit yếu. GV: Dung dịch H2CO3 làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ nhạt GV: Axit H2CO3 là 1 axit bền hay không bền? HS: Axit không bền. GV: H2CO3 trong phản ứng hoá học bị phân huỷ tạo ra những chất gì? HS: CO2 và H2O. I. Axit cacbonnic: H2CO3 1. Trạng thái thiên nhiên và tính chất vật lý: SGK. 2. Tính chất hoá học: a. H2CO3 là axit yếu: Dung dịch H2CO3 làm quỳ tím chuyển thành đỏ nhạt. b. H2CO3 là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong phản ứng hoá học bị phân huỷ tạo thành CO2 và H2O. HOẠT ĐỘNG 2: Muối cacbonnat (Thời gian: 25’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Tính chất hóa học của muối cacbonnat muối cacbonnat: Tác dụng với dung dịch axit, với dung dịch muối khác , với dung dịch bazo, bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí CO2. - Kỹ năng: Tiến hành các thí nghiệm để chứng minh tính chất của muối cacbonnat tác dụng với dung dịch axit, dung dịch muối, dung dịch kiềm.Biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị phân huỷ của muối cacbonnat (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Thực hành, quan sát thí nghiệm vấn đáp - Phương tiện: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn khí, dd K2CO3, Ca(OH)2, Na2CO3, CaCl2, NaHCO3 (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Muối cacbonnat. GV: Yêu cầu HS đọc thông tin, trả lời: - Có mấy loại muối cacbonnat? Cho ví dụ? - So sánh sự khác nhau giữa các loại muối cacbonnat? HS: - Có 2 loại: Muối trung hoà Na2CO3 và muối axit NaHCO3. - Muối trung hoà không có nguyên tố H trong thành phần gốc axit, muối axit có nguyên tố H trong thành phần gốc axit. GV: Yêu cầu HS tra bảng tính tan và cho biết muối cacbonnat tan hay không tan trong nước? HS: Đa số các muối cacbonnat đều không tan trừ Na2CO3 và K2CO3 là tan trong nước. GV: Tính tan của muối Hiđrô cacbonnat? HS: Muối Hiđrô cacbonnat tan trong nước. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho dung dịch NaHCO3, Na2CO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl. Quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTHH. HS: Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra ở 2 ống nghiệm trên - Nhận xét: Có phản ứng hoá học xảy ra. - GV: Từ thí nghiệm trên, hãy rút ra tính chất hoá học của muối? HS: Muối cacbonnat tác dụng với axit mạnh tạo thành muối mới và giải phóng khí CO2. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho dung dịch K2CO3 vào ống nghiệm chứa sẵn dung dịch Ca(OH)2. Quan sát, nhận xét, viết PTHH. HS: - Hiện tượng: Có kết tủa trắng xuất hiện. - Nhận xét: Có phản ứng hoá học xảy ra. GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận HS: Muối cacbonnat tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonnat không tan và dung dịch bazơ mới GV: Muối Hiđrô cacbonnat tác dụng với kiềm tạo muối trung hoà và nước. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch CaCl2, nêu hiện tượng, nhận xét, viết PTHH. HS: - Hiện tượng: Có kết tủa xuất hiện. - Nhận xét: Có phản ứng hoá học xảy ra. - PTHH: viết PTHH. GV: Rút ra kết luận? GV: Yêu cầu HS quan sát 3.16 SGK. GV: Nêu thí nghiệm, yêu cầu HS nhận xét, viết PTHH. HS: Muối cacbonnat của kim loại kiềm dễ bị phân huỷ. GV: Muối cacbonnat có ứng dụng gì? HS: CaCO3 làm nguyên liệu sản xuất vôi CaO, xi măng, Na2CO3, dùng nấu xà phòng, thuỷ tinh. II. Muối cacbonnat: 1. Phân loại: Có 2 loại. - Muối cacbonnat trung hoà: Na2CO3. - Muối cacbonnat axit: NaHCO3. 2. Tính chất: a. Tính tan: - Đa số muối cacbonat không tan trong nước trừ Na2CO3, K2CO3. - Hầu hết muối Hiđrô cacbonat tan trong nước. b. Tính chất hoá học: b.1. Tác dụng với axit: NaHCO3 + HCl® NaCl + CO2 + H2O Na2CO3 + 2HCl® 2NaCl + CO2+ H2O * Muối cacbonnat tác dụng với axit mạnh hơn H2CO3 tạo muối mới và giải phóng CO2 b.2. Tác dụng với dung dịch bazơ: K2CO3 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + 2KOH * Một số dung dịch muối cacbonnat tác dụng với dung dịch bazơ tạo muối cacbonnat không tan và dung dịch bazơ mới. * Lưu ý: NaHCO3 + NaOH ® Na2CO3 + H2O b.3. Tác dụng với dung dịch muối: Na2CO3 + CaCl2® CaCO3 + 2NaCl * Muối cacbonnat có thể tác dụng với 1 số dung dịch muối khác tạo 2 muối mới. b.4. Muối cacbonnat bị phân huỷ: CaCO3 CaO + CO2 2NaHCO3 Na2CO3+ CO2+ H2O 3. Ứng dụng: SGK. HOẠT ĐỘNG 3: Chu trình cac bon (Thời gian: 5’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Nắm được chu trình của Cacbon trong thiên nhiên (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Thuyết trình - Phương tiện: (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Chu trình cac bon GV: Giới thiệu chu trình cac bon trong tự nhiên qua H3.17/ SGK/ 91. HS: rút ra nhận xét. III. Chu trình cac bon trong tự nhiên: SGK. 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1. Tổng kết: * Bài tập 4 trang 91 SGK. - Các cặp chất không tác dụng với nhau: b. - Các cặp chất tác dụng với nhau: a, c, d, e. a. H2SO4 + 2KHCO3 ® K2SO4 + 2CO2 + 2H2O c. MgCO3 + 2HCl ® MgCl2 + CO2 + H2O d. CaCl2 + Na2CO3 ® CaCO3¯ + 2NaCl e. Ba(OH)2 + K2CO3 ® BaCO3¯ + 2KOH 5.2. Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học tiết này: - Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 5 trang 91 SGK. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Xem bài 30: Si lic công nghiệp silicat . - Chuẩn bị 1 số đồ dùng làm bằng sành, sứ, thủy tinh, xi măng. 6. PHỤ LỤC: SGK, SGV
File đính kèm:
- Bai_29_Axit_cacbonic_va_muoi_cacbonat_20150725_113502.doc