Giáo án Hóa học 9 tiết 28: Luyện tập chương II - Kim loại

2/ Tính chất hóa học của kim loại nhôm và sắt có gì giống nhau và khác nhau:

a/ Tính chất hóa học giống nhau:

- Nhôm và sắt có những tính chất hóa học giống như kim loại.

- Nhôm và sắt đều không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội.

b/ Tính chất hóa học khác nhau:

- Nhôm phản ứng với kiềm, sắt không phản ứng với kiềm.

- Nhôm khi tham gia phản ứng, nhôm tạo thành hợp chất nhôm có hoá trị (III), sắt có hóa trị (II) hoặc (III)

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 tiết 28: Luyện tập chương II - Kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 22 - Tiết 28
Tuần: 14 
1. MỤC TIÊU: LUYỆN TẬP CHƯƠNG II: KIM LOẠI
1.1. Kiến thức:
* HS biết: 
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Tính chất hóa học của kim loại nói chung.
 * HS hiểu:
- Tính chất hóa học của Al, Fe.
- Thành phần, tính chất của: Gang, thép.
- Sự ăn mòn kim loại, bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn. 
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: 
+ Biết hệ thống hóa kiến thức, rút ra những kiến thức cơ bản của chương.
+ Vận dụng làm các bài tập.
- HS thực hiện thành thạo: Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để viết PTHH và xét các phản ứng.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Giáo dục học sinh biết giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế.
- Tính cách: Giáo dục HS phương pháp học tập bộ môn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Tính chất hóa học của Al, Fe.
- Thành phần, tính chất của: Gang, thép.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Phiếu học tập ghi một số bài tập.
3.2. Học sinh: Kiến thức chương II, SGK.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng: Không
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Kiến thức cần nhớ. (Thời gian: 18’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: 
* HS biết: 
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Tính chất hóa học của kim loại nói chung.
 * HS hiểu:
- Tính chất hóa học của Al, Fe.
- Thành phần, tính chất của: Gang, thép.
- Sự ăn mòn kim loại, bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn. 
- Kỹ năng: Biết hệ thống hóa kiến thức, rút ra những kiến thức cơ bản của chương 
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận
- Phương tiện: Bảng phụ
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Kiến thức cần nhớ.
GV: Liên hệ bài dãy hoạt động hoá học của kim loại yêu cầu HS viết dãy hoạt động hoá học của kim loại.
HS: Viết dãy hoạt động hóa học của kim loại.
HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
GV: Sử dụng bảng phụ có dãy họat động hoá học đối chiếu kết quả của HS.
GV: Yêu cầu HS nêu ý nghĩa dãy họat động hóa học của kim loại.
HS: Nêu ý nghĩa:
- Mức hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ trái sang phải
- Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2
- Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dd axit và giải phóng khí H2
- Kim loại đứng trước (Trừ Na, K, ) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dd muối.
HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm viết PTHH minh họa.
HS: Nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm viết PTHH
1/ Kim loại tác dụng với phi kim Cl2, O2, S.
2/ Kim loại tác dụng với nước: 
3/ Kim loại tác dụng với axit
4/ Kim loại tác dụng với dung dịch muối:
HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
GV nhận xét, sửa sai (nếu có)
GV: So sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt
về tính chất hóa học giống nhau.
HS: Nhôm và sắt có những tính chất hóa học giống như kim loại.
Nhôm, sắt không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội.
GV: Yêu cầu HS viết PTHH minh hoạ.
HS: Viết PTHH:
4Al + 3O2 2Al2O3
3Fe + 2O2 Fe3O4
2Al + 3Cl2 2AlCl3
2Fe+ 3Cl2 2FeCl3
2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2­
Fe+ 2HCl ® FeCl2 + H2­
2Al + 3CuCl2 ® 2AlCl3 + 3Cu¯
Fe + CuCl2 ® FeCl2 + Cu¯
HS: Lớp nhận xét, bổ sung (nếu có)
GV: Nhôm và sắt có những tính chất hóa học nào khác ?
HS: - Nhôm phản ứng với kiềm, sắt không phản ứng với kiềm.
GV: Sử dụng bảng phụ ghi bảng 3 / 68 SGK.
Yêu cầu 1 HS lên hoàn chỉnh bảng 3 / 68 
HS: Lên bảng hoàn thành 
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh bảng 3/ 68 SGK
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
HS: Nhắc lại kiến thức.
- Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường.
- Yếu tố ảnh hưởng: Aûnh hưởng các chất trong môi trường, nhiệt độ
- Bảo vệ kim lại khỏi bị ăn mòn: ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường, chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
HS: Nhận xét, bổ sung (nếu có)
GV: Nhận xét, cho điểm
I. Kiến thức cần nhớ:
Dãy hoạt động hóa học của kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag,Au
1/ Kim loại tác dụng với phi kim Cl2, O2, S.
Cu + Cl2 CuCl2
2Zn + O2 2ZnO
Fe + S FeS
2/ Kim loại tác dụng với nước: 
2K + 2H2O ® 2KOH + H2­
3/ Kim loại tác dụng với axit
Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2­
4/ Kim loại tác dụng với dung dịch muối:
Fe + CuCl2 ® FeCl2 + Cu¯
2/ Tính chất hóa học của kim loại nhôm và sắt có gì giống nhau và khác nhau:
a/ Tính chất hóa học giống nhau:
- Nhôm và sắt có những tính chất hóa học giống như kim loại.
- Nhôm và sắt đều không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội.
b/ Tính chất hóa học khác nhau:
- Nhôm phản ứng với kiềm, sắt không phản ứng với kiềm.
- Nhôm khi tham gia phản ứng, nhôm tạo thành hợp chất nhôm có hoá trị (III), sắt có hóa trị (II) hoặc (III)
3/ Hợp kim của sắt: thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép.
 SGK / 68
4/ Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn:
 SGK / 69
HOẠT ĐỘNG 2: Bài tập (Thời gian: 25’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Vận dụng làm các bài tập.
- Kĩ năng: Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để viết PTHH và xét các phản ứng
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp.
- Phương tiện: Bảng phụ
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bài tập
GV: Sử dụng bảng phụ ghi đề bài tập 1/ 69 SGK.
HS: Đọc đề bài tập 1/ 69
GV: Gọi 4 HS lên viết PTHH.
HS: Lớp nhận xét
GV: Nhận xét (cho điểm)
GV: Sử dụng bảng phụ ghi đề bài tập 2/ 69 SGK
HS: Đọc đề bài
GV: Yêu cầu HS lên nêu phương pháp giải bài tập 2/ 69 SGK
HS: Hai HS lên giải a, b, c, d.
HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét (cho điểm).
GV: Sử dụng bảng phụ ghi đề bài tập 3/ 69 SGK
HS: Thảo luận nhóm và chọn đáp án đúng.
GV: Hướng dẫn, gợi ý.
HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả là đáp án C.
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài tập 4/ 69 SGK. 
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm bài tập 4/ 69 SGK.
HS: Tiến hành thảo luận nhóm theo phân chia của giáo viên 
- Nhóm 1: Câu a
- Nhóm 2: Câu b
- Nhóm 3: Câu c
- Nhóm 4: Câu a
HS: Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả bằng các PTHH.
HS nhóm khác nhận xét.
GV: Trong quá trình nhận xét, GV có thể liên hệ lại tính chất hóa học có liên quan đến: kim loại, oxit, axit, bazơ, muối.
GV: Gọi HS đọc đề bài tập 5/ 69 SGK 
GV: Hướng dẫn HS xác định đề bài
GV: ? Nếu kim loại chưa có NTK, gọi là x
HS: Viết PTHH theo hướng dẫn của GV
GV: Hướng dẫn HS giải 
II. Bài tập:
1. Bài tập 1/ 69 SGK:
2Zn + O2 2ZnO
2Al + 3Cl2 2AlCl3
2HCl + Zn ® ZnCl2 + H2­
Fe + CuSO4 ® Fe SO4 + Cu¯
2. Bài tập 2/ 69 SGK
a. 2Al + 3Cl2 2AlCl3
b. Al + HNO3 đng® Không phản ứng
c. Al + H2SO4 đng® Không phản ứng
d. Fe + Cu(NO3)2 ® Fe(NO3)2 + Cu¯
3. Bài tập 3/ 69 SGK
Đáp án C
4. Bài tập 4/ 69 SGK:
a. 4 Al + 3O2 2Al2O3
Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O
AlCl3 + 3NaOH ® Al(OH)3¯ + 3NaCl
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
Al2O3 + 3H2 2Al + 3H2O
2Al + 3Cl2 2AlCl3
b. Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2­
FeSO4+2NaOH®Fe(OH)2¯+Na2SO4
Fe(OH)2 + 2HCl® FeCl2 + 2H2O
c.3NaOH+FeCl3®3NaCl+Fe(OH)3¯
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
3Fe + 2O2 Fe3O4
5. Bài tập 5/ 69 SGK
Gọi NTK của kim loại A là x
2A + Cl2 2ACl
 2x 2(x+35,5)
 9,2 23,4
23,4 . 2x = 9,2.2 (x+35,5)
 x = 23
Kim loại A là Na vì có NTK là 23.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết: Không
5.2. Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học tiết này:
- Xem lại các kiến thức cần nhớ và các dạng bài tập.
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Xem bài “ Thực hành tính chất hóa học của nhôm, sắt”
- Xem trước bài “Luyện tập chương II”. Xem kỹ phần các PTHH.
6. PHỤ LỤC: SGK, SGV

File đính kèm:

  • docBai_22_Luyen_tap_chuong_2_Kim_loai_20150725_113635.doc