Giáo án Hóa học 9 tiết 24 bài 18: Nhôm

I. Tính chất vật lí và ứng dụng :

- Nhôm là kim loại.

- Nhẹ, màu trắng bạc.

- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

- Có tính dẻo.

- Nhôm có nhiều ứng dụng trong cuộc sống.

II. Tính chất hóa học :

1. Phản ứng với phi kim :

- Nhôm tác dụng với oxi tạo thành oxit.

 

docx7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2612 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 tiết 24 bài 18: Nhôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 : Bài 18: NHÔM
1.Mục tiêu 
Kiến thức : 
Giúp học sinh nắm vững :
Tính chất vật lý của kim loại nhôm : nhẹ, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Tính chất hóa học của nhôm : nhôm có những tính chất hóa học chung của kim loại là (tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn) và tính chất hóa học riêng là tác dụng với dung dịch kiềm.
Ứng dụng của nhôm trong thực tiễn cuộc sống.
Kỹ năng : 
Rèn luyện cho học sinh :
Kỹ năng dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hoá học của nhôm, dùng thí nghiệm kiểm chứng nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm.
Viết các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hoá học của nhôm (trừ tính chất phản ứng với dung dịch kiềm).
Phân biệt được nhôm bằng phương pháp hoá học.
1.3. Thái độ :
 Hình thành cho học sinh :
Đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực.
Lòng ham thích học tập bộ môn Hóa học và yêu chân lý khoa học.
2.Chuẩn bị của giáo viên (GV) và học sinh (HS) :
2.1. GV :
•	Máy chiếu.
•	Dụng cụ :
-	Đèn cồn.
-	Đũa thủy tinh
-	1 tấm bìa cứng.
-	Giá ống nghiệm.
-	 Ống nghiệm.
-	Kẹp gỗ
•	Hóa chất : ( dùng cho 4 nhóm HS làm thí nghiệm )
-	Dung dịch HCl.
-	Dung dịch CuSO4.
-	Dung dịch NaOH.
-	Bột Al.
-	Al lá.
-	Fe.
2.2. HS :
- Ôn lại bài cũ : Bài 16, 17
- Chuẩn bị bài mới : Đọc trước phần tính chất hóa học của nhôm
3. Tổ chức hoạt động dạy học :
Tên hoạt động và thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Ổn định tổ chứclớp. 
( 1 phút)
Kiểm tra bài cũ.
(5 phút )
Thông báo đề bài, mục tiêu của bài học. 
 ( 2 phút )
GV : Câu hỏi: 
Câu 1 : Tính chất hóa học chung của kim loại bao gồm những tính chất nào ?
a. Tác dụng với phi kim ( oxi, clo,..), tác dụng với axit.
b. Tác dụng với axit.
c. Tác dụng với phi kim ( oxi, clo,..), tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối ( kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối ).
d. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.
Câu 2 : Dãy hoạt động hóa học nào sau đây viết đúng ?
a. K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.
b. K, Na, Zn, Mg, Al, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.
c. K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Ag, Cu, Au.
d. K, Na, Mg, Al, Fe, Zn, Pb, (H), Ag, Cu, Au.
Câu 3 : Phát biểu nào sau đây đúng ?
a. Al, Cu, Ag đứng sau Hiđro trong dãy hoạt động hóa học.
b. Mg, Al, Zn đứng trước Hiđro trong dãy hoạt động hóa học.
c. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại tăng dần từ trái sang phải.
d. Tất cả các phát biểu trên đều sai.
GV : “ Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ ba trong vỏ Trái Đất và có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Vậy vì sao nhôm có ứng dụng như vậy chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay ?”
GV : Cấu trúc của bài học hôm nay :
I. Tính chất vật lí và ứng dụng 
II. Tính chất hóa học.
III. Sản xuất nhôm ( HS tự tìm hiểu).
GV : Qua bài học hôm nay HS cần nắm :
- Tính chất vật lý và ứng dụng của nhôm trong đời sống và sản xuất.
- Tính chất hóa học của nhôm.
HS : Trả lời câu hỏi :
Câu 1 : 
Đáp án : C
Câu 2 : 
Đáp án : A
Câu 3 : 
Đáp án : B
HS : Nghe và ghi chép tên bài học.
Bài 18 : NHÔM
Hoạt động 1 : 
(5 phút)
I. Tính chất vật lý và ứng dụng của nhôm.
Hoạt động 2 : 
(23 phút)
II. Tính chất hóa học của nhôm :
GV : Các em hãy quan sát hình ảnh trên màn hình đồng thời liên hệ với thực tế đời sống hằng ngày để nêu tính chất vật lí của nhôm và ứng dụng tương ứng với tính chất đó ?
GV : Bổ sung thêm :
- Nhôm có khối lượng riêng 2,7g/cm3 và nóng chảy ở 6600C.
GV : Các em hãy dự đoán nhôm sẽ có những tính chất nào và giải thích tại sao ?
GV: Để kiểm tra tính chính xác của dự đoán chúng ta tiến hành làm thí nghiệm.
GV : Tiến hành thí nghiệm : Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn.
GV : Ở điều kiện thường nhôm phản ứng với oxi ( trong không khí) tạo thành lớp Al2O3 mỏng, bền vững. Lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho Al tác dụng trực tiếp với oxi ( trong không khí ) và nước.
GV : Nhôm còn có tác dụng với Cl2, S
GV : Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm : 
- Cho 1 lá Al vào dung dịch axit HCl.
- Cho 1 lá Al vào dung dịch CuSO4.
- Cho 1 lá Al và 1 đinh sắt vào dung dịch NaOH. 
GV : Cho HS quan sát vào ống nghiệm chứa Al lá và dung dịch axit HCl. Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
GV : Kết luận : “ Nhôm phản ứng với một số dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng tạo thành muối và giải phóng khí H2.
GV : Bổ sung thêm : “ Nhôm không tác dụng với axit H2SO4 đặc, nguội và axit HNO3 đặc, nguội.”
GV : Cho HS quan sát ống nghiệm chứa Al lá
và dung dịch CuSO4. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
GV : “ Nhôm phản ứng với axit vậy liệu rằng nhôm có phản ứng với kiềm hay không ? Chúng ta cùng quan sát vào ống nghiệm chứa Al lá và dung dịch NaOH và ống nghiệm chứa đinh sắt và dung dịch NaOH.”
GV : Kết luận : “ Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm.”
GV : Bổ sung thêm : “ Al là kim loại lưỡng tính”.
GV : Liên hệ thực tế : Hòa tan vôi sống vào nước sẽ thu được vôi tôi và nếu như đựng nước vôi này trong thùng bằng nhôm thì sau một thời gian sẽ thấy thùng bị thủng vì nước vôi là dung dịch kiềm sẽ phản ứng với nhôm.
Tóm lại : “Ta không nên sử dụng các đồ dùng bằng Al để đựng dung dịch nước vôi trong, dung dịch kiềm.”
GV : Chốt lại các tính chất hóa học của Al :
- Al có các tính chất chung của kim loại. 
- Al có phản ứng với dung dịch kiềm.
GV : Phần sản xuất nhôm các em tự tìm hiểu về hai nội dung sau :
Nguyên liệu sản xuất nhôm là gì ?
Nhôm được sản xuất theo nguyên tắc nào ?
HS : Trả lời : 
- Nhôm có màu trắng bạc, có ánh kim.
- Nhôm nhẹ : ứng dụng làm vỏ lon nước ngọt, vỏ laptop, võng xếp.
- Nhôm dẫn điện, dẫn nhiệt tốt : ứng dụng làm dây dẫn điện, dụng cụ đun nấu.
- Nhôm có tính dẻo, có thể cán mỏng hoặc kéo sợi : ứng dụng làm giấy gói kẹo, 
HS : Nhôm có những tính chất hóa học chung của kim loại vì nhôm là kim loại.
HS : Quan sát và nêu hiện tượng :
Hiện tượng : Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng.
Phương trình phản ứng :
4Al(r) + 3O2(k)2Al2O3(r)
- Phương trình phản ứng :
2Al(r) + 3Cl2(k)2AlCl3(r)
HS : Nêu :
- Hiện tượng : 
+ Có sủi bọt.
+ Nhôm tan dần.
- Phương trình phản ứng :
2Al(r)+6HCl(dd)2AlCl3(dd)+3H2(k)
HS : Nêu :
- Hiện tượng : 
+ Có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây nhôm.
+ Nhôm tan dần.
+ Màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
- Phương trình phản ứng :
2Al+3CuSO4Al2(SO4)3+3Cu
HS : Nêu hiện tượng :
- Nhôm có phản ứng với dung dịch NaOH ( dấu hiệu : Có sủi bọt, nhôm tan dần,).
- Fe không phản ứng với dung dịch NaOH.
HS : Lắng nghe và ghi chép
I. Tính chất vật lí và ứng dụng :
- Nhôm là kim loại.
- Nhẹ, màu trắng bạc.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Có tính dẻo.
- Nhôm có nhiều ứng dụng trong cuộc sống.
II. Tính chất hóa học :
1. Phản ứng với phi 
kim :
- Nhôm tác dụng với oxi tạo thành oxit.
4Al(r) +3O2(k)2Al2O3(r)
- Nhôm tác dụng với clo tạo thành muối nhôm clorua.
2Al(r) + 3Cl2(k)2AlCl3(r)
2.Phản ứng với axit :
2Al(r)+6HCl(dd)2AlCl3(dd)+3H2(k)↑
3 . Phản ứng với dung dịch 
muối :
2Al+3CuSO4Al2(SO4)3 + 3Cu
Hoạt động 3 : Luyện tập – Củng cố .
(7 phút )
GV : Cho HS thảo luận nhóm :
BT : Có 3 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các kim loại sau : Al, Ag, Fe. Em hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các kim loại trên.
GV : Gọi HS đại diện cho nhóm nêu cách làm.
GV : Gọi HS nhận xét phần trình bày của bạn đại diện nhóm, chiếu kết quả lên màn hình, chấm điểm cho các nhóm.
HS: Nêu cách nhận biết :
Bước 1:
Cho các mẫu thử vào ống nghiệm khác nhau. Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1ml dung dịch NaOH.
- Nếu thấy có sủi bọt → Al.
- Nếu không sủi bọt → Fe và Ag.
Bước 2:
Cho hai kim loại còn lại vào dung dịch HCl.
- Nếu có sủi bọt là Fe.
- Nếu không có hiện tượng gì là Ag.
Hoạt động 4 :
(2 phút )
Tổng kết tiết học.
GV : Ra bài tập về nhà cho HS :
BT : 1, 2, 3, 4, 5, 5 SGK/ 58
GV : Nhắc nhở HS chuẩn bị bài mới :
Bài 19 : SẮT
Sắt có những tính chất vật lí gì ?
Sắt có tính chất hóa học chung của kim loại không ?
HS : Lắng nghe và ghi chép.
 4. Hướng dẫn giải bài tập về nhà :
Bài 4 : ( SGK/ 58)
	Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm ? Giải thích và viết phương trình hóa học.
a) AgNO3	 b) HCl c) Mg d) Al e) Zn
Hướng dẫn giải bài tập : 
Để làm sạch muối nhôm thì để ta chọn hóa chất là Nhôm kim loại. Đáp án : D. Vì :
Trong dãy hoạt động hóa học thì Al đứng trước H còn Cu đứng sau H nên Al có thể đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối CuCl2.
Khi Al đẩy Cu ra khỏi muối CuCl2 thì sẽ tạo thành muối AlCl3, không tạo ra hợp chất lạ.
Phương trình hóa học :
2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu

File đính kèm:

  • docxBai_18_Nhom_20150725_113519.docx
Giáo án liên quan