Giáo án Hóa học 9 - Tiết 2, Bài 1: Tính chất hóa học của Oxit - Khái niệm về sự phân loại Oxit - Năm học 2015-2016
GV: Thông báo: Cho BaO t/d với nước dd Ba(OH)2
- GV: Yêu cầu HS viết PTHH.
- Ba(OH)2 thuộc loại hợp chất nào?
- GV: Thông báo thêm: 1 số oxít khác như: Na2O, CaO, K2O củng có phản ứng tương tự.
Yêu cầu HS rút ra kết luận.
-GV: Yêu cầu HS làm TN giữa CuO với HCl
- GV: cho HS Quan sát hiện tượng, nhận xét và giải thích.
- GV: cho HS Viết PTHH của phản ứng.
- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận.
GV: Dẫn ra hiện tượng thực tế: nước vôi để trong không khí một thời gian có hiện tượng gì? Giải thích?
Giải thích và hướng dẫn HS viết PTHH.
- GV:Yêu cầu HS viết PTHH giữa BaO với CO2.
- Thông báo 1 số oxít khác như: CaO, Na2O củng có phản ứng tương tự.
- GV:Yêu cầu HS rút ra kết luận.
Tuần : 1 NS: 22-8-2015 Tiết :2 ND: 28-8-2015 Bài 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết được; tính chất hóa học của oxít , - oxít bazơ : tác dụng với nước , dung dịch a xit , o xit a xit -oxít axít : tác dụng với nước , dung dịch ba zơ , o xit ba zơ - HS hiểu được cơ sở khoa học để phân loại oxít bazơ và oxít axít là dựa vào những tính chất hóa học của chúng. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết phương trình HH cho học sinh. - Vận dụng được những tính chất hóa học của oxít để giải các bài tập định tính và định lượng. 3. Thái độ: -Giáo dục thái độ học tập bộ môn cho học sinh 4. Trọng tâm : -tính chất hóa học của oxít II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, thiết bị điều chế CO2, P2O5. - Hóa chất: CuO, CaO, CO2, CaCO3, Pđỏ, ddHCl, ddCa(OH)2. - Bảng phụ ghi bài tập củng cố. 2.Học sinh: -Ôn tập lại kiến thức về Oxit đã học ở lớp 8. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định lớp :Kiểm tra sĩ số tác phong của học sinh.ghi tên HS vắng (1p) 2.Kiểm tra bài cũ: 5p ? Ở lớp 8, các em đã được học Oxit được chia làm mấy loại? Khái niệm mỗi loại oxit đó. Cho ví dụ. - Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn. - GV: hoàn chỉnh, sữa sai và ghi điểm. 3: Bài mới : * Mở bài : 1p Ở lớp 8 các em đã được tìm hiểu một số kiến thức về oxit như bạn mới trình bày. Vậy Oxit có những tính chất hóa học gì? Bài học hôm nay sẽ cho các em tìm hiểu kiến thức này. I: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA O XIT Hoạt động 1 1. Oxít bazơ có những tính chất hóa học nào?14p HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV: Thông báo: Cho BaO t/d với nước dd Ba(OH)2 - GV: Yêu cầu HS viết PTHH. - Ba(OH)2 thuộc loại hợp chất nào? - GV: Thông báo thêm: 1 số oxít khác như: Na2O, CaO, K2O củng có phản ứng tương tự. Yêu cầu HS rút ra kết luận. -GV: Yêu cầu HS làm TN giữa CuO với HCl - GV: cho HS Quan sát hiện tượng, nhận xét và giải thích. - GV: cho HS Viết PTHH của phản ứng. - GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận. GV: Dẫn ra hiện tượng thực tế: nước vôi để trong không khí một thời gian có hiện tượng gì? Giải thích? Giải thích và hướng dẫn HS viết PTHH. - GV:Yêu cầu HS viết PTHH giữa BaO với CO2. - Thông báo 1 số oxít khác như: CaO, Na2O củng có phản ứng tương tự. - GV:Yêu cầu HS rút ra kết luận. a:T/d với nước: - HS: Viết PTHH: BaO + H2O Ba(OH)2 - Ba(OH)2: là bazơ. - HS: Lắng nghe và rút ra kết luận và viết PTHH Một số oxít bazơ t/d với nước dd bazơ (kiềm) b T/d với axít: - HS: Tiến hành làm TN theo nhóm. - Hiện tượng: Chất rắn màu đen tan trong dd axít. Vì CuO đã t/d với HCl. - Viết PTHH. CuO(r) + 2HCl(dd) CuCl2(dd) + H2O(l) Kl: o xit ba zơ + a xit .→ muối + nước c. T/d với oxít axít: - HS: Trả lời : Trên bề mặt phủ một lớp váng màu đục. Do khí CO2 trong không khí tham gia pứ với nước vôi. -HS: Viết PTHH cho phản ứng. -HS: Rút ra kết luận. - HS: Viết PTHH. BaO(r) + CO2(k) BaCO3(r) - HS: Lắng nghe. - HS: Rút ra kết luận chung. O xit ba zơ + o xit a xit → muối Hoạt động 2: Oxít axít có những tính chất hóa học nào?13p HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV: Yêu cầu HS làm TN + Đốt P trong bình oxi. + Rót nước vào, lắc cho P2O5 tan. + Thử dd bằng quì tím. - Nếu làm TN đối với 1 số oxít khác như: SO2, N2O5 Kết quả sẽ như thế nào? - GV giới thiệu các oxit axit tạo ra các gốc axit tương ứng để HS viết PTHH - Gv: Làm TN giữa CO2 với nước vôi trong. - Xác định chất tham gia, chất tạo thành? - Viết PTHH của phản ứng.( Sửa chữa, uốn nắn kĩ năng viết PTHH) - Yêu cầu HS rút ra KL về t/chất hóa học của oxít axít. a.T/d với nước: - HS: Tiến hành làm TN theo nhóm. - HS: Nhận xét: màu quì tím đỏ - Rút ra KL: Oxit axit + H2O Axít - HS:Trả lời: kết quà tương tự. -HS: Lắng nghe kiến thức do GV cung cấp. -HS Viết các PTHH. P2O5(r) + 3H2O(l) 2H3PO4(dd) b.T/d với dd bazơ: -HS: Theo dõi, quan sát hiện tượng và giải thích. - Chất tham gia: Ca(OH)2, CO2 - Sản phẩm: CaCO3, H2O. - HS: Viết PTHH của cá phản ứng. CO2(k) + Ca(OH)2(dd) CaCO3(r) + H2O(l) HS: Rút ra KL chung. Oxit axit + dd Bazơ Muối và nước. C: T/d với oxít bazơ: VD: BaO(r) + CO2(k) BaCO3(r) Kl: Oxit axit + Oxit Bazơ Muối Hoạt động 3: II.Khái niệm về sự phân loại oxít.5p HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GV: Yêu cầu HS nghiên cứu sgk và dựa vào t/chất hóa học để trả lời câu hỏi: - T/chất hóa học cơ bản của oxít axít và oxít bazơ là gì? - Dựa vào t/chất hóa học oxít được chia làm mấy loại? - HS: Nghiên cứu sgk trả lời: Chia làm 4 loại. Oxít axít : là những oxit t/d với dd bazơ tạo thành muối và nước - Oxít bazơ : là những oxit t/d với dd axit tạo thành muối và nước . - Oxit lưỡng tính,: là những oxit t/d với dd bazơ và dd axit tạo thành muối và nước. - Oxit trung tính.: là những oxit không t/d với axit, bazơ, nước 4: Củng cố :5P *GV: Đặt câu hỏi để HS nhắc lại nội dung kiến thức trọng tâm của bài học. GV: Yêu cầu HS giải bài tập 1/6/sgk. + T/d với nước: CaO, SO3 + T/d với dd HCl: CaO, Fe2O3 + T/d với dd NaOH: SO3 5. Dặn dò. 1P - Nhắc nhở học sinh học bài và làm các bài tập ở sgk và sách bài tập. - Xem trước nội dung bài mới: Một số oxít quan trọng * Rút kinh nghiệm: .
File đính kèm:
- Bai_1_Tinh_chat_hoa_hoc_cua_oxit_Khai_quat_ve_su_phan_loai_oxit.docx