Giáo án Hóa học 9 - Tiết 19: Thực hành tính chất hóa học của bazơ và muối

GV Hướng dẫn HS làm TN

Cho vài giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 rắn. Lắc đều. Quan sát hiện tượng và giải thích. Kết luận về tính chất hoá học của bazơ, viết phương trình hoá học?

 

-* Giáo viên lưu ý học sinh các thao tác thí nghiệm đảm bảo an toàn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 19: Thực hành tính chất hóa học của bazơ và muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10.Tiết 19 
THỰC HÀNH: 
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI
ND :18/10/12
1. MỤC TIÊU :
 1.1 Kiến thức: 
HS biết :- Mục đích ,các bước tiến hành các TN,Kĩ thuật thực hiện các TN .
Học sinh hiểu :Bazo tác dụng với dd axit ,với dd muối .
 Dung dịch muối tác dụng với kim loại,với dd muối khác và với axit .
 1.2. Kĩ năng : 
 HS thực hiện được: -Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn ,thành công 5 TN .
 HS thực hiện thành thạo : Quan sát mô tả,giải thích hiện tượng TN và viết được các PTHH.
Viết tường trình TN. 
 1.3Thái độ :
Thói quen : - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tiết kiệm trong thực hành hoá học. 
Tính cách : Tạo cho học sinh hứng thú học tập bộ môn.
 2.NỘI DUNG HỌC TẬP 
 - Phản ứng của bazo với muối ,với axit .
 - Phản ứng của muối với kim loại ,với axit ,với muối .
3. CHUẨN BỊ :
 3.1 GV: - Hoá chất: NaOH, CuSO4, HCl, Fe, BaCl2, Na2CO3, H2SO4.
 - Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, kẹp sắt.
 3.2. HS: Kiến thức về tính chất hoá học của bazơ, muối.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :
- Giáo viên ổn định 
- Giáo viên nêu yêu cầu tiết thực hành.,hướng dẫn các TN
- Các nhóm kiểm tra dụng cụ, hoá chất thí nghiệm. 
 4.2. Kiểm tra miệng: Ôn các kiến thức cơ bản:
Gọi 2 học sinh sửa bài tập về nhà.
Sau câu a, b, học sinh nêu tính chất hoá học của bazơ.
- Sau câu c, d, học sinh nêu tính chất hoá học của muối 
HS1:
a. Tác dụng với dd NaOH: CuSO4, H2SO4, CO2. .(3ñ)
b. Tác dụng với Cu(OH)2: H2SO4. . (2ñ)
- Tính chất hoá học của bazơ. .(5ñ)
HS2
c. Tác dụng với dd CuSO4: Fe, NaOH. (2ñ)
d. Tác dụng với dd BaCl2: H2SO4, CuSO4, Na2SO4 .(3ñ)
- Tính chất hoá học của muối .(5ñ)
 4.3.Tiến trình bài học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
NỘI DUNG BÀI HỌC
. HĐ 1: (7 phút) TN1:NaOH tác dụng với muối:
GV Hướng dẫn HS làm TN 
Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch CuSO4. Lắc nhẹ ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và giải thích. Kết luận về tính chất hoá học của bazơ,viết PTHH?
Giáo viên: Quan sát các thao tác thí nghiệm của học sinh để lưu ý điều chỉnh sai sót.
HĐ 2: (7 phút) TN2: Cu(OH)2 tác dụng với axit:
GV Hướng dẫn HS làm TN 
Cho vài giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 rắn. Lắc đều. Quan sát hiện tượng và giải thích. Kết luận về tính chất hoá học của bazơ, viết phương trình hoá học?
-* Giáo viên lưu ý học sinh các thao tác thí nghiệm đảm bảo an toàn.
HĐ 3: (7 phút) TN3: CuSO4 tác dụng với kim loại:
GV Hướng dẫn HS làm TN 
Nhỏ 1ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm chứa cây đinh sắt. Quan sát hiện tượng và giải thích. Kết luận về tính chất hoá học của muối. Viết phương trình hoá học?
- Giáo viên lưu ý học sinh kỹ thuật thí nghiệm đảm bảo thành công.
HĐ 4: (7 phút) TN4: Bari clorua tác dụng với muối:
GV Hướng dẫn HS làm TN 
Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa Na2CO3.
Quan sát hiện tượng, giải thích, kết luận về tính chất hoá học của muối. 
Viết phương trình hoá học?
- Giáo viên quan sát các thao tác thí nghiệm của học sinh các nhóm.
HĐ5: (7 phút) TN5: BaCl2 tác dụng với axit:
GV Hướng dẫn HS làm TN 
Nhỏ vài giọt BaCl2 vào ống nghiệm chứa 1ml
 dung dịch H2SO4. Quan sát hiện tượng và giải thích. Kết luận về tính chất hoá học của muối. Viết phương trình hoá học?
- Giáo viên quan sát các thao tác thí nghiệm của học sinh.
TN1:NaOH tác dụng với muối:
Các nhóm làm thí nghiệm, báo cáo hiện tượng quan sát.
? Trạng thái, màu sắc các chất trước và sau thí nghiệm?
Xuất hiện chất rắn màu xanh thẫm và dung dịch trong suốt.
? Giải thích hiện tượng, viết phương trình hoá học và kết luận về tính chất bazơ tan?
Do NaOH tác dụng với CuSO4 tạo ra Cu(OH)2 không tan màu xanh và dung dịch Na2SO4 không màu.
Phương trình hoá học:
NaOH(dd)+CuSO4(dd)→ Cu(OH)2(r) +Na2SO4(dd)
Kết luận: 
Bazơ tan tác dụng với dung dịch muối tạo muối và bazơ mới.
TN2: Cu(OH)2 tác dụng với axit:
 Các nhóm làm thí nghiệm, báo cáo hiện tượng quan sát
? Trạng thái chất thay đổi như thế nào? 
Chất rắn Cu(OH)2 tan dần, xuất hiện dung dịch màu xanh lá cây. 
? Giải thích hiện tượng?
? Rút ra kết luận về tính chất của bazơ không tan?
Do dung dịch HCl tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch CuCl2 có màu xanh.
Phương trình hoá học:
2HCl(dd)+Cu(OH)2(r)→ CuCl2(dd) + 2H2O(l)
Kết luận: 
Bazơ không tan tác dụng với axit tạo muối và nước.
TN3: CuSO4 tác dụng với kim loại:
Các nhóm làm thí nghiệm và báo cáo hiện tượng
? Nhận xét màu của cây đinh sắt trước, sau phản ứng?
Bề mặt đinh sắt có lớp chất rắn màu đỏ bám vào.
? Giải thích hiện tượng thí nghiệm?
? Rút ra kết luận?
Do sắt đẩy đồng trong dung dịch CuSO4 tạo ra đồng nguyên chất có màu đỏ.
Phương trình hoá học:
Fe(r)+CuSO4(dd)→ CuSO4(dd) + Cu(r) (đỏ)Kết luận: 
Dung dịch muối tác dụng với kim loại tạo muối và kim loại mới.
TN4: Bari clorua tác dụng với muối:
Các nhóm làm thí nghiệm
 Các nhóm báo cáo hiện tượng quan sát.
Từ 2 dung dịch trong suốt xuất hiện chất rắn màu trắng lắng xuống
? Giải thích hiện tượng thí nghiệm?
? Rút ra kết luận?
Do BaCl2 tác dụng với Na2CO3 tạo ra BaCO3 không tan, màu trắng.
Phương trình hoá học:
BaCl2(dd)+Na2CO3(dd)→ BaCO3(r) + 2NaCl(dd)
 Kết luận: 
Muối tác dụng với muối tạo ra hai muối mới.
Do BaCl2 tác dụng với Na2CO3 tạo ra BaCO3 không tan, màu trắng.
Phương trình hoá học:
BaCl2(dd)+Na2CO3(dd)→ BaCO3(r) + 2NaCl(dd)
TN5: BaCl2 tác dụng với axit:
- Các nhóm làm thí nghiệm.
? Nêu hiện tượng thí nghiệm và giải thích, viết phương trình hoá học?
? Rút ra kết luận?
-Xuất hiện chất rắn màu trắng lắng xuống.
 Do BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra BaSO4 không tan màu trắng.
Phương trình hoá học:
BaCl2(dd)+H2SO4(dd)→ BaSO4(r) + 2HCl(dd)
Kết luận: 
Muối tác dụng với axit tạo ra muối mới và axit mới.
4.4. Tổng kết :
 - Các phản ứng xảy ra trong 5 thí nghiệm trên thuộc loại phản ứng gì?
- Cho biết điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra?
- Học sinh thu dọn dụng cụ, hoá chất thí nghiệm.
- Học sinh viết bản tường trình.
- Giáo viên nhận xét tiết thực hành.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 * Đối với bài học ở tiết học này : -Nắm vững các hiện tượng xảy ra trong các TN trên .
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :Xem lại tính chất của oxit, axit, bazơ, muối và các dạng bài tập đã học về hoàn thành chuổi phản ứng ,nhận biết các chất ,bài toán tính khối lượng ,thể tích , nồng độ mol …
 - Chuẩn bị tiết sau "Kiểm tra 1 tiết".
5 PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docTIET 19 HOA 9 THUC HANH.doc