Giáo án Hóa học 9 - Tiết 10: Bài thực hành 2: Tuần dạy: 10 tính chất hóa học của bazơ - Muối

Hoạt động 1: (1 phút) Để rèn luyện các kỹ năng, thao tác thí nghiệm, quan sát, giải thích hiện tượng và chứng minh tính chất hóa học của bazơ, muối, hôm nay các em tiến hành các thí nghiệm sau:

* Hoạt động 2: ( 35 phút) Hướng dẫn hs làm thí nghiệm.

Phương pháp: Trực quan, thảo luận.

GV: Hướng dẫn HS làm các thí nghiệm sau:

 TN1: Nhỏ vài giọt dd NaOH vào ống nghiệm có chứa 1ml dd FeCl3, lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng.

HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.

HS: Đại diện nhóm nêu hiện tượng.

(Xuất hiện chất kết tủa màu vàng nâu).

 HS: Giải thích? Viết PTHH.

? Muối tan tác dụng với dd bazơ tạo ra những sản phẩm gì?

 

doc5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 10: Bài thực hành 2: Tuần dạy: 10 tính chất hóa học của bazơ - Muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14 - Tiết 19 BÀI THỰC HÀNH 2:
Tuần dạy: 10 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ -MUỐI 
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức :
 * HS biết:
 - Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm
 * HS hiểu:
- Bazơ tác dụng với dung dịch axit với dung dịch muối.
- Dung dịch muối tác dụng với kim loại, với dung dịch muối khác và với axit. 
 2. kỹ năng:
- Sử dụng dụng cụ hóa chất để tiến hành an toàn thành công 5 thí nghiệm trên .
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận và có ý thức trong khi làm thí nghiệm, cách sử dụng hóa chất, dụng cụ.
 -Cách bảo quản hóa chất, không đổ hóa chất bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 - Phản ứng của bazơ với muối, với axit.
 - Phản ứng của muối với kim loại, với axit, với muối. 
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Chuẩn bị 5 bộ hóa chất, mỗi bộ gồm:
- Hóa chất: Dung dịch NaOH, FeCl3, CuSO4 , HCl, BaCl2, Na2SO4 ,H2SO4(l).
 Đinh sắt, dây nhôm.
 -Dụng cụ: 6 Ống nghiệm, 1 giá ống nghiệm, 7 ống hút, 2 kẹp gỗ, 1kẹp sắt , 3 li thủy tinh, phễu lọc, thìa thủy tinh.
 2. Học sinh: 
 -Chuẩn bị truớc bài học ở nhà.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
 2. Kiểm tra miệng: GV gọi 2 hs nhắc lại kiến thức cũ:
 -Câu 1: Nêu các tính chất hóa học của bazơ.
 -Câu 2: Nêu các tính chất hóa học của muối.
 - Các nhóm nhận và kiểm tra dụng cụ, hóa chất.
 3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1: (1 phút) Để rèn luyện các kỹ năng, thao tác thí nghiệm, quan sát, giải thích hiện tượng và chứng minh tính chất hóa học của bazơ, muối, hôm nay các em tiến hành các thí nghiệm sau:
* Hoạt động 2: ( 35 phút) Hướng dẫn hs làm thí nghiệm.
Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
GV: Hướng dẫn HS làm các thí nghiệm sau:
TN1: Nhỏ vài giọt dd NaOH vào ống nghiệm có chứa 1ml dd FeCl3, lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
HS: Đại diện nhóm nêu hiện tượng.
(Xuất hiện chất kết tủa màu vàng nâu).
HS: Giải thích? Viết PTHH.
? Muối tan tác dụng với dd bazơ tạo ra những sản phẩm gì? 
TN 2: GV tiếp tục hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2/ 44 SGK theo các bước:
Cho 1 ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dd HCl vào lắc đều. 
GV yêu cầu hs quan sát và nêu hiện tượng, giải thích.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH. 
Bazơ tác dụng với axit tạo ra những sản phẩm gì?
Phản ứng này được gọi là pư gì?
Bản chất của pư trung hòa là gì?
(pư trao đổi)
GV: Qua thí nghiệm trên, hãy rút ra kết luận về tính chất hóa học của bazơ. 
TN 3:
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3:
Ngâm 1 đinh sắt sạch trong ống nghiệm chứa 1ml dd CuSO4 . 
Quan sát, nêu hiện tượng.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, nêu hiện tượng, giải thích .
Chất có màu đỏ gạch sinh ra bám vào cây đinh sắt là chất gì?
Màu sắc của dung dịch như thế nào so với lúc đầu?
-GV giải thích thêm.
Gọi hs viết PTHH. (chú ý về trạng thái, màu sắc trong pư)
PƯ này thuộc loại pư gì?
Qua thí nghiệm này chứng tỏ: giữa sắt và đồng kim loại nào mạnh hơn?
Rút ra kết luận.
TN 4:
GV hướng dẫn hs làm thí nghiệm theo các bước sau:
Nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ống nghiệm chứa 1ml dd Na2SO4 .
Quan sát, nêu hiện tượng.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, nêu hiện tượng, giải thích.
Gọi hs viết PTHH. (chú ý về trạng thái, màu sắc trong pư)
Chất kết tủa trắng sinh ra đó là chất gì?
Hai dd muối tác dụng với nhau tạo ra những sản phẩm nào?
PƯ này thuộc loại pư gì?
Nhắc lại điều kiện của phản ứng trao đổi.
TN 5:
GV: hướng dẫn hs làm thí nghiệm theo các bước sau: 
Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch H2SO4(l) 
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm
Gọi HS nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH (chú ý về trạng thái, màu sắc trong phản ứng)
Muối tác dụng với axit tạo ra những sản phẩm nào?
PƯ này thuộc loại pư gì? (pư trao đổi)
+ Liên hệ thực tế: Tác hại của 1 sớ hóa chát như: NaOH, FeCl3,
I. Tiến hành thí nghiệm: 
 1- Tính chất hóa học của bazơ:
 a. Thí nghiệm 1: Natri hidroxit tác dụng với dd muối (pư trao đổi).
-Hiện tượng:
 Xuất hiện chất kết tủa màu vàng nâu, đó là sắt(III)hidroxit.
-PTHH:
 3NaOH + FeCl3 ® Fe(OH)3¯ + 3NaCl
(trong suốt)(vàng nâu))(vàng nâu)(trong suốt)
-Kết luận: Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối tạo ra muối mới và bazơ mới.
b. Thí nghiệm 2: Đồng(II) hidroxit tác dụng với axit. ( Phản ứng trung hòa).
-Hiện tượng:
Đồng hidroxit tan ra, dung dịch thu được có màu xanh, đó là CuCl2.
-PTHH:
Cu(OH)2 + 2HCl ® CuCl2 + 2H2O
(xanh ) (không màu)(xanh)
-Kết luận: Bazơ tác dụng với axit tạo ra muối và nước.
2. Tính chất hóa học của muối:
a. Thí nghiệm 3: Dung dịch đồng(II) sunfat tác dụng với kim loại.
-Hiện tượng:
Có kim loại màu đỏ gạch sinh ra bám bên ngoài đinh sắt. Dung dịch CuSO4 bị nhạt màu.
- PTHH:
 Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu¯
(trắng xám) (xanh) (xanh nhạt) (đỏ gạch) 
-Kết luận: Dung dịch muối tác dụng với kim loại (mạnh hơn kim loại trong muối) tạo ra muối mới và kim loại mới.
b. Thí nghiệm 4: Dung dịch BaCl2 tác dụng với dd muối Na2SO4.
-Hiện tượng:
 Xuất hiện kết tủa màu trắng, đó là BaSO4
-PTHH:
 BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ + 2NaCl
 (trong suốt) (trắng)
-Kết luận: Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo ra hai muối mới.
c. Thí nghiệm 5: Dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch axit.
-Hiện tượng:
 Xuất hiện kết tủa màu trắng đó là BaSO4.
- PTHH: 
 BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4¯ + 2HCl
 (trong suốt) (trắng)
-Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo ra muối mới và axit mới.
4/ Tổng kết:
 1/ -Nhắc lại tính chất hóa học của bazơ, muối.
 a. Bazơ: + Tác dụng với dd muối 
 + Tác dụng với dd axit.
 b. Muối: + Tác dụng kim loại
 + Tác dụng dd muối.
 + Tác dụng dd axit.
 2/- Tổ chức cho hs chơi trò chơi ô chữ.
 -Từ khóa: KIM LOẠI
5/ Hướng dẫn học tập:
 * Đối với bài học ở tiết học này:
Ghi nhận tất cả các thí nghiệm đã làm, hiện tượng xảy ra trong từng thí nghiệm.
Viết bản tường trình theo mẫu có sẵn.
Dọn rửa dụng cụ, sắp xếp lại các hóa chất trong khay
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Học kỹ các bài ( Từ bài 7 đến bài 14), xem lại các bài tập đã sửa, làm các bài tập còn lại chưa làm xong. 
Tiết sau kiểm tra 1 tiết. 
GV nhận xét lớp học.
V. PHỤ LỤC: 
 -Bản tường trình thí nghiệm photo sẵn phát cho hs.
 -Đèn chiếu- Phần mềm hỗ trợ.

File đính kèm:

  • docBai_14_Thuc_hanh_Tinh_chat_hoa_hoc_cua_bazo_va_muoi.doc
Giáo án liên quan