Giáo án Hóa học 9 - Nguyễn Thị Hương Xen

+ Để thực hiện chuyển hoá (1): ta cho oxit bazơ + axit.

+ Để thực hiện chuyển hoá (2): ta cho oxit axit + dd bazơ .

+ Để thực hiện chuyển hoá (3): ta cho oxit bazơ +nước .

+ Để thực hiện chuyển hoá (4): ta thuỷ phân các bazơ không tan .

+ Để thực hiện chuyển hoá (5): ta cho oxit axit( trừ SiO2)+ nước .

+ Để thực hiện chuyển hoá (6): ta cho dd bazơ + dd muối .

+ Để thực hiện chuyển hoá (7): ta cho dd bazơ + dd muối .

+ Để thực hiện chuyển hoá (8): ta cho muối + axit .

+ Để thực hiện chuyển hoá (9): ta cho axit + bazơ.

doc208 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Nguyễn Thị Hương Xen, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác. Trong đó hàm lượng cácbon < 2%
Tính chất
Giòn, không rèn, không giác mỏng được
Đàn hồi, dẻo (có thể rèn, dát mỏng , kéo sợi được ), cứng 
Sản xuất
Trong lò cao
Nguyên tắc : Dùng Co để khử oxit sắt ở nhiệt độ cao
to
Fe2O3+3CO 2Fe+3CO2
Trong lò luyện thép 
Nguyên tắc: Oxi hoá các nguyên tố C, Mn, Si, P…có trong gang
to
FeO + C Fe +CO
GV: Chiếu lên màn hình câu hỏi sau và yêu cầu HS trả lời lần lượt :
- Thế nào là sự ăn mòn kim loại ?
- Những yếu tố ảnh hưởg đến sự ăn mòn kim loại ?
- Tại sao phải bảo vệ kim loại không bị ăn mòn ?
- Những biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn ?
 Hãy lấy ví dụ minh hoạ .
4. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn 
HS: Trả lời các câu hỏi 
Hoạt động 2
GV: Chiếu đề bài luyện tập 2 lên màn hình 
Bài tập 2:
Có các kim loại Fe, Al, Cu, Ag. Hãy cho biết trong các kim loại trên, kim loại nào tác dụng được với :
a, Dung dịch HCl
b, Dung dịch NaOH
c, Dung dịch CuSO4
d, Dung dịch AgNO3
 Viết các PTPƯ xảy ra .
GV: Chiếu bài làm của học sinh lên màn hình, Yêu cầu học sinh giải thích và gọi các học sinh khác nhận xét .
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 3:
Bài tập 3:
 Hoà tan 0,54 gam một kim loại R (có hoá trị III trong hợp chất) bằng 50 ml dd HCl 2M . Sau phản ứng thu được 0,672 lít khí ( ở đktc).
a, Xác định kim loại R 
b, Tính nồng mol của dd thu được sau phản ứng .
GV: Gọi học sinh là từng bước sau đó chiếu lên màn hình .
GV: Nhận xét và cho điểm .
II. Bài tập 
HS: Làm bài tập vào vở :
a, Những kim loại tác dụng được với dd HCl là: Fe, Al :
Phương trình : 
Fe + HCl đ FeCl2 + H2 
2Al + 6HCl đ 2AlCl3 + 3H2 
b, Những kim loain tác dụng được với dd NaOH là: Al
2Al +2NaOH +2H2Ođ2NaAlO2
 + 3H2
c, Những kim loại tác dụng được với dd CuSO4 là: Al, Fe 
Phương trình:
2Al + 3CuSO4 đ Al2(SO4)3+ 3Cu
Fe + CuSO4 đ FeSO4 + Cu
d, Những kim loại tác dụng được với dd AgNO3 là: Al, Fe, Cu 
Phương trình:
Al + 3AgNO3 đ Al(NO3)3 + 3Ag
Fe + 2AgNO3đ Fe(NO3)2 + 2Ag
Cu + 2AgNO3 đ Cu(NO3)2+ 2Ag
HS: Làm bài tập 3:
Phương trình 
2R + 6HCl đ 2RCl3 + 3H2
nH2 = 
Theo phương trình:
nR = 
MR= 
Vậy R là Al 
b, nHCl = (đầu bài) CM´V =2´ 0,05
= 0,1 (mol)
 nHCl = (phản ứng) 2´=2´ 0,03
= 0,06 (mol)
nHCl = 0,1 – 0,06 = 0,04 (mol)
nAlCl3 = nAl = 0,02 (mol)
CM AlCl3 =
CM HCl =
 5. Hướng dẫn học ở nhà 
Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5, 7 SGK tr. 69
Chuẩn bị thực hành
Ngày soạn :27 / 11 / 2012	
Ngày dạy :9A: / 12 /2012; 9B: / 12 / 2012.
Tuần 15:
Tiết 29: Thực hành: tính chất hoá học Của nhôm và sắt 
I . Mục tiêu 
	Khắc sâu kiến thức hoá học của nhôm và sắt 
	Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học, khả năng làm bài thực hành hoá học 
	Rèn luyện ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hoá học 
II. Chuẩn bị .
 GV: Chuẩn bị các bộ dụng cụ thí nghiệm theo nhóm :
	 Mỗi nhóm một bộ thí nghiệm :
* Dụng cụ:Giá ống nghiệm ,ống nghiệm ,Đèn cồn ,Giá sắt + kẹp sắt ,Nam châm
	* Hoá chất: Dung dịch NaOH ,Bột nhôm ,Bột sắt ,Bột lưu huỳnh 	 
HS : Đọc trước bài mới ở nhà .
III.Tiến trình bài giảng .
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ .
GV: Kiểm tra tình hình chuẩn bị dụng cụ hoá chất của phòng thí nghiệm có đầy đủ không .
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
GV: ổn định tổ chức, nêu qui định của buổi thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị. 
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1:
Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn.
GV: Các em hãy nhận xét hiện tượng và viết PTPƯ hoá học giải thích (Quan sát kĩ trạng thái màu sắc của chất tạo thành) 
I. Tiến hành thí nghiệm 
1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi
HS: Làm thí nghiện theo hướng dẫn của GV.
HS: Nhận xét hiện tượng và viết PTPƯ
Hoạt động 2
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 
lấy một thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh (theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng) vào ống nghiệm.
GV: Yêu cầu HS quan sát hiện tượng. Cho biết màu sắc của sắt, lưu huỳnh, hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh và của chất tạo thành sau phản ứng.
GV có thể hướng dẫn HS dùng nam châm hút hỗn hợp trước và sau phản ứng để thấy rõ sự khác nhau về tính chất của các chất tham gia phản ứng và sản phẩm 
2. Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
HS: Nêu hiện tượng:
Trước thí nghiệm:
- Bột sắt có màu trắng xám, bị nam châm hút 
- Bột lưu huỳnh có màu vàng nhạt 
- Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn: hỗn hợp cháy với ngọn lửa nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt 
- Sản phẩm tạo thành khi để nguội là chất rắn màu đen, không có tính nhiễm từ (không bị nam châm hút)
Phương trình:
to
 Fe + S FeS 
Hoạt động 3
GV: Nêu vấn đề:
Có hai lọ không dán nhãn đựng 2 kim loại (riêng biệt): Al, Fe
Em hãy nêu cách nhận biết ?
GV: Gọi HS nêu cách làm.
GV: yêu cầu hs làm thí nghiệm .
GV: Gọi đại diện HS báo cáo kết quả, giải thích và viết PTHH.
3. Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong 2 lọ không dán nhãn
HS: Nêu cách làm:
- Lấy một ít bột kim loại Al, Fe vào 2 ống nghiệm 1và 2.
- Nhỏ 4 giọt dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm. 
HS: Tiến hành thí nghiệm, quan sát, giải thích và viết PTPƯ.
HS: Báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích, viết PTPƯ.
Hoạt động 4
GV: Hướng dẫn HS thu dọn hoá chất, rửa ốnh nghiệm, thu dọn dụng cụ, vệ sinh phòng thí nghiệm 
GV: nhận xét buổi thực hành và hướng dẫn HS làm tường trình theo mẫu.
II. Công việc cuối buổi thực hành 
Viết bản tường trình:
HS: Viết tường trình theo mẫu. 
 5. Hướng dẫn học ở nhà 
- Ôn tập các kiến thức về kim loại.
- Đọc trước bài: Tính chất của phi kim.
Chương III: Phi Kim .
 sơ lược về bảng hệ thống tuần hoàn
 các nguyên tố hoá học
--------------------- — š – -------------------------
Ngày soạn :28 / 11 / 2012	
Ngày dạy :9A: / 12 /2012; 9B: / 12 / 2012.
Tuần 15:
Tiết 30 – Bài 25: Tính chất của phi kim
I . Mục tiêu .
 	Biết một số tính chất vật lí của phi kim
	Biết những tính chất hoá học của phi kim 
	Biết được các phi kim có mức độ hoạt động khác nhau.
	Biết sử dụng kiến thức đã biết để rút ra các tính chất vật lí và tính chất hoá học của phi kim .
	Viết được các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hoá học của phi kim . 
II. Chuẩn bị .
GV: 
* Dụng cụ: lọ thuỷ tinh có nút nhám đựng khí clo, Dụng cụ điều chế khí hiđro 
	* Hoá chất: 
Hoá chất để điều chế hiđro, Clo, Quì tím 
HS : Đọc trước bài mới ở nhà .
III.Tiến trình bài giảng .
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ .
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
GV: Yêu cầu SGK đọc kĩ SGK và tóm tắt vào vở . Sau đó . GV gọi một học sinh tóm tắt .
I. Tính chất vật lí của phi kim 
HS: Tóm tắt tính chất vật lí của phi phim :
* ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở 3 trạng thái 
+ Trạng thái rắn: C, S , P…
+ Trạng thái lỏng: Br2 …
+ Trạng thái khí : O2, Cl2, N2…
* Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và nhiệt độ nóng chảy thấp .
 Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2…
Hoạt động 2
GV: Đặt vấn đề : Từ lớp 8 đến nay các em đã làm quen với nhiều pư hoá học trong đó có sự tham gia pư của phi kim .
đ GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm với nội dung: “Viết tấ cả các PTPƯ mà em đã biết trong đó có chất tham gia pư là phi kim ” .
GV: yêu cầu học sinh dán các PTPƯ mà nhóm mình viết lên bảng .
GV: Hướng dẫn các em sắp xếp, phân loại các phương trình phản ứng đó theo tính chất hoá học của phi kim .( Nếu đối tượng HS không giỏi , GV có thể liệt kê các tính chất hóa học của phi kim, sau đó GV yêu cầu học sinh gắn các phương trình phản ứng hoá học mà nhóm mình viết với các tính chất hoá học cho phù hợp ).
GV: Riêng tính chất tác dụng với hiđro GV bổ sung tính chất clo tác dụng với hiđro . Sau đó GV làm thí nghiệm theo các bước sau :
+ Giới thiệu bình khí clo để học sinh quan sát .
+ Giới thiệu dụng cụ để điều chế hiđro (các em đã được làm quen từ lớp 8) .
+ GV điều chế H2 sau đó đốt khí H2 và đưa hiđro đang cháy vào lọ đựng clo .
+ Sau phản ứng cho một ít nước vào lọ lắc nhẹ, rồi dùng quì tím để thử .
GV: Gọi HS nhận xét hiện tượng .
GV: Vì sao giấy quỳ tím hoá đỏ .
GV: Thông báo phần nhận xét .
GV: Hướng dẫn và yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng , ghi lại trạng thái , màu sắc của các chất .
GV: Thông báo :
Ngoài ra khi kim khác cũng phản ứng với C, S, Br2 … tác dụng với hiđro cũng tạo thành hợp chất khí .
GV: Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét .
GV: Có thể gọi HS mô tả hiện tượng của phản ứng đốt lưu huỳnh trong oxi và ghi trạng thái, màu sắc của các chất trong phản ứng .
GV: Thông báo :
Mức độ hoạt động hoá học của phi kim được xét vào khả năng mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro .
GV: Giới thiệu :
+ Phi kim hoạt động mạnh : F2, O2, Cl2 ..
+ Phi kim hoạt động yếu hơn: S, P, C, Si… 
II. Tính chất hoá học của phi kim
HS: Các nhóm thảo luận để viết PT .
( Học sinh có thể viết vào bảng phụ hoặc giấy A2)
HS: sắp xếp phân loại các phương trình phản ứng theo các tính chất hoá học của phi kim .
1. Tác dụng với phi kim 
* Nhiều loại phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối .
to
 2Na + Cl2 2NaCl
to
 2Al + 3S Al2S3 
to
* Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit:
 3Fe + 2O2 Fe3O4
to
 2ZnO + O2 2ZnO 
2. Tác dụng với hiđro.
* Oxi tác dụng với hiđro
to
 2H2 + O2 2H2O
* Clo tác dụng với hiđro .
HS: Quan sát thí nghiệm .
HS: Nhận xét hiện tượng:
+ Bình clo ban đầu có màu vàng lục .
+ Sau khi đốt clo trong bình thì màu vàng biết mất 
+ Giấy quì tím hoá đỏ .
HS: trả lời :
Giấy quì tím hoá đỏ vì dd được tạo thành có tính axit .
HS: Ghi vào vở phần nhận xét :
Khí clo đã phản ứng mạnh với khí hiđro tạo thành khí hiđro clorua không màu, khí này tan mạnh trong nước tạo thành axit clohiđric 
HS: Viết PTPƯ
to
 H2 + Cl2 2HCl
 (dd) (k) (k)
không màu vàng lục không màu 
 HS: Nêu nhận xét :
Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí .
3. Tác dụng với oxi :to
 S + O2 SO2 
 (r) (k) (k) 
 (vàng) (không màu) ( không màu)
4. Mức độ hoạt động hoá học của phi kim 
HS: Nghe giảng và ghi bài 
 4. Củng cố 
Bài tập 1 :
 Viết các phương trình phản ứng biểu diễn cuyển hoá sau:
1
 H2S 
3
4
6
5
2
7
S SO2 SO3 H2SO4 K 2SO4 BaSO4 
8
 FeS H2S 
GV: Gọi HS chữa bài trên bảng .
HS: Làm bài tập vào vở :
to
1, S + H2 H2S 
to
2, S + O2 SO2
V2O5
to
3, 2SO2 + O2 2SO3
4, SO3 + H2O đ H2SO4 
5, 2KOH + H2SO4 đ K2SO4 + 2H2O
6, K2SO4 + BaCl2 đ BaSO4 + 2KCl 
to
7, Fe + S FeS 
8, FeS + H2SO4 đ FeSO4 + H2S
GV: Gọi các HS khác nhận xét 
Bài tập 2: Hỗn hợp A gồm 4,2 gam bột sắt và 1,6 gam bột lưu huỳnh . Nung hôn hợp A trong điều kiện không có không khí, Thu được chất rắn B. Cho dd HCl dư tác dụng với chất rắn B, thu được hỗn hợp khí C .
a, Viết PTPƯ
b, Tính thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp khí C.
GV: Gọi một học sinh xác định phương hướng làm bài .
HS: Nêu phương hướng làm bài :
+ Tính số mol của sắt và lưu huỳnh 
+ Xác đinh xem chất nào pư hết chất nào dư 
+ Viết phương trình phản ứng và xác định thành phần của chất rắn B, và hh khí C.
GV: Yêu cầu học sinh làm bài theo các bước trên 
HS: Làm bài tập 
nFe = 
to
nS = 
Phương trình :	Fe + S FeS (1)
Theo phương trình (1) và theo số mol của các đầu bài cho thì ở pư trên sắt dư .
nFe phản ứng = n FeS = nS = 0,05 mol
nFe dư = 0,075 – 0,05 = 0,025 (mol)
 Chất rắn B gồm : Fe và FeS
Chất rắn B tác dụng với dd HCl dư thì hỗn hợp B phản ứng hết 
	Fe + 2 HCl đ FeCl2 + H2 (2)
	FeS + 2HCl đ FeCl2 + H2S (3)
 Hỗn hợp C gồm : H2và H2S
 Theo phương trình (2) :
nH2 = nFe dư = 0,025 (mol)
 Theo phương trình (3):
nH2S = nFeS = 0,05 (mol)
Đối với các chất khí ở cùng điều kiện tỉ lệ số mol và tỉ lệ thể tích bằng nhau .
đ Thành phần phần trăm của hỗn hợp khí trong khí C là :
%H2= 
%H2S = 100% - 33,33% = 66,67%
GV: Gọi các học sinh khác nhận xét, GV chấm điểm
 5. Hướng dẫn học ở nhà 
Bài tập về nhà : 1, 2, 3, 4, 5, 6SGK tr. 76
Ngày soạn :4 / 12 / 2012	
Ngày dạy :9A: / 12 /2012; 9B: / 12 / 2012.
Tuần 16:
Tiết 31 – Bài 26: Clo (tiết 1)
I . Mục tiêu .
* HS Biết tính chất vật lí của clo:
+ Khí màu vàng lục, mùi hắc, rất độc. 
+ Tan được trong nước hơi nặng hơn không khí.
* HS: Biết được tính chất hoá học của clo:
Clo có một số tính chất hoá học của phi kim: tác dụng với hiđro tạo thành chất khí, tác dụng với kim loại tạo thành muối clorua.
Clo tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, có tính tẩy màu, tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối .
Biết các thao tác tiến hành thí nghiệm: đồng tác dụng với khí clo, điều chế clo trong phòng thí nghiệm, clo tác dụng với nước, clo tác dụng với dung dịch kiềm. Biết cách quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra kết luận.
Viết các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học của clo. 
II. Chuẩn bị .
 GV: 
Chuẩn bị dụng cụ hoá chất để làm thí nghiệm
1, TN1: Tác dụng của clo với nước 
2, TN2: Clo tác dụng với dung dịch NaOH
* Dụng cụ:Bình thuỷ tinh có nút ,Đèn cồn, đũa thuỷ tinh,Giá sắt, hệ thống ống dẫn khí ,Cốc thuỷ tinh 
* Hoá chất: MnO2 ,Dung dịch HCl đặc ,Bình khí clo (đã thu sẵn) ,Dung dịch NaOH ,H2O, quỳ tím 
HS : Đọc trước bài mới ở nhà .
III.Tiến trình bài giảng .
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ .
H? Nêu các tính chất hoá học của phi kim.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
GV: Đưa ra mục tiêu của tiết học lên màn hình 
GV: Cho HS quan sát lọ đựng clo, kết hợp với đọc SGK. Sau đó GV gọi một HS nêu các tính chất vật lí của clo (có thể cho HS tính tỷ khối của clo với không khí để biết được: clo nặng gấp 2,5 lần không khí. 
I. Tính chất vật lí 
HS: Nêu tính chất vật lí của clo :
- Clo là chất khí màu vàng lục, mùi hắc.
- Clo nặng gấp 2,5 lần không khí. 
- Tan được trong nước. 
- Clo là khí độc.
Hoạt động 2 
GV: Đặt vấn đề:
Liệu clo có tính chất hoá học của phi kim mà tiết trước chúng ta đã học không? ( Cho học sinh xem lại tính chất hoá hịc của phi kim mà em học sinh 1 đã viết ở góc phải màn)
GV: Dừng 1 đến 2 phút để học sinh suy nghĩ .
GV: Thông báo:
Clo có những tính chất của phi kim 
+ Tác dụng với kim loại tạo thành muối .
+ Tác dụng với hiđro tạo thành khí hiđro clorua .
GV: Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng cho các tính chất trên của clo. 
GV: Lưu ý: clo không phản ứng trực tiếp với oxi .
GV: Đặt vấn đề:
Ngoài các tính chất hoá học của phi kim; clo còn có những tính chất hoá học nào khác?
GV: Làm thí nghiệm theo các bước :
+ Điều chế clo và dẫn khí clo vào cốc đựng nước .
+ Nhũng một mẩu giấy quì tím vào dd thu được .
 đ Gọi HS nhận xét hiện tượng .
( Có thể làm thí nghiệm như sau: Đổ nhanh nước vào bình đựng khí clo, đật nut, lắc nhẹ . Dùng đữa thuỷ tinh chấm vào nước clo rồi nhỏ vào).
Phản ứng clo với nước xảy ra theo hai chiều:
 Cl2 + H2O HCl + HClO
Nước clo có tính tẩy màu do axit hipoclorơ (HClO) có tính oxi hoá mạnh. Vì vậy ban đầu quì tím chuyển sang đỏ, sau đó lập tức mất màu .
GV: Nêu câu hỏi :
Vậy khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hiệnntượng hoá học gì?
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm sau đó cho các nhóm nêu ý kiến . 
GV: Clo có thể phản ứng với chất nào nữa hay không ?
đ GV làm thí nghiệm :
+ Dẫn khí clo vào dd đựng NaOH .
+ Nhỏ 1 đến 2 giọt dd vừa tạo thành vào mẩu giấy quì tím .
GV: Cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm như sau: Đổ nhanh dd NaOH vào bình khí clo và đậy nút, lắc nhẹ . Dùng đũa thuỷ tinh nhúng vào dd thu được và nhỏ vào giấy quì tím .
GV: Gọi gọc sinh nêu hiện tượng.
GV: Dựa vào phản ứng của clo với nước, GV hướng dẫn học sinh viết PTPƯ của clo với NaOH . Đọc tên sản phẩm .
GV: Giải thích :
Dung dịch nước Giaven có tính tẩy màu vì NaClO là chất oxi hoá mạnh .
GV: Gọi một học sinh nêu lại tính chất của clo .
II. Tính chất hoá học
HS: Viết PTPƯ:
1. Clo có những tính chất hoá học của phi kim không ?
a, Tác dụng với kim loại
 2Fe + 3Cl2 đ 2FeCl3
 Cu + Cl2 đ CuCl2
 (đỏ) (vàng lục) (trắng)
b, Tác dụng với hiđro
 H2 + Cl2 đ 2HCl
Khí hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit.
HS: Nêu kết luận:
Clo có những tính chất hoá học của phi kim như: tác dụng với hầu hết các kim loại, tác dụng với hiđro… clo là một phi kim hoạt động hoá học mạnh.
2. Clo còn tính chất hoá học nào khác?
a, Tác dụng với nước 
HS: Quan sát HS làm thí nghiệm 
HS: Nhận xét hiện tượng:
- Dung dịch nước clo có màu vàng lục, mùi hắc.
- Nhúng giấy quì tím vào dung dịch thu được giấy quì tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu ngay.
HS: Nghe giảng và viết bài vào vở.
HS: Thảo luận nhóm. 
HS: Thống nhất ý kiến cuối cùng như sau:
Dẫn khí clo vào nước xảy ra cả hiện tượng vật lí, cả cả hiện tượng hoá học.
- Khí clo tan vào nước (hiện tượng vật lí).
- Cho phản ứng với nước tạo thành chất mới là HCl và HClO (hiện tượng hoá học).
b, Tác dụng với NaOH
HS: Quan sát thí nghiệm 
HS: Nêu hiện tượng :
+ Dung dịch tạo thành không màu 
+ Giấy quì tím mất màu 
HS: Clo pư với dd NaOH theo PTPƯ :
Cl2 + 2NaOHđNaCl + NaClO+H2O (vàng lục) (không màu)
Sản phẩm :
NaCl: Natri clorrua 
NaClO: Natri hipoclorit
Dung dịch hôna hợp 2 muối NaCl và NaClO gọi là nước Giaven.
4. Củng cố 
Bài tập 1: 
Viết các phương trình phản ứng và ghi đầy đủ điều kiện khi clo tác dụng với :
a, Nhôm b, Đồng c, Hiđro 
 d, Nước e, Dung dịch NaOH .
to
HS: Làm bài tập 1 :
a, 2Al + 3Cl2 2 AlCl3 
b, Cu + Cl2 đ CuCl2
c, H2 + Cl2 đ 2HCl
d, Cl2 + H2Ođ HCl + HClO
e, Cl2 + 2NaOH đ NaCl + NaClO + H2O
Bài tập 2 :
Cho 4,8 gam kim loại M (có hoá trị II) tác dụng vừa đủ với 4,48 lít khí clo (ở đktc).
 Sau phản ứng thu được m gam muối .
a, Xác định kim loại
b, Tính m?
Học sinh làm bài tập 2 .
to
Phương trình :
	M + Cl2 MCl2 
a, nCl2 = 
đ MM = 
 Vậy kim loại M là magiê : Mg 
to
Phương trình :
	M + Cl2 MCl2
b, Theo phương trình phản ứng 
 n MgCl2 = nMg = 0,2 mol
đ mMgCl2 = n ´ M = 0,2 ´ 95 = 19(gam)
 5. Hướng dẫn học ở nhà
Bài tập về nhà : 3, 4, 5, 6, 11 SGK tr 80
Ngày soạn :5 / 12 / 2012	
Ngày dạy :9A: / 12 /2012; 9B: / 12 / 2012.
Tuần 16:
Tiết 32 – Bài 26: Clo (tiết 2)
I . Mục tiêu .
HS biết một số ứng dụng của clo 
	Học sinh biết được phương pháp :
+ Điều chế clo trong phòng thí nghiệm : bộ dụng cụ, hoá chất, thao tác thí nghiệm, cách thu khí …
+ Điều chế khí clo trong công nghiệp : điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn .
II. Chuẩn bị .
 GV: 
Tranh vẽ: Hình 3.4 phóng to: sơ đồ về một số ứng dụng của clo
Bình điện phân (để điện phân dung dịch NaCl)
Dụng cụ hoá chất để làm thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiệm 
 * Dụng cụ: Bình cầu có nhánh, Đèn cồn, Giá sắt, ống dẫn khí, Cốc thuỷ tinh đựng dung dịch NaOHđặc để khử clo dư ,Bình thuỷ tinh có nút để thu khí clo 
 * Hoá chất: MnO2 (hoặc KMnO4), Dung dịch HCl đặc, Bình đựng H2SO4, Dung dịch NaOH đặc
 HS : Đọc trước bài mới ở nhà .
III.Tiến trình bài giảng .
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ .
HS 1: Nêu các tính chất hoá học của clo. Viết các PTPƯ minh hoạ
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
GV: Vào bài: giới thiệu mục tiêu của tiết học.
GV: Treo tranh vẽ (hình 3.4) và yêu cầu HS nêu những ứng dụng của clo.
GV: Có thể hỏi HS:
Vì sao clo được dùng để tẩy trắng vải sợi? Khử trùng nước sinh hoạt…?
Hoặc: Nước Gia-ven, clorua vôi được sử dụng trong đời sống hàng ngày như thế nào?
III. ứng dụng của clo
HS: Nêu các ứng dụng của clo:
- Dùng để khử trùng nước sinh hoạt.
- Tẩy trắng vải sợi, bột giấy
- Điều chế nước Gia-ven, clorua vôi
- Điều chế nhựa P.V.C, chất dẻo, chất màu, cao su.
Hoạt động 2
GV: Giới thiệu các nguyên liệu được dung để điều chế clo trong phòng thí nghiệm 
GV: Làm thí nghiệm điều chế clo đ gọi HS nhận xét hiện tượng.
GV: Gọi HS nhận xét về cách thu khí clo, vai trò của H2SO4 đặc.
Vai trò của bình đựng dung dịch NaOH đặc. Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước không? Vì sao?
GV: Sử dụng bình điện phân dung dịch NaCl để làm thí nghiệm (GV nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dd)
GV: Gọi một HS nhận xét hiện tượng
GV: Hướng dẫn HS dự đoán sản phẩm (dựa vào mùi của khí thoát ra, màu hồng của dung dịch tạo thành) và gọi HS viết PTPƯ.
GV: Nói về vai trò của màng ngăn xốp, sau đó liên hệ thực tế sản xuất ở Việt Nam 
IV. Điều chế khí clo 
1. Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm
* Nguyên liệu:
- MnO2 (hoặc KMnO4, KClO3…)
- Dung dịch HCl đặc

File đính kèm:

  • dochoa9.doc