Giáo án Hóa học 9 - Bùi Thị Như Hoa - Bài 9: Tính chất hóa học của muối

- GV: Cho HS nhắc lại các loại phản ứng đã học.

- GV: Hướng dẫn HS nêu đặc điểm các phản ứng trong các tính chất 2, 3, 4.

 

-GV: Đó là các phản ứng trao đổi. Vậy, phản ứng trao đổi là gì?

-GV: Yêu cầu HS thảo luận và cho biết điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi là gì?

- GV lưu ý: Phản ứng trung hoà cũng thuộc phản ứng trao đổi

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2822 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Bùi Thị Như Hoa - Bài 9: Tính chất hóa học của muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7 Ngày soạn: 25/09/2014 Tiết : 14 Ngày dạy: 30/09/2014
Bài 9: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI
I. MỤC TIÊU: Sau bài này học sinh phải:
1. Kiến thức: Biết được:
- Tính chất hoá học của muối: tác dụng kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khac, một số muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao.
- Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
2. Kĩ năng: 
- Tiến hành thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hóa học của muối.
- Viết được các phương trình minh họa cho tính chất hóa học của muối.
- Tính khối lượng, thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
3. Thái độ:
- Sự say mê học tập, yêu thích bộ môn, sự nghiêm túc trong làm việc, học tập.
4. Trọng tâm:
- Tính chất hóa học của muối.
- Phản ứng trao đổi và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
- Năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên và học sinh: 
a. Giáo viên: Hoá chất: AgNO3, CuSO4, BaCl2, NaCl, H2SO4, HCl, Cu, Fe.
 Dụng cụ: ống nghiệm cỡ nhỏ, kẹp gỗ, giá đỡ.
b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp: Thí nghiệm nghiên cứu – Trực quan – Làm việc nhóm – Hỏi đáp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp (1’): 
Lớp
Tên HS vắng học
Lớp
Tên HS vắng học
9A1
9A4
9A2
9A5
9A3
2. Kiểm tra bài cũ (10’)
- HS1: Làm bài tập 1/SGK30
- HS2: Làm bài tập 2 /SGK30.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu về tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ. Vậy muối có những tính chất hóa học như thế nào? Thế nào là phản ứng trao đổi và điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay:
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hoá học của muối(15’)
- GV: Hướng dẫn thí nghiệm:
 Cho dây Cu vào ống nghiệm chứa dd AgNO3.Yêu cầu HS nêu hiện tựơng xảy ra và viết PTPƯ xảy ra.
-GV: Hướng dẫn thí nghiệm 2: Cho H2SO4 loãng +dd BaCl2. Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra và viết PTPƯ xảy ra.
-GV giới thiệu: Nhiều muối khác cũng tác dụng axit tạo thành muối mới và axit mới. 
-GV: Hướng dẫn thí nghiệm 3: Cho dd AgNO3 + NaCl.
Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH.
- GV giới thiệu: Nhiều muối khác tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới. 
-GV: Thực hiện thí nghiệm 4: Cho dd NaOH + dd CuSO4 . Yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng và viết PTHH?
- GV thông báo: Chúng ta đã biết nhiều muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như: KClO3 , KMnO4, CaCO3, MgCO3.Yêu cầu HS viết PTHH cho 1 số muối đã biết?
- HS: Thực hiện thí nghiệm, nêu hiện tượng: Có kim loại màu xám bám ngoài dây đồng, dung dịch có màu xanh lam. PTHH : 
Cu+2AgNO3"Cu(NO3)2+2Ag
-HS: Thực hiện thí nghiệm và nêu hiện tượng: Có kết tủa trắng xuất hiện. PTHH :
H2SO4 + BaCl2 " 2HCl+BaSO4
- HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
- HS: Thực hiện thí nghiệm, nêu hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
AgNO3+NaClAgCl+NaNO3
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
-HS: Theo dõi thí nghiệm và nêu hiện tượng: Xuất hiện chất kết tủa màu xanh.
CuSO4 + 2NaOH " Cu(OH)2 + Na2SO4 
- HS: Nghe giảng và viết 1 số phương trình phản ứng đã được học :
2KClO3 2KCl + 3O2
CaCO3 CaO + CO2
I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI
1. Muối tác dụng với kim loại:Muối + kim loại mới.
 Cu + 2AgNO3 "Cu(NO3)2+2Ag
Fe + 2AgNO3 "Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + CuSO4 " FeSO4 + Cu
2. Muối tác dụng với axit: Muối + Axit mới.
H2SO4 + BaCl2 " 2HCl + BaSO4
3. Muối tác dụng với muối: 2 muối mới.
AgNO3+NaCl "AgCl + NaNO3
4. Muối tác dụng với bazơ: Muối + Bazơ mới.
CuSO4 + 2NaOH " Cu(OH)2 + Na2SO4 
5. Phản ứng phân huỷ
2KClO3 2KCl + 3O2
CaCO3 CaO + CO2 
Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng trao đổi trong dung dịch(10’)
- GV: Cho HS nhắc lại các loại phản ứng đã học. 
- GV: Hướng dẫn HS nêu đặc điểm các phản ứng trong các tính chất 2, 3, 4.
-GV: Đó là các phản ứng trao đổi. Vậy, phản ứng trao đổi là gì?
-GV: Yêu cầu HS thảo luận và cho biết điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi là gì?
- GV lưu ý: Phản ứng trung hoà cũng thuộc phản ứng trao đổi
- HS: Nhắc lại các loại phản ứng.
-HS: Trong các phản ứng trên các hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo .
-HS: Nêu khái niệm phản ứng trao đổi theo gợi ý của GV.
-HS: Thảo luận và trả lời.
-HS: Ghi nhớ.
II. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH
1. Phản ứng trao đổi:
 - Là phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi thành phần cấu tạo cho nhau để tạo hợp chất mới.
2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:
- Sản phẩm tạo thành có chất dễ bay hơi hoặc chất không tan.
- Lưu ý: Phản ứng trung hoà cũng thuộc phản ứng trao đổi
2NaOH + H2SO4 " NaSO4+ H2O
4. Củng cố 
Trong các phản ứng sau, cho biết các phản ứng nào xảy ra? Giải thích? Viết PTHH?
a. Ba(NO3)2+ NaCl " b. Ag + Cu(NO3) "
c. CuSO4 + NaOH " d. Na2CO3 + H2SO4 "
5. Nhận xét - Dặn dò: 
- Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học.
- Làm bài tập về nhà:1,2,3,4, 5 SGK/ 33 và xem trước bài: “Một số muối quan trọng”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • dochoa 9 tuan 7 tiet 14.doc
Giáo án liên quan