Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 5

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Nhận biết được phân tử là hạt hợp thành của hợp chất và đơn chất phi kim.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng 1 số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.

3. Thái độ:

GD tính cẩn thận, tiết kiệm trong thực hành hoá học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

Hoá chất : dd NH3 đặc, thuốc tím, giấy quỳ, nước sạch bông.

Dụng cụ : ống nghiệm, nút cao su, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, cặp gỗ, kẹp sắt.

2. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung thực hành.

III. Các bước lên lớp.

1.ổn định lớp:

- ổn định lớp.

- Kiểm tra sĩ số.

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/09/2015 
Tiết thứ 9 	Tuần 5
Bài 6: ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT, PHÂN TỬ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu phân tử là hạt đại diện cho chất gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
- Các phân tử của 1 chất thì đồng nhất với nhau. Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đvc.
- HS biết được các chất đều có hạt hợp thành là phân tử (hầu hết các chất) hay nguyên tử (đơn chất kim loại).
2. Kỹ năng:
- HS biết cách xác định phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
3. Thái độ: Biết một số chất là đơn chất hay hợp chất.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Đồ dùng dạy học.
 2. Học sinh: Học bài cũ và đọc trước bài mới.
III. Các bước lên lớp.
1.ổn định lớp.
- ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài 1+2 ( tr 25)
 - Định nghĩa đơn chất, hợp chất, cho ví dụ minh hoạ?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV: Hướng dẫn HS quan sát mô hình các chất để có thể nhận ra các hạt hợp thành của chất. Gọi HS nhận xét các hạt hợp thành.
Em có nhận xét gì về thành phần, hình dạng, kích thước của các hạt hợp thành các mẫu chất trên?
GV: Đó là các hạt đại diện cho chất, có đầy đủ tính chất hoá học của chất gọi là phân tử. Vậy phân tử là gì?
GV: Gọi HS nhắc lại khái niệm nguyên tử khối. Từ đó suy ra khái niệm phân tử khối?
GV: Hướng dẫn HS cách tính phân tử khối của H2O, H2SO4 
GV: Vậy phân tử khối của 1 chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó. 
Quan sát.
HS: Nhận xét. 
HS: Trả lời. HS khác bổ sung.
HS : Đọc bài.
HS: Lắng nghe và ghi bài.
HS: Ghi bài.
III. Phân tử.
 1. Định nghĩa.
 Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. 
2. Phân tử khối.
 Là khối lượng của 1 phân tử tính bằng đơn vị các bon. 
 VD: H2O = 2.1 + 16 =18 đvc 
 H2SO4 = 2.1 + 32 + 4.16 = 98 đvc.
4. Củng cố:
 - GV Cho HS bài tập 6/ 26
BT: Cho biết câu đúng, sai:
a. Trong bất kỳ một mẫu chất tinh khiết nào cũng chỉ chứa một loại nguyên tử. (S)
b. Một mẫu đơn chất là tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử cùng loại. (Đ)
c. Phân tử bất kỳ đơn chất nào cũng gồm hai nguyên tử. (S)
d. Phân tử hợp chất gồm ít nhất 2 loại nguyênn tử. (Đ)
e. Phân tử một chất giống nhau về khối lượng, hình dạng, kích thước và tính chất. (Đ)
- Giải thích vì sao?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
	 - Về học thuộc ghi nhớ SGK.
	 - Làm bài tập 5, 7(tr 26).
	 - Về đọc trước bài 7 chuẩn bị tốt giờ sau thực hành.
IV-Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 13/09/2015 
Tiết thứ 10 	Tuần 5 
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Nhận biết được phân tử là hạt hợp thành của hợp chất và đơn chất phi kim.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng 1 số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
3. Thái độ: 
GD tính cẩn thận, tiết kiệm trong thực hành hoá học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Hoá chất : dd NH3 đặc, thuốc tím, giấy quỳ, nước sạch bông.
Dụng cụ : ống nghiệm, nút cao su, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, cặp gỗ, kẹp sắt.
2. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung thực hành.
III. Các bước lên lớp.
1.ổn định lớp:
- ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV: Hướng dẫn HS các thao tác làm thí nghiệm.
- Dùng đũa thuỷ tinh lấy dd NH3 chấm vào giấy quỳ 
- Lấy giấy quỳ tẩm nước để sát đáy ống nghiệm lấy ít bông thấm ướt dd NH3 gắn vào nút cao su rồi đậy lên miệng ống nghiệm.
GV: Quan sát và cho biết sự đổi màu của giấy quỳ?
GV: Rút ra kết luận. 
HS: Hoạt động nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
HS: Cử đại diện nhóm lên nhận xét. Nhóm khác bổ sung. 
Thí nghiệm 1:
 Sự loan toả của NH3 
 Hoá chất: dd NH3, quỳ tím, bông, nước. 
 Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su.
Cách tiến hành: SGK
Nhận xét: dd NH3 làm quỳ tím đổi màu xanh.
Hoạt động 2:
GV: Hướng dẫn cho HS các thao tác làm thí nghiệm.
- Cốc nước 1: Cho 1 ít mảnh vụn thuốc tím vào dùng đũa thuỷ tinh khuấy cho tan hết. 
 - Cốc nước 2: Bỏ rơi từ từ thuốc tím vào và để cốc nước lặng yên.
GV: Cho biết sự đổi màu của nước ở những chỗ có thuốc tím, so sánh sự đổi màu của nước trong 2 cốc?
GV: Bổ sung và kết luận.
HS: Hoạt động nhóm tiến hành làm thí nghiệm. 
HS : Đại diện nhóm lên trả lời . Nhóm khác nhận xét. 
2. Thí nghiệm 2:
 Sự lan toả của KMnO4 (thuốc tím) trong nước 
 Hoá chất: KMnO4 , nước 
 Dụng cụ: 2 cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh.
 Cách tiến hành: SGK
Nhận xét: Phân tử thuốc tím chuyển động. 
4. Củng cố:
	 - Cho HS thu dọn đồ dùng thí nghiệm và hoá chất.
	 - GV nhận xét ý thức học tập của các nhóm. Hướng dẫn HS làm tường trình theo mẫu:
STT
Mục đích thí nhiệm
Hiện tượng quan sát được
kết quả thí nghiệm
	- GV thu bản tường trình của từng cá nhân.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
	 - Ôn kĩ phần đã học.
	 - Về đọc trước bài 8.
IV-Rút kinh nghiệm.
Duyệt tuần 5
Ngày 14/09/2015

File đính kèm:

  • docTuần 5.doc