Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 3

Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC(TT)

I. Mụctiêu.

1. Kiến thức:

- HS nắm được: "Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, nhữmg nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân".

- Biết được: kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu chỉ một nguyên tử của nguyên tố.

 - Biết cách ghi và nhớ được kí hiệu của nguên tố đã cho biết trong bài 4, bài 5, kể cả phần bài tập.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết đúng KHHH của một số nguyên tố.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Bảng kí hiệu các nguyên tố hoá học.

Học sinh Học bài cũ và đọc trước bài mới.

III. Các bước lên lớp.

1.ổn định lớp:

- ổn định lớp.

- Kiểm tra sĩ số.

2.Kiểm tra bài cũ:

- Đọc ghi nhớ sgk (tr 15).

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/08/2015 
Tiết thứ 5 	Tuần 3
Bài 4: NGUYÊN TỬ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức. 
- HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện và từ đó tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điên tích dương và vỏ tạo bởi e mang điện tích âm.
 - Electron kí hiệu là e có điện tích âm ghi bằng dấu (-).
 - HS biết được hạt nhân tạo bởi proton và notron. Kí hiệu proton là: p có điện tích ghi bằng dấu (+) còn kí hiệu notron: n không mang điện . Nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
 - HS biết được trong nguyên tử, số e = số p, e luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ e mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tranh sơ đồ cấu tạo nguyên tử hiđrô, oxi, Na.
2. Học sinh: Học bài cũ và đọc trước bài mới.
III. Các bước lên lớp.
1.ổn định lớp: 
 - ổn định lớp.
 - Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV: Gọi 2 em đọc thông tin sgk (tr 14). 
GV: Nguyên tử nhỏ như thế nào?
Dựa vào kiến thức lớp 7 em hiểu thế nào là trung hoà về điện ?
GV: Nhận xét và kết luận. giảng giải thêm 1 số từ "hạt vô cùng nhỏ", "trung hoà về điện".
HS: Đọc bài.
HS: Suy nghĩ và trả lời. HS khác bổ sung.
HS: Lắng nghe và ghi bài.
1. Nguyên tử là gì ?
 - Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện gọi là nguyên tử.
 - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích (+) 
 - Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều e mang điện tích (-)
Hoạt động 2:
GV: gọi 2 em HS đọc SGK (tr14). 
GV: Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi những hạt như thế nào?
p, n, e mang điện tích gì ? Khối lượng của chúng có bằng nhau không ?
GV: Bổ sung và kết luận.
GV cho HS làm bài tập tính các hạt P,N,e .
HS: Đọc bài .
HS: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của GV.
Các nhóm nhận xét chéo nhau. 
2. Hạt nhân nguyên tử:
 - Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và notron.
 - Proton kí hiệu p mang dấu dương, nơtron không mang điện.
 - 1 nguyên tử có bao nhiêu p thì cũng có bấy nhiêu e. 
 số p = số e
4. Củng cố:
	 - GV hệ thống lại bài: 
	 + Nguyên tử là gì ?
	 + Thế nào là hạt nhân nguyên tử ?
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.. 
 - Làm bài tập 1, 2, 3 SGK (tr 15). 
	 - Về đọc trước bài 5.
IV-Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 30/08/2015 
Tiết thứ 6 	Tuần 3 
Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC(TT)
I. Mụctiêu.
1. Kiến thức:
- HS nắm được: "Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, nhữmg nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân".
- Biết được: kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu chỉ một nguyên tử của nguyên tố.
 - Biết cách ghi và nhớ được kí hiệu của nguên tố đã cho biết trong bài 4, bài 5, kể cả phần bài tập.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết đúng KHHH của một số nguyên tố.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng kí hiệu các nguyên tố hoá học.
Học sinh Học bài cũ và đọc trước bài mới.
III. Các bước lên lớp.
1.ổn định lớp:
- ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Đọc ghi nhớ sgk (tr 15). 
- Chữa bài 4 (tr 15). 
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV: Nhắc lại các chất được tạo nên từ nguyên tử nước được tạo nên từ nguyên tử H và nguyên tử O. Cho HS số liệu để thấy được số nguyên tử H và O để tạo ra 1g H2O là vô cùng lớn (chỉ lượng nước đựng trong ống nghiệm ).
GV: Yêu cầu học sinh nhớ lại bài nguyên tử? 
Em hãy rút ra định nghĩa?
GV: Phân tích thêm về số p. Trong khoa học để trao đổi với nhau về nguyên tố cần có cách biểu diễn ngắn gọn đó là kí hiệu hoá học.
GV: Nêu rõ quy ước viết kí hiệu, giới thiệu bảng 1 (tr 42). 
GV: Cho HS làm bài tập 3 tại lớp.
GV: Thống nhất đáp án.
HS: Lắng nghe. 
HS: Rút ra định nghĩa.
HS: Lắng nghe.
HS: Ghi bài. 
HS: Lên bảng làm bài. Hs khác bổ sung. 
I. Nguyên tố hoá học là gì ?
 1. Định nghĩa :
 Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân. 
 Số p là số đặc trưng của 1 nguyên tố hoá học.
2. Kí hiệu hoá học :
- KHHH để biểu diễn cho nguyên tố hoá học.
- KHHH +1 chữ in hoa: H, O
 +1 chữ in hoa + 1 chữ thường: Fe, Cu, Cl...
- Hệ số là con số đứng trước KHHH để chỉ số nguyên tử của nguyên tố đó.
- VD:
2H: hai nguyên tử hiđro.
5Cl: năm nguên tử clo.
4. Củng cố:
	 - Gọi 2 em đọc phần đọc thêm (tr 21). 
BT1: Cho biết câu đúng, sai:
a. Tất cả các nguyên tử có số n bằng nhau thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
b. Tất cả các nguyên tử có số p như nhau thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
c. Trong hạt nhân nguyên tử số p luôn bằng số e.
d. Trong một nguyên tử số p luôn bằng số e. Vì vậy nguyên tử trung hoà về điện.
BT2: Điền vào bảng sau:
Tên
nguyên tố
KHHH
Tổng số hạt trong nguyên tử
Số p
Số e
Số n
Natri
Na
34
11
11
12
Phôtpho
P
46
15
15
16
Cacbon
C
18
6
6
6
Lưu huỳnh
S
48
16
16
16
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 	 - Về học thuộc kí hiệu hoá học của các nguyên tố bảng 1 trang 42.
	 - Làm bài tập 1 +2 trang 20.
	 - Đọc trước phần II giờ sau học.
IV-Rút kinh nghiệm.
 Duyệt tuần 3
Ngày 31/08/2015

File đính kèm:

  • docTuần 3.doc
Giáo án liên quan