Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 13

Chương III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

Bài 18 MOL

I. Mục tiêu.

 1. Kiến thức.

 HS nắm được định nghĩa: moℓ, khối lượng moℓ, thể tích moℓ của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): (0oC, 1 atm).

 2. Kĩ năng.

 HS tính được khối lượng moℓ nguyên tử, moℓ phân tử của các chất theo công thức.

3.Thái độ.

 HS có tinh thần và thái độ học tập tốt môn học.

II. Chuẩn bị.

 1. Giáo viên : Hình vẽ 3.1 SGK/ 64

 2. Học sinh: Đọc SGK / 63,64

III. Các bước lên lớp.

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài củ.

 GV sữa bài kiểm tra 1 tiết.

 

doc7 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/11/2015 
Tiết thứ 25	Tuần 13
	 KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
 - Củng cố lại các kiến thức cơ bản ở chương II.
 - Vận dụng thành thạo các dạng bài tập:
+Lập công thức hóa học và lập phương trình hóa học.
+Biết vận dụng ĐL BTKL vào giải các bài toán hóa học đơn giản.
+Xác định nguyên tố hóa học.
2. Kĩ năng.
 Rèn luyện kĩ năng tính toán và viết phương trình phản ứng cho HS.
3. Thái độ.
 HS có thái độ học tập và nghiêm túc trong tiết kiểm tra
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đề kiểm tra
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức
III. Các bước lên lớp.
 1. Ổn định lớp
 2. Nội dung đề kiểm tra
 a. Ma trận đề:
Tên chủ đề
Mức độ kiến thức
Tổng số
Biết
Hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
(TN)
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề: 1
CT hóa học
Công thức hóa học
Ý nghĩa của công thức hóa học
Công thức hóa học
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu 2
Số điểm 1
Số câu 
1
Số điểm
 0,5
Số câu 
1
Số điểm
 0,5
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 15%
Chủ đề: 2 Sự biến đổi chất
Hiện tượng vật lý
Hiện tượng hóa học
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu 
1
Số điểm 0,5
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Chủ đề: 3 
PƯHH, PTHH 
Phương trình hóa học
Phản ứng hóa học
Lập Phương trình hóa học
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu 
2
Số điểm 
1
Số câu 
1
Số điểm 0,5
Số câu 
1
Số điểm 
2
Số câu: 4
Số điểm: 3,5
Tỉ lệ: 35%
Chủ đề: 3 
 ĐLBTKL
ĐLBTKL
ĐLBTKL
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu 
1
Số điểm 0,5
Số câu 
1
Số điểm 
3
Số câu: 2
Số điểm: 3,5
Tỉ lệ: 35%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ: 100%
Số câu 
3
Số điểm
1,5
Số câu 4
Số điểm 2
Số câu 
2
Số điểm 
1
Số câu
 2
Số điểm 
5
Số câu 
1
Số điểm
0,5
Số câu: 12
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
b. Nội dung đề kiểm tra:
 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(4 điểm)
 Khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Công thức hóa học nào sai?
	A. FeO.	B. NaO.	C. CuSO4.	 D. AlCl3.
Câu 2: Cho công thức hóa học R2O3. Biết phân tử khối R2O3 = 160. R là nguyên tố hóa học nào sau đây:
	A. Fe.	B. Cu.	 C. Al.	 D. Zn.
Câu 3: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý ?
A. Sắt để lâu trong không khí bị oxi hóa thành oxit sắt từ.
B. Sự kết tinh của muối ăn.
C. Về mùa hè thức ăn thường bị thiu.
D. Đường bị phân hủy tạo thành than và nước
 Câu 4: Khi quan sát 1 hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được hiện tượng đó có phản ứng hóa học xảy ra ?
	A. Nhiệt độ phản ứng.	 B. Chất mới sinh ra. 
 C. Tốc độ phản ứng.	 D. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Cho phản ứng hóa học sau:
 Zn + 2 HCl ZnCl2 + H2. Tỉ lệ các chất trong phản ứng là:
 A. 1 : 1:1: 1 B.1 : 2 :1: 2 C. 2 : 1: 1: 1	 D.1: 2 : 1 : 1
Câu 6: Cho công thức hóa học Ca (II) và ôxi. Vậy công thức hóa học đúng là:
 A.Ca2O.         B.CaO2.              C.CaO. 	 D.Ca2O2.
Câu 7: Cho 4 gam khí H2 tác dụng hết 32gam khí ôxi tạo thành nước. Khối lượng nước tạo thành là:
	A. 9 gam. 	 B. 18 gam. 	 C. 27 gam. 	 D. 36 gam.
.Câu 8: Phân tử khối của Na2SO4 là:
	 A.119g.	 B.142g.	 C.71g.	 D.96g.
B. PHẦNTỰ LUẬN (6đ)
Câu 1: (1 điểm) 
 Phản ứng hóa học là gì? nêu bản chất của phản ứng hóa học. Lấy ví dụ.
 Câu 2 (2 điểm)
 Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
	a. Al + H2SO4l 4 Al2 (SO4)3 + H2 b. Fe2O3 + CO 4 Fe + CO2
 c. Na + O2 4 Na2O d. Fe(OH)3 4 Fe + H2O 
Câu3: (3 điểm)
Cho 65g kim loại kẽm tác dụng với axít clohiđric (HCl) thu được 136g muối kẽm clorua (ZnCl2) và 2g khí hiđro (H2)
a. Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng.
c. Tính khối lượng axit clohđric đã dùng.
. C. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (mỗi câu đúng = 0,5đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
B
A
B
B
D
C
D
B
 B. PHẦNTỰ LUẬN
Câu 1: (1 điểm).
 - Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác
 - Bản chất của phản ứng hóa học là trong một phản ứng hóa học chỉ có liên kết thay đổi làm phân tử này biến đổi thành phân tử khác, còn số lượng các nguyên tử trước và sau phản ứng không thay đổi
 - Ví dụ (HS tự lấy)
Câu 2: (2 điểm).
 a. 2 Al + 3H2SO4 4 Al2 (SO4)3 + 3 H2 b. Fe2O3 + 3 CO 4 2 Fe + 3CO2 
 c. 4 Na + O2 4 2 Na2O d. 2 Fe(OH)3 4 2Fe + 3H2O 
Câu 3 (3 điểm)
 a. Zn + 2HCl g ZnCl2 + H2 
 b. Tỉ lệ:
 Nguyên tử Zn: phân tử HCl: phân tử AlCl3: phân tử H2 = 1 : 2 : 1 : 1 
 c. Theo ĐL BTKL: m Zn + m HCl = + 
g m HCl = + ) - m Zn = (136 + 2 ) – 65 = 73g 
4. Nhận xét:
 GV nhận xét ý thức và tinh thần học tập của học sinh trong tiết kiểm tra.
5. Điểm.
ĐI ỂM
SỐ BÀI
TỈ LỆ
SO VỚI LẦN KIỂM TRA TRƯỚC
GIỎI
KHÁ 
TB
YẾU
KÉM
T ĂNG
GI ẢM
IV.Rút Kinh Nghiệm.
Ngày soạn: 08/11/2015 
Tiết thứ 26	Tuần 13
Chương III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
Bài 18 MOL
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức. 
 HS nắm được định nghĩa: moℓ, khối lượng moℓ, thể tích moℓ của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): (0oC, 1 atm).
 2. Kĩ năng.
 HS tính được khối lượng moℓ nguyên tử, moℓ phân tử của các chất theo công thức.
3.Thái độ.
 HS có tinh thần và thái độ học tập tốt môn học.
II. Chuẩn bị. 
 1. Giáo viên : Hình vẽ 3.1 SGK/ 64
 2. Học sinh: Đọc SGK / 63,64
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài củ.
 GV sữa bài kiểm tra 1 tiết.
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
 - Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hay phân tử của chất đó.
 - Gv đặc câu hỏi cho HS trả lời
 - 6.1023 được làm tròn từ số 6,02204.1023 và được gọi là số Avôgađro kí hiệu là N.
 - 1 mol nguyên tử Fe chứa 6.1023 ( hay N) nguyên tử.
 - 1 mol phân tử H2O chứa 6.1023 ( hay N) phân tử.
 - Các chất có số mol bằng nhau thì số nguyên tử (phân tử) sẽ bằng nhau.
 -“1 mol Hiđro”, nghĩa là: 
 + 1 mol nguyên tử Hiđro.
 + Hay 1 mol phân tử Hiđro.
 - Thảo luận nhóm (5’) để làm bài tập 1:
 a.Cứ 1 mol Al - 6.1023 nguyên tử 
vậy 1,5 mol - x nguyên tử 
g 
Vậy trong 1,5 mol nguyên tử Al có chứa 9.1023 nguyên tử Al.
 b. 3.1023 phân tử H2 
 c. 1,5.1023 phân tử NaCl.
 d. 0,3.1023 phân tử H2O.
 - Cuối cng GV nhận xt, kết luận cho hs ghi nội dung chính bi học.
 - Yêu cầu HS đọc mục “ em có biết ?”
 - Nghe và ghi nhớ : 
1 mol - 6.1023 nguyên tử.
 - HS trả lời trả lời cu hỏi sau
 - Theo em “6.1023 nguyên tử” là số có số lượng như thế nào ? 
 - Trong 1 mol nguyên tử Fe có chứa bao nhiêu nguyên tử Fe ?
 - Trong 1 mol phân tử H2O chứa bao nhiêu phân tử H2O ?
†Vậy, theo em các chất có số mol bằng nhau thì số nguyên tử (phân tử) sẽ như thế nào ?
 - Nếu nói: “1 mol Hiđro”, em hiểu câu nói này như thế nào ?
†Vậy để tránh sự nhầm lẫn đó, ta phải nói như thế nào ?
 - Yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK/ 65
 - Yêu cầu HS các nhóm trình bày, bổ sung.
 - Đưa ra đáp án, yêu cầu HS nhận xét
 - Đọc SGK g 6.1023 là 1 số rất lớn.
 - Hs ghi nội dung chính bài học.
I. MOL LÀ GÌ ?
 Mol là lượng chất có chứa N (6.1023) nguyên tử hay phân tử của chất đó.
 - Giới thiệu: Khối lượng mol (M) là khối lượng của 1 chất tính bằng gam của N nguyên tử hay phân tử chất đó.
 - Giáo viên đưa ra khối lượng mol của các chất. gyêu cầu HS nhận xét về khối lượng mol và NTK hay PTK của chất ?
 - Bài tập: Tính khối lượng mol của: H2SO4, SO2, CuO, C6H12O6.
 - Gọi 2 HS lên làm bài tập và chấm vở 1 số HS khác.
 - Nghe và ghi nhớ.
 - HS tính nguyên tư-phân tử khối của Al, O2, CO2, H2O, N2.
 - HS tính nguyên tử- phân tử khối các chất:
NTK PTK	Al	O2	CO2	H2O	N2
Đ.v.C 	27	32	44	18	28
 - Khối lượng mol và NTK (PTK) có cùng số trị nhưng khác đơn vị.
 - Thảo luận nhóm giải bài tập:
+Khối lượng mol H2SO4 : 98g
+ Khối lượng mol SO2 : 64g
+ Khối lượng mol CuO: 76g
+ Khối lượng mol C6H12O6 : 108g
II.KHỐI LƯỢNG MOL (M) 
Khối lượng mol của 1 chất là khối lượng của N nguyên tử hay phân tử chất đó, tính bằng gam, có số trị bằng NTK hoặc PTK.
 - Yêu cầu HS nhắc lại khối lượng mol g Em hiểu thể tích mol chất khí là gì ?
 - Yêu cầu HS quan sát hình 3.1 SGK/ 64
 + Trong cùng điều kiện: t0, p thì khối lượng mol của chúng như thế nào ?
 + Em có nhận xét gì về thể tích mol của 
chúng ?
†Vậy trong cùng điều kiện: t0, p thì 1 mol của bất kì chất khí nào cũng đều chiếm thể tích bằng nhau. Và ở điều kiện tiêu chuẩn (t0=0, p =1 atm) thì V của các chất khí đều bằng nhau và bằng 22,4 lít.
 - Yêu cầu HS làm bài tập 3a SGK/ 65
 - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử 3 chất khí đó.
 - Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi :
Trong cùng điều kiện: t0, p thì khối lượng mol của chúng khác nhau còn thể tích mol của chúng lại bằng nhau.
 - Nghe và ghi nhớ:
Ở đktc, 1 mol chất khí có V khí = 22,4 lít.
III. THỂ TÍCH MOL (V) 
của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó.
Ở đktc, thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít.
4.Cũng cố. 
 Bài tập: Nếu em có 1 mol phân tử H2 và 1 mol phân tử O2 , hãy cho biết:
a.Số phân tử chất mỗi chất là bao nhiêu ?
b.Khối lượng mol của mỗi chất là bao nhiêu ?
c.Thể tích mol của các khí trên khi ở cùng điều kiện t0, p là thế nào ? Nếu ở cùng đktc, chúng có thể tích là bao nhiêu ?
 ĐÁP ÁN
a.Có N phân tử. b. M O2 = 32g ; M H2 = 2g
c. Ở cùng điều kiện t0, p: V bằng nhau. Ở đktc V = 22,4 lít.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Học bài.
- Làm bài tập 1c,d ; 2; 3b; 4 SGK/ 65
- Đọc bài 19 SGK/ 66
IV.Rút Kinh Nghiệm.:
Duyệt tuần 13
Ngày 09/11/2015

File đính kèm:

  • docTuần 13.doc