Giáo án Hóa học 8 - Trần Thị Ngọc Hiếu - Tuần 7
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
- Quy tắc hoá trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì:
a.x = b.y (a, b là hoá trị tương ứng của 2 nguyên tố A, B)
(Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử)
- Vận dụng tính hóa trị và lập công thức hóa học của một chất dựa vào hóa trị.
2. Kỹ năng :
- Tính hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất và hóa trị của nguyên tố kia ( nhóm nguyên tử ).
- Biết cách lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị.
3. Thái độ:
Cẩn thận, chính xác, có ý thức học tập nghiêm túc.
4. Trọng tâm:
Cách lập CTHH của một chất dựa vào hóa trị.
5. Năng lực cần hướng đến:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên và học sinh:
a.GV : Chuẩn bị một số bài tập xác định hóa trị và lập công thức hóa học của hợp chất.
b.HS : Thuộc hoá trị của một số nguyên tố ở bảng /SGK 42 ,43.
2. Phương pháp:
Làm việc nhóm – Hỏi đáp – Làm việc với SGK.
Tuần 7 Ngày soạn: 26/09/2014 Tiết 13 Ngày dạy: 29/09/2014 BÀI 10. HOÁ TRỊ (T1) I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải: 1. Kiến thức : Biết được: - Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác. - Quy ước: Hoá trị của H là I, hoá trị của O là II; Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hoá trị của H và O. - Quy tắc hoá trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì: a.x = b.y (a, b là hoá trị tương ứng của 2 nguyên tố A, B) (Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử). 2. Kỹ năng : - Xác định hóa trị của một nguyên tố, nhóm nguyên tử thông qua bảng 1 SGK/42 và dựa vào công thức hóa học cụ thể. 3. Thái độ : - Giúp HS yêu thích môn học để học tập tốt hơn . 4. Trọng tâm: - Khái niệm hóa trị. 5. Năng lực cần hướng đến: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên và học sinh: a. GV: Bảng 1,2 trang 42 ,43 SGK b. HS: Ôn lại kí hiệu hóa học. 2. Phương pháp: Hỏi đáp – Làm việc với SGK – Làm mẫu bắt chước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1.Ổn định lớp(1’): Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 8A1 …………….. …………………………………… 8A5 …………….. …………………………………… 8A6 …………….. …………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) HS1: Làm bài tập 2.d SGK/33. HS2: Làm bài tập 3 SGK/34. 3. Vào bài mới : a. Giới thiệu bài: (1’) Như đã biết, nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Hoá trị là biểu thị khả năng đó. Vậy, hoá trị là gì? Biết được hóa trị ta sẽ hiểu và viết đúng cũng như lập được công thức hóa học của hợp chất? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xác định hoá trị một nguyên tố như thế nào?( 15’). -GV: Người ta qui ước gán cho H hóa trị I. 1 nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nói đó là hóa trị của nguyên tố đó. -GV: Trong CT HCl thì Cl có hóa trị là bao nhiêu? Gợi ý: 1 nguyên tử Cl liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H GV: Tìm hóa trị của O, N và C trong các CTHH sau: H2O,NH3, CH4.hãy giải thích? GV: Ngoài ra người ta còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi ( oxi có hóa trị là II) -GV: Tìm hóa trị của các nguyên tố K,Zn,S trong các CT: K2O, ZnO, SO2. -GV: Giới thiệu cách xác định hóa trị của 1 nhóm nguyên tử. -GV: Trong CT H2SO4 , H3PO4 hóa trị của các nhóm SO4 và PO4 bằng bao nhiêu ? -GV: Hướng dẫn HS dựa vào khả năng liên kết của các nhóm nguyên tử với nguyên tử hiđro. - GV: Giới thiệu bảng 1,2 SGK/ 42,43 gYêu cầu HS về nhà học thuộc. - GV: Theo em, hóa trị là gì ? -HS: Nghe và ghi nhớ. -HS: Trong CT HCl thì Cl có hóa trị I. Vì 1 nguyên tử Cl chỉ liên kết được với 1 nguyên tử H. - HS: O có hóa trị II, N có hóa trị III và C có hóa trị IV. - HS: K có hóa trị I vì 2 nguyên tử K liên kết với 1 nguyên tử oxi. -Zn có hóa trị II và S có hóa trị IV. -HS:Lắng nghe. -HS: Trong công thức H2SO4 thì nhóm SO4 có hóa trị II . -Trong công thức H3PO4 thì nhóm PO4 có hóa trị III. - HS: Lắng nghe - HS: Quan sát - HS: Trả lời I- Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào? - H có hoá trị I® nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu H thì nguyên tố đó có hoá trị bấy nhiêu. + HCl (Axitclohiđric)® Cl(I). + NH3 (Amoniăc): ® N(III). - O có hoá trị II. + Na2O: ® Na hoá trị I. + CaO:® Ca hoá trị II. Xác định hoá trị của nhóm nguyên tử cũng tương tự. 2. Kết luận - Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác. Hoạt động 3: Tìm hiểu quy tắc hoá trị(15’). - GV: CTHHchung của hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố được viết như thế nào? -GV: Giả sử hóa trị của nguyên tố A là a và hóa trị của nguyên tố B là b - GV: Các nhóm hãy thảo luận để tìm được các giá trị x.a và y.b . tìm mối liện hệ giữa 2 giá trị đó qua bảng sau: CTHH x . a y . b Al2O3 P2O5 H2S -GV: Hướng dẫn HS dựa vào bảng 1 SGK/ 42 để tìm hóa trị của Al, P, S trong hợp chất. -GV: So sánh các tích : x . a ; y . b trong các trường hợp trên. -GV: Đó là biểu thức của qui tắc hóa trị . Hãy phát biểu qui tắc hóa trị ? -GV: Qui tắc này đúng ngay cả khi A, B là nhóm nguyên tử . - GV: Cho HS làm BT xác định hóa trị của nhóm (OH) trong hợp chất Zn(OH)2 - GV: Hướng dẫn ta có: x.a = 1.II và y.b = 2.I - GV: Vậy nhóm –OH có hóa trị là bao nhiêu ? - HS: Trả lời - HS: Lắng nghe -HS: Hoạt động theo nhóm trong 5’ CTHH x . a y . b Al2O3 2 . III 3 . II P2O5 2 . V 5 . II H2S 2 . I 1 . II - HS: Lắng nghe. -GV: Trong các trường hợp trên: x . a = y . b -HS phát biểu quy tắc: Tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. - HS: Lắng nghe - HS: Quan sát - HS: Lắng nghe. - HS: Nhóm – OH có hóa trị là I. II- QUY TẮC HOÁ TRỊ : 1- Qui tắc : A,B : là kí hiệu hoá học của nguyên tố. a.x= b.y (a, b là hoá trị tương ứng của 2 nguyên tố A, B) (Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử) CTHH x . a y . b Al2O3 2 . III 3 . II P2O5 2 . V 5 . II H2S 2 . I 1 . II Tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia 4. Củng cố(7’): Hãy xác định hoá trị của (Fe, Ca) trong hợp chất sau: Fe2O3, CaCO3. Áp dụng quy tắc hoá trị cho 2 công thức hoá học trên. 5. Nhận xét- Dặn dò(1’): Nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh. Học thuộc hoá trị của một số nguyên tố , nhóm nguyên tử trong bảng 1,2 trang 42, 43. Làm BT 1, 2, 3a, 4a SGK/ 37, 38. Chuẩn bị bài : Hoá trị (T2). IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần 7 Ngày soạn : 26/09/2014 Tiêt 14 Ngay dạy: 03/10/2014 BÀI 10: HOÁ TRỊ (TT ) I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Quy tắc hoá trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì: a.x = b.y (a, b là hoá trị tương ứng của 2 nguyên tố A, B) (Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử) - Vận dụng tính hóa trị và lập công thức hóa học của một chất dựa vào hóa trị. 2. Kỹ năng : - Tính hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất và hóa trị của nguyên tố kia ( nhóm nguyên tử ). - Biết cách lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, có ý thức học tập nghiêm túc. 4. Trọng tâm: Cách lập CTHH của một chất dựa vào hóa trị. 5. Năng lực cần hướng đến: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên và học sinh: a.GV : Chuẩn bị một số bài tập xác định hóa trị và lập công thức hóa học của hợp chất. b.HS : Thuộc hoá trị của một số nguyên tố ở bảng /SGK 42 ,43. 2. Phương pháp: Làm việc nhóm – Hỏi đáp – Làm việc với SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định lớp (1’): Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 8A1 …………….. …………………………………… 8A5 …………….. …………………………………… 8A6 …………….. …………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ (5’): Hãy xác định hoá trị của (SO4), S trong hợp chất sau: H2SO4, SO2. Áp dụng quy tắc hoá trị cho 2 công thức hoá học trên. 3. Vào bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về quy tắc hóa trị. Vậy dựa vào quy tắc này, ta có thể xác định hóa trị củ một nguyên tố, lập công thức hóa học của hợp chất như thế nào? Ta cùng tìm hiểu bài: b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu cách tính hoá trị của một nguyên tố(10’) - GV: Hướng dẫn HS cách tính hoá trị của Al trong hợp chất AlCl3 . - GV: Yêu cầu HS xác định hoá trị của trong hợp chất P2O5. - GV: Hướng dẫn các bước tương tự như tính hoá trị của Al(Cần lưu ý và phụ đạo thêm HS yếu) - GV: Nhận xét và bổ sung - HS: Thực hiện các bước theo hướng dẫn của GV. - HS: Ghi đề bài tập. - HS: Làm BT Gọi a là hoá trị của P 2.a = 5 . II C có hóa trị IV - HS: Làm bài tập vào vở. II- QUY TẮC HOÁ TRỊ : 2. Vận dụng : a. Tính hoá trị của một nguyên tố: Ví dụ: Tính hoá trị của Fe trong hợp chất AlCl3, Cl(I) Bg: Gọi hoá trị của Fe là a 1.a = 3. I Al là hoá trị III Hoạt động 2. Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị(20’) - GV: Hướng dẫn cho HS từng bước lập công thức hóa học. - GV: Các bước lập công thức hóa học của hợp chất. - GV: Nhận xét. - GV: Yêu cầu HS lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sắt(III) và nhóm (SO4) có hóa trị II( Phụ đạo cho HS yếu) - HS: Theo dõi và thực hiện theo các bước GV hướng dẫn: +Gọi CTTQ: +Áp dụng quy tắc hoá trị: a.x = b.y ® IV. x = II . y. => => x =1; y = 2. =>Công thức đúng : CO2 - HS: Nêu các bước giải. -HS: Ghi vở. - HS: Làm BT vào vở. - HS: Sữa BT 1Gọi CTTQ: 2.Ap dụng QTHT: III.x = II.y 3. =>x = 2 , y = 3 4.Vậy công thức : Fe2(SO4)3 - HS:Sữa bài vào vở. - HS : Lắng nghe và ghi vở. b.Lập công thức hóa học của hợp chất theo hoá trị : Ví dụ : Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi cacbon IV và oxi 1- Gọi CTTQ: 2- Áp dụng QTHT: a.x = b.y => IV. x = II . y => => x =1; y = 2. =>Công thức cần lập : CO2. * Các bước lập công thức hoá học 1- Gọi CTTQ: 2-Áp dụng QTHT: a.x = b.y 3- Lập tỷ lệ: =>x, y => CT đúng cần tìm. 4. Củng cố( 7’): Cho HS thảo luận nhóm Lập CTHH của hợp chất tạo bởi: a. Đồng (II) và oxi(II). b. Canxi (II) và Nhóm CO3(II). c. Nitơ(IV) và oxi(II). 5. Nhận xét- Dặn dò(1’): Làm bài tập 5,6,7,8 SGK/ 38. Dặn các em ôn tập lại kiến thức : Công thức hóa học và Hóa trị chuẩn bị cho bài luyện tập2. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiet 13 14 Hoa tri.doc