Giáo án Hóa học 8 - Tiết 6: Nguyên tố hóa học

- GV yêu cầu cá nhân HS trả lời:

? Tại sao phải sử dụng kí hiệu hoá học?

 

 

- GV lưu ý HS cách viết kí hiệu hoá học

? Viết kí hiệu của các nguyên tố sau: canxi, hiđro, cacbon, oxi (Dựa vào bảng 1, trang 42)

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5001 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 6: Nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/9/2014
Ngày giảng: 4/9/2014 (8b)
	11/9/2014 (8a) 
Tiết 6
NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết được những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thộc cùng một nguyên tố hóa học. 
- HS biết được kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hóa học.
2. Kĩ năng: 
-HS đọc được tên một số nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại.
II. ĐỒ DÙNG
Giáo viên:
-Bảng phụ: Bảng 1- Một số nguyên tố hóa học - sgk (tr. 42).
2. Học sinh: 
-Bảng phụ nhóm, bút dạ.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp - gợi mở, dạy học nhóm/kĩ thuật khăn trải bàn.
	IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút): 
2. Khởi động (4 phút): 
*Kiểm tra bài cũ: 
HS 1: Nguyên tử là gì? Cấu tạo nguyên tử gồm những loại hạt nào?
HS 2: Vì sao khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?
* ĐVĐ: GV yêu cầu HS quan sát mẫu vỏ hộp sữa (còn nguyên nhãn):
Em hãy nhận xét một vài thông tin về hộp sữa?
GV: Trên nhãn hộp sữa, ghi rõ từ canxi kèm theo hàm lượng coi như một thông tin về giá trị dinh dưỡngcủa sữa và giới thiệu chất caxi có lợi cho xương, giúp phòng chống bệnh loãng xương. Thực ra phải nói : trong thành phần sữa có nguyên tố hoá học canxi. Bài học này giúp các em hiểu biết về nguyên tố hoá học.
3. Các hoạt động:
 Ho¹t ®éng 1 (20 phút): Nguyên tố hóa học là gì
*Mục tiêu: 
- HS biết được những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thộc cùng một nguyên tố hóa học. 
- HS biết được kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hóa học.
-HS đọc được tên một số nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại *Đồ dùng: Bảng phụ: Bảng 1- Một số nguyên tố hóa học - sgk (tr. 42)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
- GV yêu cầu cá nhân HS trả lời:
? Chất được tạo nên từ đâu? 
? Nước được tạo ra từ nguyªn tử nào?
- Yêu cầu học đọc ví dụ SGK và trả lời câu hỏi:
? 1g nước có bao nhiêu nguyên tử hiđro và nguyên tử oxi?
?Vậy nguyên tố hoá học là gì?
?* Đặc trưng của một nguyên tố hoá học là gì? Vì sao?
- GV yêu cầu cá nhân HS trả lời:
? Tại sao phải sử dụng kí hiệu hoá học?
- GV lưu ý HS cách viết kí hiệu hoá học
? Viết kí hiệu của các nguyên tố sau: canxi, hiđro, cacbon, oxi (Dựa vào bảng 1, trang 42)
- GV: Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
+ Đưa ra cách biểu diễn với 2 nguyên tử hiđro, 4 nguyên tử cacbon, 5 nguyên tử oxi.
- Hoạt động cá nhân
- HS: chất được tạo nên từ nguyên tử.
- Nước được tạo ra từ nguyên tử hiđrô và nguyên tử oxi
- HS đọc ví dụ SGK
- 1g nước cần hơn ba vạn tỉ tỉ nguyên tử oxi và nguyên tử hiđro nhiều gấp đôi.
- Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân
- Là số proton trong hạt nhân, vì hạt nhân được tạo bởi hai loại hạt p và n nhưng số p mới là quyết định.
- Để biểu diễn ngắn gọn và ai cũng hiểu được. Dùng thống nhất trên thế giới.
- HS ghi nhí.
- HS thảo luận nhóm bàn, đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS ghi nhí.
- Yêu cầu HS lên bảng làm 3 ý, HS khác làm vào nháp và bổ sung.
I. Nguyên tố hoá học là gì?
1. Định nghĩa:
* Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.
- Số proton là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học.
- Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học đều có tính chất hoá học như nhau.
2. Kí hiệu hoá học:
VD:
Tên nguyên tố
KHHH
Canxi
Ca
Hiđro
H
Cacbon 
C
Oxi 
O
*Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
* VD:
2 nguyên tử hiđro: 2H
4 nguyên tử cacbon: 4C
5 nguyên tử oxi: 5O
Hoạt động 2 (15 phút):
 Luyện tập
*Mục tiêu: 	
	- Biết giải bài tập có liên quan tới nguyên tố hóa học
	*Đồ dùng: Bảng phụ: Bảng 1- Một số nguyên tố hóa học - sgk (tr. 42).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
 - Yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK T20
- Gọi HS trả lời.
- GV nhận xét chốt kiến thức
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung bài tập 2 SGK T20
? Nguyên tố hóa học là gì? Cho VD?
? Cách biểu diễn nguyên tố? cho VD?
- GV nhận xét chốt kiến thức
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung bài tập 3 SGK T20
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 (4 phút): trình bày theo kĩ thuật khăn trải bàn: BT 3
-GV tổ chức cho HS báo cáo: gọi đại diện 3 nhóm treo kết quả
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS đọc SGK nội dung đầu bài tập thảo luận nhóm/ bàn giải bài tập
- Đại diện hs lên điền nội dung bài tập vào bảng phụ nhóm
- HS khác nhận xét bổ sung
-HS nghiên cứu bài tập
- HS thực hiện và giải bài tập
- HS khác nhận xét bổ sung
- HS đọc nội dung bài tập suy nghĩ tìm ra lời giải
- HS hoạt động nhóm, giải bài tập.
-Đại diện 3 nhóm treo bảng nhóm, các nhóm khác nhận xét.
-Chữa bài vào vở
II. Luyện tập 
1. Bài 1 SGKT20
a.
- Nguyên tử
- Nguyên tử
- Nguyên tố
- Nguyên tố
b. 
- Proton
- Nguyên tử
- Nguyên tố
2. Bài 2 SGKT20
a. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại có cùng số (P) trong hạt nhân.
b. Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố. 
Ví dụ: C = 12đvC
3. Bài 3 SGKT20
a. Cách viết 2 C, 5O, 3 Ca lần lượt cho ta biết có 2 nguyên tử cacbon, năm nguyên tử oxi, ba nguyên tử canxi.
b.- Ba nguyên tử nito: 3 N
 - Bảy nguyên tử canxi: 7 Ca
 - Bốn nguyên tử natri: 4 Na
	4. Củng cố, kiểm tra đánh giá (3 phút):
	-Yêu cầu HS làm bài tập:
	Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học diễn đạt các ý sau:
	+8 nguyên tử Kali; 
+7 nguyên tử Đồng; 
+nguyên tố Magie; 
+9 nguyên tử Sắt
	5. Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút):
	-Yêu cầu HS học bài.
	-Học thuộc KHHH của các nguyên tố: Hiđro, cacbon, nitơ, oxi, flo, natri, magie, nhôm,silic, photpho, lưu huỳnh, clo, kali, canxi,crom, mangan, sắt, đồng, kẽm, brom, bạc, bari, thủy ngân, chì.
-Hoàn thiện bài tập 1,2,3,8 - sgk (tr.20) vào vở bài tập
	-Chuẩn bị phần II. Nguyên tử khối: 
	+Nguyên tử khối là gì?
	+Đơn vị đo của nguyên tử khối là gì?
	+Dựa vào căn cứ nào để xác định xem nguyên tử của nguyên tố này nặng hay nhẹ hơn nguyên tử của nguyên tố kia bao nhiêu lần?

File đính kèm:

  • doc6.doc