Giáo án Hóa học 8 - Tiết 55, Bài 36: Nước (Tiết 2) - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Thùy Linh

GV: Nhúng mẩu quỳ tím vào cốc nước. Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét.

GV: Tiến hành làm thí nghiệm: Cho một mẩu Natri vào 1 cốc nước.

Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét.

GV: Nhúng một mẩu quỳ vào dung dịch thu được.

Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét.

GV: Thông báo sản phẩm sinh là làm quỳ tím chuyển xanh là NaOH và khí sinh ra là khí Hidro.

Yêu cầu 1 HS lên bảng viết PTHH.

GV: Thông báo

Dung dịch NaOH là một bazo, bazo làm quỳ chuyển xanh vì vậy người t dung quỳ tím để nhận biết bazo.

GV: Tiếp tục làm thí nghiệm: Thả một đinh sắt vào nước.

Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét

GV: Đặt câu hỏi:

? Có phải tất cả các kim loại đều phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường.

GV: Thông báo: Một số kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là: Na, Ca, K,.

GV: Viết kết luận

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 55, Bài 36: Nước (Tiết 2) - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Thùy Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55	Ngày soạn: 5/3/2016	
BÀI 36: NƯỚC (tiết 2)
MỤC TIÊU
Kiến thức 
HS biết được:
Tính chất của nước: Hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca, K), oxit bazo (Na2O, CaO, K2O, ), oxit axit (SO3, P2O5,).
Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
Kĩ năng
Quan sát thí nghiệm về tính chất của nước (tác dụng với kim loại, tác dụng với oxit kim loại) và rút ra nhận xét.
Viết được PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca,), oxit axit, oxit bazo.
Biết sử dụng quỳ tím để nhận biết một số dung dịch axit, bazo cụ thể.
Thái độ
HS biết nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống, có ý thức sử dụng hợp lí nguồn nước không bị ô nhiễm.
CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
Dụng cụ: 3 cốc thủy tinh, 3 ống nghiệm, kẹp sắt, kẹp gỗ, 5 ống hút nhỏ giọt, đũa thủy tinh, muôi sắt, dao, giá nhựa, khay nhựa, giấy quỳ.
Hóa chất: Na, CaO, dd H2SO4, dd NaOH, H2O, đinh sắt.
Bảng phụ
Chuẩn bị của học sinh
Cả lớp: Đọc bài, học bài cũ.
Nhóm 1: Chuẩn bị tranh, ảnh về vai trò của nước trong đời sống và sản xuất.
Nhóm 2: Chuẩn bị tranh, ảnh về nguyên nhân và biện pháp bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm và tiết kiệm nước ngọt.
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong tiết học.
Bài mới
Đặt vấn đề: Trong tiết học trước lớp mình đã cùng nhau tìm hiểu về thành phần hóa học của nước, trong tiết học này cô trò mình sẽ cùng đi tìm hiểu về tính chất, vai trò của nước trong đời sống và sản xuất và các biện pháp để bảo vệ nguồn nước.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BÀI
Hoạt động 1: Tính chất vật lý (5 phút)
GV: Đưa ra cốc nước. Yêu cầu học sinh quan sát cốc nước, nhận xét về trạng thái và màu sắc của nước.
GV: Dựa vào kiến thức của môn vật lí và kiến thức thực tế em hãy cho cô biết:
? Nước có mùi vị như thế nào?
? Nhiệt độ sôi, nhiệt độ hóa rắn, khối lượng riêng của nước.
? Khả năng hòa tan các chất của nước. Cho ví dụ.
GV: Qua các câu trả lời.Yêu cầu học sinh kết luận lại về tính chất vật lý của nước.
HS: Quan sát cốc nước
Đưa ra nhận xét về trạng thái và màu sắc của nước.
HS: Trả lời
HS: Đưa ra kết luận về tính chất vật lý của nước
II.Tính chất hóa học
1.Tính chất vật lý
Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC, hóa rắn ở 0oC, khối lượng riêng là 1g/ml, hòa tan được nhiều chất rắn long khí.
Hoạt động 2: Tính chất hóa học (20 phút)
Tác dụng với kim loại
GV: Nhúng mẩu quỳ tím vào cốc nước. Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét.
GV: Tiến hành làm thí nghiệm: Cho một mẩu Natri vào 1 cốc nước.
Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét.
GV: Nhúng một mẩu quỳ vào dung dịch thu được.
Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét.
GV: Thông báo sản phẩm sinh là làm quỳ tím chuyển xanh là NaOH và khí sinh ra là khí Hidro.
Yêu cầu 1 HS lên bảng viết PTHH.
GV: Thông báo
Dung dịch NaOH là một bazo, bazo làm quỳ chuyển xanh vì vậy người t dung quỳ tím để nhận biết bazo.
GV: Tiếp tục làm thí nghiệm: Thả một đinh sắt vào nước.
Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét
GV: Đặt câu hỏi:
? Có phải tất cả các kim loại đều phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường.
GV: Thông báo: Một số kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là: Na, Ca, K,...
GV: Viết kết luận
HS: Quan sát, nhận xét.
Quỳ không chuyển màu.
HS: Quan sát thí nghiệm, đưa ra nhận xét.
Miếng Natri chạy trên mặt nước, có khí thoát ra.
HS: Quan sát, nhận xét:
Giấy quỳ chuyển màu xanh.
HS: Viết PTHH
HS: Quan sát, nhận xét
Không có phản ứng xảy ra.
HS: Trả lời
Không phát tất cả các kim loại đề phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
HS: Lắng nghe
2.Tính chất hóa học
a.Tác dụng với kim loại
* Thí nghiệm
* Hiện tượng: 
- Miếng Natri chạy trên mặt nước, có khí thoát ra.
- Dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển màu xanh.
*PTHH
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
*Kết luận:
Một số KL + H2O →Bazo +H2
(Na, K, Ca,..)
b.Tác dụng với một số oxit bazo
GV: Tiến hành làm thí nghiệm: Cho một cục nhỏ vôi sống vào cốc thủy tinh, sau đó rót một ít nước vào vôi sống. nhúng quỳ tím vào dung dịch nước vôi.
Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét
GV: Yêu cầu học sinh dự đôán chất sản phẩm sinh ra và viết PTHH.
GV: Bằng hiểu biết thực tế một em hãy cho cô biết có phải tất cả các oxit bazo đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường hay không?
GV: Thông báo những kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường thì oxit của chúng tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường.
?Thuốc thử để nhận biết bazo là gì?
GV: Yêu cầu học sinh nêu kết luận.
HS: Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét:
Có hơi nước bốc lên, CaO rắn chuyển thành chất nhão. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
Quỳ tím chuyển màu xanh.
HS: Dự đoán chất sản phẩm và viết PTHH
HS: Trả lời
HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
HS: Nêu kết luận.
b.Tác dụng với một số oxit bazo
*Thí nghiệm
*Hiện tượng
- Có hơi nước bốc lên, CaO rắn chuyển thành chất nhão. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
- Dung dịch nước vôi làm quỳ chuyển xanh.
*PTHH
CaO + H2O → Ca(OH)2 
*Kết luận: 
Msố oxit bazo + H2O → Bazo
(Na2O, K2O, CaO,.)
Dung dịch bazo là quỳ tím chuyển màu xanh.
c.Tác dụng với một số oxit axit
GV: Nhìn vào kết luận phần b hãy dự đoán chất sản phẩm khi cho oxit axit tác dụng với nước là gì?
?Em hãy viết PTHH khi cho SO3 tác dụng với nước.
GV: Thông báo ngoài SO3 thì nước còn hóa hợp được với nhiều oxit axit khác như: SO2, N2O5, P2O5tạo ra axit.
GV: Yêu cầu học sinh nêu kết luận
GV: Nếu như bazo làm quỳ chuyển xanh vậy còn axit làm giấy quỳ chuyển màu gì?
GV tiến hành nhỏ dd H2SO4 vào giấy quỳ. Yêu cầu học sinh quan sát nhận xét
GV: Đưa ra tình huống có 3 lọ thủy tinh mất nhãn chứa 1 trong 3 chất sau: H2O, NaOH, H2SO4.
? Em nghĩ đến hóa chất nào đầu tiên để nhận ra được từng chất trong mỗi lọ.
HS: Đưa ra dự đoán.
HS: Viết PTHH
HS: Quan sát, đưa ra nhận xét
HS: Suy nghĩ cách tiến hành nhận biết.
c.Tác dụng với một số oxit axit
*PTHH:
SO3 + H2O → H2SO4
*Kết luận:
Msố oxit axit + H2O → Axit
Axit làm quỳ chuyển màu đỏ.
Hoạt động 3: Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất – Chống ô nhiễm nguồn nước 
(10 phút)
GV: Tiết trước cô đã yêu cầu hai nhóm chẩn bị nội dung của phần này, bây giờ cô mời nhóm 1 lên báo cáo kết quả tìm hiểu của nhóm mình.
GV: Yêu cầu thành viên nhóm 2 nhận xét bổ sung báo cáo của nhóm 1.
GV: Yêu cầu nhóm 2 lên báo cáo kết quả của nhóm mình.
Yêu cầu nhóm 1 nhận xét bổ xung cho nhóm 2.
GV: Nhận xét phần báo cáo của cả hai nhóm.
HS: Nhóm 1 báo cáo
HS: Nhóm 2 nhận xét, bổ sung cho nhóm 1.
HS: Nhóm 1 nhận xét, bổ sung cho nhóm 2
III.Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước
Hoạt động 4: Củng cố (7 phút)
GV: Treo bảng phụ bài tập 1. Yêu cầu học sinh làm bài
Bài tập 1: Cho lần lượt các chất sau vào nước, hãy viết PTHH xảy (nếu có): Ba, Al, K2O, FeO, P2O5.
GV: Goi học sinh lên bảng làm bài.
GV: Yêu cầu học sinh khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung (nếu cần).
GV: Treo đề bài bài tập 2
Yêu cầu học sinh làm bài tập 2
Bài tập 2: Hòa tan hoàn toàn 35,2g hỗn hợp hai kim loại K và Ba trong nước thì thu được 6,72 lít khí hidro ở đktc.
a.Tính khối lượng nước cần dùng.
b.Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
GV: Gọi một họca sinh lên bảng chữa bài
HS: Làm bài tập 1
HS: Lên bảng làm bài
Hoạt động 5: Dặn dò (2 phút)
GV: Yêu cầu học sinh:
- Học bài, làm các bài tập trong SGK và SBT.
- Xem trước bài 37.
HS: Lắng nghe, ghi nhớ

File đính kèm:

  • docBai_36_Nuoc.doc