Giáo án Hóa học 8 - Tiết 45, Bài 29: Luyện tập V - Lê Thị Hồng Vân
- GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu tính chất hoá học của oxi? Viết phương trình phản ứng minh hoạ?
2. Trình bày cách điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm? (nguyên liệu, phương trình phản ứng, cách thu).
3. Định nghĩa oxit? Phân loại oxit?
4. Định nghĩa phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp? Cho VD mỗi loại.
5. Nêu thành phần của không khí?
6. Thế nào là sự cháy, sự oxi hóa, sự oxi hóa chậm?
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 45: Bài 29: BÀI LUYỆN TẬP V I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hệ thống lại các kiến thức đã học về oxi, oxit, phản ứng phân huỷ, không khí và sự cháy. - Vận dụng làm các bài tập liên quan. 2. Kĩ năng - Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất của oxi, điều chế oxi, qua đó củng cố kĩ năng đọc tên oxit, phân loại oxit (oxit bazơ, oxit axit), phân loại phản ứng ( phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ứng thể hiện sự cháy ... - Củng cố các khái niệm sự oxi hóa, phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp. 3. Thái độ Tích cực, chịu khó học tập bộ môn. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên và học sinh GV: Chuẩn bị một số bài tập vận dụng và nâng cao. HS: Ôn lại các kiến thức liên quan đến bài ôn tập. 2. Phương pháp - Thảo luận nhóm – làm việc cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Mở bài: Chúng ta đã tìm hiểu các kiến thức về oxi, oxit, không khí, sự cháy. Nhằm giúp các em củng cố lại các kiến thức trên chúng ta cùng vào bài ôn tập. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ - GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu tính chất hoá học của oxi? Viết phương trình phản ứng minh hoạ? 2. Trình bày cách điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm? (nguyên liệu, phương trình phản ứng, cách thu). 3. Định nghĩa oxit? Phân loại oxit? 4. Định nghĩa phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp? Cho VD mỗi loại. 5. Nêu thành phần của không khí? 6. Thế nào là sự cháy, sự oxi hóa, sự oxi hóa chậm? - HS: Trả lời các câu hỏi: 1. Tính chất hóa học của khí oxi: + Tác dụng với phi kim: + Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2 Fe3O4 + Tác dụng với hợp chất: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 2. Điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 2KCl + O2 3. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Có 2 loại oxit : Oxit axit và oxit bazơ. 4. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó có 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới CaCO 3 CaO + CO 2 Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. C + O2 CO2 5. Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí: 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm). 6. Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất. Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng. 1. Tính chất hóa học của khí oxi: + Tác dụng với phi kim + Tác dụng với kim loại + Tác dụng với hợp chất 2. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Có 2 loại oxit : Oxit axit và oxit bazơ. 3. Phản ứng phân hủy. Phản ứng hoá hợp. Hoạt động 2: Bài tập Bài tập 1: Hoàn thành các phương trình sau và gọi tên các oxit có trong các phương trình đó: 1. ? + O2 Na2O 2. H2 + ? ? 3. ? + ? Fe3O4 4. CaCO3 ? + ? - GV: Hướng dẫn bài 8.a SGK/101 Bài tập 1: 1. 4Na + O2 2Na2O natri oxit 2. H2 + O2 H2O hiđro oxit 3. 3Fe + 2O2 Fe3O4 sắt(II,III) oxit 4. CaCO3 CaO + CO2 canxi oxit cacbon đioxit - HS: 2KMnO4 K2MnO4 +MnO2 +O2 2 mol 1 mol x mol 0,098mol Thể tích oxi cần thu được là: => x = 0,099 . 2 = 0,198 (mol) Khối lượng KMnO4: = n.m =0,198 .158 = 31,284 (g) IV. CỦNG CỐ Bài tập 1: Cho 5,4 g kim loại nhôm tác dụng với khí oxi tạo thành nhôm oxit( Al2O3). a. Viết phương trình hóa học xảy ra? b. Tính thể tích khí oxi cần dùng ở (đktc)? c. Cần bao nhiêu gam kali pemanganat KMnO4 để điều chế được lượng khí oxi cho phản ứng trên? Bài tập 2: Một hợp chất khí có thành phần phần trăm theo khối lượng là 30,44% N, 69,56%O. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất. Biết hợp chất này có tỉ khối với hidro là 23. V. DẶN DÒ - Làm lại các bài tập vào vở. - GV hướng dẫn bài tập 7, 8.b SGK/101. - Ôn tập kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- Bai_29_Bai_luyen_tap_5.doc