Giáo án Hóa học 8 - Tiết 40, Bài 26: Oxit - Năm học 2015-2016
-GV: Dựa vào thành phần có thể chia oxit là 2 loại chính: là oxit axit và oxit bazơ.
-GV:Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
-GV: Oxit bazơ thường là oxit kim loại và tương ứng với một bazơ.
-GV: Yêu cầu HS cho vài ví dụ và phân loại chúng.
Tuần: 20 Ngày soạn: 13/01/2016 Tiết : 40 Ngày dạy : 15/01/2016 Bài 26. OXIT I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Định nghĩa oxit; Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị; Cách lập CTHH của oxit. - Khái niệm oxit axit ,oxit bazơ 2. Kĩ năng: - Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố; Đọc tên oxit; Lập được CTHH của oxit; Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ khi biết CTHH. 3. Thái độ: - Tiếp tục củng cố lòng ham thích học tập môn hoá. 4. Trọng tâm: - Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ. - Cách lập được CTHH của oxit và cách gọi tên. 5. Năng lực cần hướng tới: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: Phiếu học tập có ghi bào tập để HS nhận biết và phân loại oxit. b. Học sinh: Học kĩ bài CTHH và hoá trị. Tìm hiểu kĩ nội dung bài học trước khi lên lớp. 2. Phương pháp: Đàm thoạ, làm việc nhóm, làm việc cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 8A1:......................................................................................................... 8A2:.......................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ(5’): HS1, 2: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng hoá hợp? Phản ứng hoá hợp là gì? 3CO + Al2O3 2Al + 3CO2 2Cu + O2 2CuO SO3 + H2O ® H2SO4 3. Vào bài mới: * Giới thiệu bài mới: (1') Các phản ứng hóa học, trong đó oxi tác dụng với S, P hay Fe sản phẩm tạo ra là các oxit. Vậy oxit là gì? Có mấy loại oxit? Công thức hoá học của oxit gồm những nguyên tố nào? Cách gọi tên oxit như thế nào? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Định nghĩa oxit(7’). -GV: Dựa vào PTHH của bài kiểm tra bài giới thiệu “ các chất CO2, CuO, HgO, SO3 gọi là oxit? -GV: Yêu cầu HS hãy nhận xét thành phần phân tử của các chất đó có gì giống nhau ? -GV hỏi: CO, Al2O3, CO2, CuO, SO3, HgO do mấy nguyên tố hoá học cấu tạo nên? - GV: Trong hoá học, những hợp chất 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi gọi là oxit. Vậy oxit là gì? -HS: Nghe giảng và ghi nhớ. -HS: Các phân tử đều có oxi. -HS: Do 2 nguyên tố tạo thành. -HS: Trả lời và ghi vở. I. ĐỊNH NGHĨA : Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Ví dụ: SO2, CO2, P2O5, Fe2O3 Hoạt động 2. Công thức của oxit(5’). -GV: Fe2O3 , CaO, P2O5 em hãy cho biết hoá trị của Fe, Ca, P. -GV: Dựa vào đâu để biết được hoá trị của chúng ? -GV: Vậy công thức dạng chung của oxit được lập như thế nào? - GV: Yêu cầu HS lập công thức của một số oxit thường gặp. -HS: Fe (III) , Ca (II) , P (V). -HS: Dựa vào qui tắc hoá trị : a. x = b . y -HS: Mx Oy a . x = 2 . y -HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. II. CÔNG THỨC : -Đặt M là 1 nguyên tố hoá học có hoá trị là a - Công thức chung: MxOy a.x = 2 .y Hoạt động 3. Phân loại oxit(8’). -GV: Dựa vào thành phần có thể chia oxit là 2 loại chính: là oxit axit và oxit bazơ. -GV:Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. -GV: Oxit bazơ thường là oxit kim loại và tương ứng với một bazơ. -GV: Yêu cầu HS cho vài ví dụ và phân loại chúng. -HS: Nghe giảng và ghi nhớ. -HS: Nghe và ghi bài. -HS: CO2, P2O5, NO2, SO2, SO3 , CO2, P2O5, -HS: Nghe giảng và ghi bài. -HS: Na2O, BaO, CaO, CuO III. PHÂN LOẠI: Có 2 loại 1- Oxit axit : thường là oxit của phi kim tương ứng với axit Ví dụ : CO2 , P2O5, SO3, SO2 2- Oxit bazơ : thường là oxit của kim loại, tương ứng với bazơ Ví dụ : Na2O , Al2O3 , ZnO , CuO. Hoạt động 4. Cách gọi tên oxit(10’). -GV: Hướng dẫn cách gọi tên chung cho các oxit. -GV: Yêu cầu HS đọc tên một số oxit: NO, Na2O, CaO, ZnO -GV: Hướng dẫn cách đọc tên các oxit của kim loại và phi kim có nhiều hoá trị. -GV: Giới thiệu các tiền tố thường dùng: 1 : mono; 2 : đi; 3 : tri; 4: tetra; 5: penta. -GV: Yêu cầu HS đọc tên các oxit: FeO, Fe2O3, NO2, SO2, SO3. -HS: Theo dõi. -HS: Gọi tên các oxit theo hướng dẫn. -HS: Theo dõi và ghi nhớ. -HS: Cùng thảo luận và đọc tên các oxit theo hướng dẫn của GV. IV. CÁCH GỌI TÊN Tên oxit = tên nguyên tố + oxit * Chú ý : - Đối với những kim loại có nhiều hoá trị : - Tên của oxit bazơ = tên của nguyên tố kim loại (kèm hoá trị ) + oxit. 4. Củng cố(7’): GV Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học. GV yêu cầu HS làm bài tập 2, 4, 5 SGK/91. 5. Nhận xét và dặn dò:(1') - Nhận xét khả năng tiếp thu bài và đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập. - Làm bài tập 1, 3 SGK/91, học bài và xem bài: “Điều chế oxi – phản ứng oxi hoá khử”. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ....
File đính kèm:
- Tuan_20_Hoa_8_Tiet_40.doc