Giáo án Hóa học 8 - Tiết 35: Ôn tập học kỳ I

Mục tiêu: HS biết:

 - Lập CTHH của chất

 - Tính hoá trị của 1 nguyên tố

 - Sử dụng thành thạo các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích, số mol, công thức tỉ khối của chất khí

 - Biết làm các bài toán tính theo công thức hoá học và tính theo phương trình hoá học

 Đồ dùng: không

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 35: Ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/12/2013
Ngày giảng: 16/12/2013 (8A, 8B)	
Tiết 35
 ÔN TẬP HỌC KỲ I
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: HS hệ thống kiến thức cơ bản: Nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, NTHH, mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí
	2. Kỹ năng:HS có kĩ năng:
	- Lập CTHH của chất
	- Tính hoá trị của 1 nguyên tố
	- Sử dụng thành thạo các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích, số mol, công thức tỉ khối của chất khí
	- Biết làm các bài toán tính theo công thức hoá học và tính theo phương trình hoá học
	3. Thái độ: HS có hứng thú say mê học tập.
	II. ĐỒ DÙNG 
	1. Giáo viên:
	- Đồ dùng: Bảng phụ, bút dạ
	2. Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ
	III. PHƯƠNG PHÁP
	- Vấn đáp - Gợi mở, thảo luận nhóm
	IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định tổ chức 	(1’)	
	2. Khởi động (1’): 
	*Kiểm tra bài cũ: Không
	 *ĐVĐ: Để hệ thống lại toàn bộ kiến thức các em đã học trong học kì I, hôm nay cô và các em sẽ ôn tập học kì I.	
	3. Các hoạt động:
 Hoạt động 1 (10’): Ôn lại một số khái niệm cơ bản.
	Mục tiêu: Củng cố kiến thức cơ bản đã học ở kỳ I: Nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, NTHH, mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí
	Đồ dùng: không
	Cách tiến hành:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Nguyên tử là gì? Cấu tạo nguyên tử? Đặc điểm hạt nhân, prôtôn, notron, e? 
+ Nguyên tố hoá học là gì? Đặc trưng của nguyên tố hoá học
+ Định nghĩa đơn chất, hợp chất? Lấy ví dụ về đơn chất, hợp chất?
Phân tử của đơn chất về thành phần có gì khác so với phân tử của hợp chất
+ Thế nào chất tinh khiết? hỗn hợp?
+ Mol là gì? Khối lượng mol?
+ Thể tích mol chất khí là gì? ở đktc thể tích 1 mol chất khí bằng bao nhiêu?
Hoạt động cá nhân.
+ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện.
Nguyên tử bao gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi e mang điện tích âm.
Hật nhân được tạo bở hạt (p) mang điện tích dương và (n) không mang điện.
Lớp vỏ được tạo 1 hoặc nhiều e.
+ Nguyên tố hoá học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học.
- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.
- Chất tinh khiết là không lẫn chất nào khác.
Hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau.
N = 6.1023 ( Avogađro)
1 mol khí =>V(ở đktc) = 22,4l
I. Khái niệm cơ bản
1. Nguyên tử: Gồm 
(+) Hạt nhân ( p, + và n không mang điện)
(+) Vỏ: e, -
2. Nguyên tố hoá học:SGK17
3. Đơn chất, hợp chấtSGK22-23
4. Chất tinh khiết, chất hỗn hợp SGK8-9
5. Mol, khối lượng mol
N = 6.1023 ( Avogađro )
6. Thể tích mol chất khí
1 mol khí =>V(ở đktc) = 22,4l
Hoạt động 2 (26’): Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản
	Mục tiêu: HS biết:
	- Lập CTHH của chất
	- Tính hoá trị của 1 nguyên tố
	- Sử dụng thành thạo các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích, số mol, công thức tỉ khối của chất khí
	- Biết làm các bài toán tính theo công thức hoá học và tính theo phương trình hoá học
	Đồ dùng: không
	Cách tiến hành:	
- Gv yêu cầu HS làm 1 số bài tập:
Bài 1: Lập công thức của các hợp chất gồm.
+ Kali và nhóm (SO4)
+ Nhôm và nhóm (NO3)
+ Sắt (III) và nhóm (OH).
+ Bari và nhóm (PO4)
- Gọi 4 HS lên bảng làm nhanh, HS khác làm vào nháp sau đó nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và bổ sung.
+ Hãy nhắc lại cách lập nhanh CTHH khi đã biết hoá trị?
Bài 2: Tính các hoá trị của N, S, P trong các hợp chất: NH3, SO3, P2O5, Fe2(SO4)3.
- Gọi 4 HS lên bảng làm nhanh, HS khác làm vào nháp sau đó nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và bổ sung.
Bài 3: Cân bằng các PTHH sau:
Al + Cl2 " AlCl3
Al(OH)3 " Al2O3 + H2O
H2 + Fe2O3 " Fe + H2O
- Gọi 3 HS lên bảng làm nhanh, HS khác làm vào nháp sau đó nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và bổ sung
GV yêu cầu HS làm bài tập
Bài 4: Tính xem :
a.SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu? 
b.Cl2 nặng hay nhẹ hơn khí oxi bao nhiêu? 
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn.
- Gọi đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận
Bài 5: Hãy tính:
a. Khối lượng của 0,5 mol CaO.
b. Thể tích của 6,4g khí SO2.
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn.
- Gọi đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận
Bài 6: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) các nguyên tố hoá học có trong hợp chất K2O.
GV gọi HS lên bảng chữa
Bài 7: Nhôm tác dụng với axit clohiđric theo sơ đồ sau:
Al + HCl " AlCl3 + H2
Nếu cho 2,7g nhôm tham gia phản ứng thì khối lượng axit clohiđric cần dùng là bao nhiêu?
- GV nhận xét và kết luận
- HS đọc đề.
- 4 HS lên bảng làm nhanh, HS khác làm vào nháp sau đó nhận xét 
- HS hoàn thiện kiến thức.
- 1 HS trả lời.
- 4 HS lên bảng làm nhanh, HS khác làm vào nháp sau đó nhận xét 
- HS hoàn thiện kiến thức.
- HS đọc đề
- 3 HS lên bảng làm, HS khác làm vào nháp sau đó nhận xét 
- HS hoàn thiện kiến thức.
- Cá nhân mỗi HS nghiên cứu đề.
- HS hoạt động theo nhóm bàn.
- Đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS hoàn thiện kiến thức.
- Cá nhân mỗi HS nghiên cứu đề.
- HS hoạt động theo nhóm bàn.
- Đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS hoàn thiện kiến thức.
- HS hoạt động cá nhân.
- Nêu phương pháp giải bài toán
- HS hoạt động cá nhân.
- Nêu phương pháp giải bài toán
- 1 HS lên bảng chữa
- HS khác nhận xét bổ sung
II. Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản
Bài 1:
K2SO4 Fe(OH)3
Al(NO3)3 Ba3(PO4)2
Bài 2:
N (III), S (III), P (V), Fe (III)
Bài 3: Cân bằng PTHH
2Al + 3Cl2 " 2AlCl3
2Al(OH)3 " Al2O3 + 3H2O
3H2 + Fe2O3 " 2Fe + 3H2O
Bài 4:
a) MSO2 64 
dSO2/KK = = = 2,2 (0,5 
 29 29
Vậy khí SO2 nặng hơn không 
khí 2,2 lần
b) MCl2 71
dCl2/O2 = = = 2,1 
 MO2 32
Vậy khí clo nặng hơn khí oxi 2,1 lần. 
Bài 5: 
a. Khối lượng của 0,5 mol CaO là: 
mCaO = 0,5 . 40 = 20g
b. Số mol của 6,4g khí SO2 là:
 6,4
nSO2 = = 0,1 mol
 64
Thể tích của khí SO2 là:
VSO2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 l
Bài 6.
MK2O = 39.2 + 16 = 94 g 
Trong hợp chất K2O có 
2 mol K và 1 mol O 
 2 . 39 . 100%
%K = = 83% 
 94
%O = 100% – 83% = 17% 
Bài 7. 
PTHH:
2Al +6HCl "2AlCl3+3H2
Số mol nhôm có trong 2,7g là:
 2,7
nAl = = 0,1 (mol)
 27
Theo PTHH: nHCl = 3nAl 
= 3 . 0,1 = 0,3 (mol)
Vậy khối lượng axit clohiđric cần dùng là : 
mHCl = 0,3 . 36,5 = 10,95g
	4. Củng cố, kiểm tra đánh giá (4’)
	-GV yêu cầu HS hệ thống kiến thức và dạng bài tập
	-GV nhận xét
	5. Hướng dẫn học tập ở nhà (3’)
	- Học bài, làm bài tập 
	- Ôn tập để giờ sau kiểm tra học kỳ

File đính kèm:

  • doc35.doc