Giáo án Hóa học 8 - Tiết 30: Tính theo công thức hóa học
Mục tiêu: HS biết được:
- Ý nghĩa của CTHH cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc theo thể tích (nếu là chất khí)
- Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH.
Đồ dùng: không
Ngày soạn: 29/11/2013 Ngày giảng: 02/11/2013 (8A; 8B) Tiết 30 TÍNH THEO CÔNG THỨC HOÁ HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS biết được: - Ý nghĩa của CTHH cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc theo thể tích (nếu là chất khí) - Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH. - Các bước lập CTHH của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất. 2. Kỹ năng: HS có kĩ năng: - Dựa vào CTHH: + Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất. + Tính được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết CTHH của một số hợp chất và ngược lại. - Xác định được CTHH của hợp chất khi biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất. 3. Thái độ: -HS có hứng thú say mê học tập. II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên: Không 2. Học sinh: Bảng phụ, bút dạ III. PHƯƠNG PHÁP -Vấn đáp - gợi mở, hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’): 2. Khởi động (16’): *Kiểm tra 15 phút: Đề bài: Câu 1 (4,0 điểm): Hãy cho biết: Khí O2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần? Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Câu 2 (6,0 điểm): Hãy tính khối lượng mol của khí A. Biết tỉ khối của khí A đối với khí H2 là 14. Hãy tính khối lượng mol của khí B. Biết tỉ khối của khí A đối với không khí là 2,207. Đáp án: Câu 1 (4,0 điểm): dO2/H2 = MO2 : MH2 = 32: 2 =16 Khí oxi nặng hơn khí hiro 16 lần. (2,0 điểm) dSO2/kk = MSO2 : Mkk = 64: 29 = 2,2 Khí SO2 nặng hơn không khí 2,2 lần (2,0 điểm) Câu 2 (6,0 điểm): dA/H2 = MA : MH2 MH2 = 2. 1 =2 (g) Khối lượng mol của khí A là: MA = MH2 . dA/H2 =14 . 2 = 28 (g) (3,0 điểm) dB/kk = MB : Mkk Mkk = 29 (g) Khối lượng mol của khí A là: MB = Mkk . dB/kk =2,207 . 29 = 64 (g) (3,0 điểm) *ĐVĐ (1’): Nếu biết công thức hoá học của một chất, em có thể xác định được thành phần phần trăm các nguyên tố của nó. Ngược lại nếu biết thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất, em có thể xác định được công thức hoá học của nó. 3. Các hoạt động: Hoạt động 1 (18’) Biết CTHH của hợp chất, hãy xác định thành phần phần trăm của các nguyên tố trong hợp chất. Mục tiêu: HS biết được: - Ý nghĩa của CTHH cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc theo thể tích (nếu là chất khí) - Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH. Đồ dùng: không Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu VD SGK (2') + Muốn xác định thành phần phần trăm của các nguyên tố trong hợp chất khi đã biết công thức hoá học của hợp chất chúng ta phải thực hiện các bước nào? - GV khái quát lại các bước tiến hành. - GV hướng dẫn HS làm ví dụ VD: Tính thành phần % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất CO2 - HS nghiên cứu VD - HS dựa vào ví dụ SGK để nêu các bước tiến hành. - HS ghi nhận. - HS làm theo sự hướng dẫn của GV. I/ Biết công thức hoá học của hợp chất, hãy xác định thành phần phần trăm của các nguyên tố trong hợp chất. * Các bước tiến hành: + Tính khối lượng mol của hợp chất + Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất + Tính khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất " Tính % về khối lượng nguyên tố. VD: MCO2 =12 + 2 .16 = 44 g Trong hợp chất CO2 có 1 mol C và 2 mol O mC = 1.12 = 12(g) 12 . 100% %C = = 27% 44 %O = 100% – 27% = 73% Hoạt động 2 (6’): Luyện tập Mục tiêu: - Dựa vào CTHH: + Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất. + Tính được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết CTHH của một số hợp chất Đồ dùng: Bảng phụ nhóm Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm (6 HS) bài tập sau: Bài 1: Tính thành phần % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất Fe2O3 - Các nhóm treo bảng sau đó nhận xét chéo. Bài 2: Tính thành phần % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất H2SO4. - GV yêu cầu HS làm vào vở bài tập, sau đó gọi 1 HS lên bảng chữa đồng thời chấm vở của một số HS khác. - GV nhận xét và kết luận. - HS đọc đề và nghiên cứu đề. - HS nhận xét chéo theo nhóm. - HS đọc đề và nghiên cứu đề. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS hoàn thiện kiến thức. II. Luyện tập: Bài 1: MFe2O3 = 160 g Trong 1 mol Fe2O3 có 2 mol Fe và 3 mol O mFe = 2.56 = 112 (g) %Fe= %O = Bài 2: MH2SO4 = 2 + 32 + 4.16 = 98 g Trong hợp chất H2SO4 có 2 mol H, 1 mol S và 4 mol O mH = 1.2 = 2 (g) 2 . 100% %H = = 2% 98 mS = 1 . 32 = 32 (g) 32 . 100% %S = = 32,6% 98 %O=100% – (2% + 32,6%) = 65,4% 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá (2'): -GV gọi 1 - 2 HS trả lời: + Muốn xác định thành phần phần trăm của các nguyên tố trong hợp chất khi đã biết công thức hoá học của hợp chất chúng ta phải thực hiện các bước nào? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà (2'): - Làm bài tập 1, 3 SGK -Hướng dẫn HS làm BT 3: + Tìm số mol của C,H,O có trong 1 mol C12H22O11 => Tìm số mol của C,H,O trong 1,5 mol hợp chất. +Tìm khối lượng của từng nguyên tố, số phân tử của từng nguyên tố => Khối lượng mol. -Chuẩn bị bài sau: Nghiên cứu phần 2 -Cách xác định CTHH dựa vào thành phần phần trăm của các nguyên tố: +Ôn tập về CTHH +Ôn tập về khối lượng mol nguyên tử và khối lượng mol phân tử.
File đính kèm:
- 30.doc