Giáo án Hóa học 8 - Tiết 24: Bài luyện tập 3

- GV yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK theo nhóm tổ. Ghi nội dung trả lời vào bảng phụ của nhóm.

 

 

 

- Yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo => nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét và bổ sung.

+ Qua bài tập trên giúp các em củng cố những kiến thức nào?

- GV củng cố lại kiến thức về phản ứng hoá học.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3519 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 24: Bài luyện tập 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/11/2013
Ngày giảng: 11/11/2013 (8A; 8B)
Tiết 24
BÀI LUYỆN TẬP 3
I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức:
Học sinh:
- Củng cố các khái niệm về hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học
- PƯHH: định nghĩa, bản chất, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết
- ĐLBTKL: phát biểu, giải thích và áp dụng
- Các bước lập PTHH: ý nghĩa của PTHH
 	2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận biết hiện tượng hoá học
- Lập PT khi biết chất tham gia và sản phẩm
- Biết sử dụng ĐLBTKL làm 1 số bài toán đơn giản về khối lượng
 	3. Thái độ: 
-Học sinh tích cực họctập bộ môn
II. Đồ dùng 
 	1. Giáo viên
 	 - Bảng phụ, bút dạ
2. Học sinh:
 	- Bảng nhóm, bút dạ
 	III. Phương pháp: 
-Vấn đáp; thảo luận nhóm.
VI. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức (1p): 
2. Khởi động (1'): 
*Kiểm tra bài cũ: Không
*ĐVĐ: Để giúp các em nắm chắc hơn kiến thức về hiện tượng hoá học, phản ứng hoá học, ĐLBTKL, PTHH, vận dụng ĐLBTKL và cách lập PTHH trong giải bài tập thì hôm nay cô và các em sẽ vào tiết luyện tập.
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1 (8 p): 
Kiến thức cần nhớ
Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức về PƯHH, định luật bảo toàn khối lượng và PTHH
	Đồ dùng: Không
Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn (3 p): Hệ thống kiến thức cần nhớ về phản ứng hóa học
-Tổ chức cho HS báo cáo
-Nhận xét, chuẩn kiến thức
-Thảo luận nhóm: hệ thống kiến thức
-Đại diện nhóm báo cáo
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
I. Kiến thức cần nhớ
1. Phản ứng hóa học
- Định nghĩa: SGK.
- Bản chất: Thay đổi liên kết giữa các nguyên tử.
- Dấu hiệu: có chất mới sinh ra.
2. Định luật bảo toàn khối lượng.
- Nội dung ĐL
- Giải thích định luật.
- Áp dụng.
3. Phương trình hoá học:
Gồm 3 bước lập PTHH:
+ Viết sơ đồ phản ứng.
+ Chọn hệ số.
+ Lập PTHH.
- Tìm tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng dựa vào hệ số của mỗi chất.
Hoạt động 2 (27 p): 
Giải bài tập
	Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về PƯHH giải bài tập
	Đồ dùng: Bảng phụ, bút dạ
	Cách tiến hành:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK theo nhóm tổ. Ghi nội dung trả lời vào bảng phụ của nhóm.
- Yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo => nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và bổ sung.
+ Qua bài tập trên giúp các em củng cố những kiến thức nào?
- GV củng cố lại kiến thức về phản ứng hoá học.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bài tập 2.
- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp để tìm phương án đúng.
- Gọi 1- 2 HS giải thích sự lựa chọn của mình.
- GV nhận xét và bổ sung.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK theo nhóm tổ.Ghi nội dung trả lời vào bảng phụ của nhóm.
- GV có thể đặt câu hỏi gợi ý:
+ Dựa vào đâu để viết công thức về khối lượng của cá chất trong phản ứng?
+ Dựa vào ĐLBTKL để tính khối lượng của canxi cacbonat=> tính tỉ lệ % của canxi cacbonat có trong đá vôi.
- Yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo => nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và bổ sung.
- GV đặt câu hỏi để củng cố kiến thức:
+ Qua bài tập trên giúp các em củng cố những kiến thức nào?
- GV củng cố lại kiến thức về định luật bảo toàn khối lượng.
- GV yêu cầu HS đọc đề và phân tích đề BT 4.
- Yêu cầu HS làm vào nháp => Gọi 1 HS lên bảng chữa, gọi 1 số HS khác mang vở lên chấm.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và kết luận.
GV đặt câu hỏi: 
+ Để lập PTHH cần phải thực hiện những bước nào?
+ Dựa vào đâu để tìm tỉ lệ giữa số nguyên tử (số phân tử) của các chất tham gia phản ứng và các sản phẩm?
-GV nhận xét
- HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo nhóm.
- HS thảo luận nhóm. Ghi nội dung trả lời vào bảng phụ của nhóm.
- Các nhóm kiểm tra chéo => nhận xét và bổ sung.
- HS sửa chữa nếu cần.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS nghiên cứu BT 2.
- Tìm phương án đúng 
- 1- 2 HS giải thích sự lựa chọn.
- HS hoàn thiện kiến thức.
- HS thảo luận nhóm. Ghi nội dung trả lời vào bảng phụ của nhóm.
+ Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng.
- Các nhóm kiểm tra chéo => nhận xét và bổ sung.
- HS sửa chữa nếu cần.
- 1HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS hoàn thiện kiến thức
- HS nghiên cứu đề.
- HS làm vào nháp => 1 HS lên bảng chữa, 1 số HS khác mang vở lên chấm.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS hoàn thiện kiến thức.
- HS: Có 3 bước lập PTHH:
+ Viết sơ đồ phản ứng.
+ Chọn hệ số.
+ Lập PTHH.
- Tìm tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng dựa vào hệ số của mỗi chất.
II. Bài tập
Bài 1:
a. - Chất tham gia: Khí nitơ, khí hiđro.
- Chất sản phẩm: Khí amoniac.
b.- Trước phản ứng: 2 nguyên tử H liên kết với nhau, 2 nguyên tử N liên kết với nhau.
- Sau phản ứng: 3 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử N. 
c. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố vẫn giữ nguyên trước và sau phản ứng 
Bài tập 2: 
Phương án D
Bài tập 3:
mCaCO3= mCaO + mCO2
mCaCO3 pư = 140 + 110 = 250kg
=>%mCaCO3
Bài 4:
a.
C2H4 + 3O2"2CO2 + 2H2O
b. Cứ 1 phân tử etilen tác dụng với 3 phân tử oxi.
Cứ 1 phân tử etilen phản ứng tạo ra 2 phân tử cacbonic
 	4. Củng cố, kiểm tra đánh giá (5 p): 
-Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để làm bài tập 
Cân bằng phương trình hóa học sau:
1. Zn + O2 ----> ZnO
2. Fe + Cl2 -----> FeCl3
3. BaCl2 + Na2SO4 -----> BaSO4 + NaCl
Xác định tỉ lệ số nguyên tử, phân tử trong mỗi cặp chất.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà (3 p):
- Làm bài tập 5 (60, 61)
- Ôn tập theo nội dung bài, giờ sau kiểm tra 1 tiết:
+Sự biến đổi chất
+Phản ứng hóa học
+Định luật bảo toàn khối lượng
+Phương trình hóa học

File đính kèm:

  • doc24.doc
Giáo án liên quan